Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp đồng Và Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên luôn luôn muốn ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên với nhau nhằm đảm bảo các bên phải tuân thủ thực hiện theo các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng nên cần đưa ra giải pháp là thực hiện việc bảo lãnh khi thực hiện hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu. Tuy nhiên, khi thực hiện cũng rất băn khoăn là khi thực hiện việc bảo lãnh, bảo đảm thực hiện hợp đồng thì có bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng không? Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng quy định cụ thể ở văn bản nào? Quy định về việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Có bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng?
  • 2 2. Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
  • 3 3. Quy định về việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
  • 4 4. Hợp đồng nào bắt buộc phải có Bảo lãnh thực hiện hợp đồng?
  • 5 5. Thời gian nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu lâu?

1. Có bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan thì đối với hợp đồng dịch vụ thông thường, có nghĩa là không qua hình thức đấu thầu, không theo kế hoạch chọn nhà thầu có kết quả đấu thầu thì không cần thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, hai bên cũng có thể tự thỏa thuận các biện pháp để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nội dung này phụ thuộc ý chí thỏa thuận giữa hai bên.

Vì vậy, không bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng mà chỉ trong một số trường hợp mới bắt buộc thực hiện việc bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 quy định.

2. Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Hiên nay, kể cả trong Bộ luật Dân sự mới nhất năm 2021 không có quy định riêng về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Bởi xét đến cùng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng được áp dụng trong việc bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng.

Trong bộ luật dân sự mới nhất đến năm 2020 vẫn còn áp dụng thì Đặt cọc cũng là một biện pháp bảo đảm trong dân sự để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng, theo đó một bên trong hợp đồng là bên nhà thầu giao cho bên kia tức là bên chủ đầu tư một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác có chức năng thanh toán gọi là tài sản đặt cọc trong một thời gian để đảm bảo xác lập, thực hiện nghĩa vụ. Thông thường những vật có giá trị có chức năng thanh toán như là kim cương, vàng bạc, tiền đô…và các bên phải lập thành văn bản để ràng buộc trách nhiệm của các bên.

Hình thức thứ hai để bảo đảm thực hiện hợp đồng là ký quỹ. Nó cũng một trong những  biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong dân sự và hợp đồng xây dựng, nghĩa là bên có nghĩa vụ thông thường là nhà thầu kim khí quý, đá quý, các giấy tờ trị giá được bằng tiền, tiền tệ vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng thứ ba mà nhà thuầu thường thực hiện là nộp thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng, ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Theo quy định của khoản 1 Điều 66 Luật đấu thầu quy định thì bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với các nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

3. Quy định về việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Theo quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 thì việc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định như sau:

– Thứ nhất khi giao kết hợp đồng thì nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực để các bên cần thực hiện theo sự thỏa thuận..

– Thứ hại thì tùy theo tính chất của dự án, căn cứ quy mô của dự án thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu khi tổ chức đấu thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án trong đấu thầu.

– Thứ ba pháp luật có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng để các bên kịp thời giải quyết, bảo đảm đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Thứ tư khi đã giao kết hợp đồng và đã thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực có lý do chính đáng.

+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên đã cam kết thực hiện.

+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình mặc dù bên có quyền đã yêu cầu thực hiện nhưng bên có nghĩa vụ nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Cho nên không có một quy định cụ thể nào về gia hạn bảo lãnh mà nó phụ thuộc vào quá trình thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên.

4. Hợp đồng nào bắt buộc phải có Bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin hỏi luật sư về BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG như sau: Tôi công tác tại Ban quản lý dự án. Cơ quan tôi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận (tức là thu gom rác) với một số đơn vị. Đơn vị đã thực hiện hợp đồng từ 1/1/2016 nhưng do phải hoàn thiện một số thủ tục nên đến nay mới ký hợp đồng với đơn vị cung cấp (trên hợp đồng vẫn ghi ngày 1/1/2015 và đó là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực). Do đến nay mới ký hợp đồng nên đơn vị không lấy được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng từ ngày 1/1/2016. Luật sư cho tôi hỏi với hình thức hợp đồng này có cần thiết phải yêu cầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Trong nội dung bạn đưa ra, có hai vấn đề cần lưu ý như sau:

+ Có bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng? 

Thứ nhất: Trường hợp hợp đồng cung cấp dịch vụ thông thường không thông qua hình thức đấu thầu

Theo Điều 518 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

“Điều 521. Quyền của bên thuê dịch vụ

Bên thuê dịch vụ có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác;

2. Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 522. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác;

2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ;

3. Bảo quản và phải giao lại cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc;

4. Báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;

5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

6. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.”

Như vậy đối với hợp đồng dịch vụ thông thường, có nghĩa là không qua hình thức đấu thầu, không theo kế hoạch chọn nhà thầu có kết quả đấu thầu thì không cần thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, hai bên cũng có thể tự thỏa thuận các biện pháp để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nội dung này phụ thuộc ý chí thỏa thuận giữa hai bên.

+ Quy định về bảo lãnh và bảo đảm thực hiện hợp đồng

Thứ hai: Đối với trường hợp hợp đồng được ký kết thông qua hình thức đấu thầu

Bảo đảm thực hiện hợp đồng theo khoản 2 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2013 quy định như sau:

“2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư”

Về việc áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Điều 66 Luật Đấu Thầu 2013 quy định :

“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”

Theