Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Có Các Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng Nào - F88
Có thể bạn quan tâm
Kiến thức về bảo lãnh ngân hàng không phải ai cũng hiểu, nó đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch kinh doanh hiện nay. Phí bảo lãnh ngân hàng, chứng thư bảo lãnh ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng,...Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu nha.
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng khi xét theo góc độ pháp lý ở các nước thì đều được áp dụng giống nhau. Bảo lãnh ngân hàng (hợp đồng bảo lãnh ngân hàng) được hiểu là bên bảo lãnh sẽ cam kết bằng văn bản bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh (phía khách hàng). Trong trường hợp khách hàng không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải hoàn tất nghĩa vụ trả nợ và trả cho tổ chức tín dụng (bên nhận bảo lãnh) số tiền đã được trả thay.
Theo cách hiểu từ Thông tư Số 07/2015/TT-NHNN thì bảo lãnh ngân hàng được định nghĩa là sự cam kết của bảo lãnh (gọi là bên thứ ba) với bên nhận bảo lãnh (là bên có quyền) trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong giao dịch
Lấy ví dụ dễ hiểu hơn: Công ty A nhận thầu dự án Quy hoạch đất Hà Nội. Để đảm bảo công ty A không bỏ giữa chừng thì tổ chức tài chính B sẽ cấp chứng thư bảo lãnh dự thầu cho công ty A để công ty A phải thực hiện cho đúng tiến độ dự án. Trong trường hợp công ty A bỏ không làm tiếp thì toàn bộ chi phí sẽ do tổ chức tài chính B trả toàn bộ cho bên tổ chức buổi đấu thầu dự án Quy hoạch đất Hà Nội.
Căn cứ theo điều 335 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về bảo lãnh ngân hang sẽ hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không đủ năng lực thực hiện hoặc thực hiện sai nghĩa vụ đã cam kết trước đó.
- Bảo lãnh ngân hàng thường được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng
- Giao dịch bảo lãnh ngân hàng gồm có 2 hợp đồng: hợp đồng cam kết bảo lãnh và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh
- Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép
- Tổ chức tín dụng có thể đóng vai trò người bảo lãnh và là một nhà kinh doanh ngân hàng
- Tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh đều cam kết bằng văn bản đúng quy định
- Giao dịch bảo lãnh chỉ căn cứ trên các chứng từ hợp lệ
- Đây là loại hình bảo lãnh độc lập
- Xét về mặt pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch thương mại hay hành vi thương mại đặc thù.
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Thư bảo lãnh ngân hàng là loại giấy tờ cam kết bằng văn bản được lập ra để đảm bảo các bên thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh. Trường hợp khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đã được cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh là bên khách hàng (được hiểu là bên thứ 3).
Phí bảo lãnh ngân hàng là bao nhiêu?
Về phí bảo lãnh ngân hàng thực hiện theo hợp đồng bảo lãnh ngân hàng: Được quy định từ 2% đến 10% giá trị hợp đồng bảo lãnh được ký kết, mức phí bảo lãnh ngân hàng cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu.
Trường hợp bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng xây dựng, dẫn tới việc thời hạn hoàn thành hợp đồng bị kéo dài và gây thiệt hại cho bên nhận thầu. Thì phải bồi thường theo quy định của hợp đồng bảo lãnh ngân hàng quy định tại Điều 42 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
Tóm lại:
- Mức phí bảo lãnh thường do các bên tự thỏa thuận
- Khi thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia thỏa thuận mức phí bảo lãnh căn cứ vào mức phí thu được của bên được bảo lãnh và tỷ lệ tham gia bảo lãnh
- Trường hợp bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, thỏa thuận với từng người (khách hàng) có thỏa thuận từ trước về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới
Như vậy, có thể thấy rằng mức phí bảo lãnh ngân hàng trong hợp đồng là thường do các bên tự do thỏa thuận.
Phí bảo lãnh tóm gọn bằng công thức như sau:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Trong đó:
- Số tiền bảo lãnh được hiểu là khoản tiền mà bên bảo lãnh sẽ đứng ra trả thay cho bên cần bảo lãnh
- Tỷ lệ phí (%): Đây là loại ty lệ bảo lãnh theo từng loại bảo lãnh của từng tổ chức sẽ được áp dụng khác nhau
- Thời gian bảo lãnh: Bạn có thể hiểu đây là thời gian bảo lãnh cam kết giữa hai bên.
Ví dụ cụ thể về bảo lãnh:
Số tiền bảo lãnh: 200.000.00 đồng. Tỷ lệ phí: 2%/năm. Thời gian bảo hành: 2 năm => Như vậy phí bảo lãnh sẽ là: 200.000.00 đồng * 2% * 2 năm = 8.000.000 đồng.
Bảo lãnh ngân hàng gồm ba bên tham gia
Các loại bảo lãnh ngân hàng
Theo mục đích sử dụng
- Bảo lãnh vay vốn (để đảm bảo hoàn vốn)
- Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh đảm bảo sự thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh nhằm đảm bảo chất lượng theo hợp đồng hay bảo hành sản phẩm
Theo phương thức phát hành
- Bảo lãnh gián tiếp
- Bảo lãnh trực tiếp
- Đồng bảo lãnh
Theo hình thức sử dụng
Bao gồm hai dạng là bảo lãnh vô điều kiện và có điều kiện
Ngoài ra còn có các dạng bảo lãnh khác như:
- Bảo lãnh hối phiếu
- Thư tín dụng dự phòng (L/C)
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Bảo lãnh thuế quan.
Trường hợp bạn cần vay tiền nhanh để đầu tư hoặc chi tiêu có thể tham khảo đơn vị F88 nhé! Với kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường và gần 1000 cửa hàng hợp pháp trên toàn quốc chắc chắc chắn là nơi đáng tin cậy dành cho bạn. Các gói vay thế chấp tại F88 có lãi suất cực thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng chỉ từ 5-15 phút. Bạn hãy nhanh tay click vào nút bên dưới để vay tiền mặt nhanh nhé.
Vay tiền nhanhTại F88 có các gói vay online đa dạng như: Vay bằng cà vẹt/đăng ký ô tô, xe máy, Vay bằng ô tô, xe máy, vay bằng laptop, đồ trang sức;... Phù hợp với mọi nhu cầu của từng cá nhân. Thêm nữa, với thời gian giải ngân nhanh chóng chỉ với 15 phút và sự tận tình với khách hàng khiến cho F88 luôn được mọi người tin dùng.
F88 phù hợp với tất cả mọi người có nhu cầu vay
Hy vọng qua bài viết này bạn đã tích lũy được cho mình kiến thức về Bảo lãnh ngân hàng. Xem nhiều bài viết hơn tại mục Kiến thức nhé!
Từ khóa » Các Loại Hình Bảo Lãnh Ngân Hàng
-
Bảo Lãnh Khác | Techcombank
-
Các Loại Hình Bảo Lãnh Ngân Hàng Hiện Nay ? Cho Ví Dụ Các Loại ...
-
Phân Loại Các Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng? Quy Trình ... - Luật Dương Gia
-
Các Hình Thức Bảo Lãnh Ngân Hàng - Bích Vân
-
Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Có Mấy Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng?
-
Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Có Mấy Loại Bảo Lãnh?
-
Các Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng Hiện Nay (Cập Nhật 2022)
-
Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì - Soria For Congress
-
Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Thủ Tục Bảo Lãnh Thanh Toán Qua Ngân ...
-
Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Phân Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng Mới Nhất ...
-
Phân Loại Và Nội Dung Các Loại Hình Bảo Lãnh Ngân Hàng
-
Doanh Nghiệp Cần Biết: Bảo Lãnh Ngân Hàng Và Quy Trình Bảo Lãnh ...
-
I. Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh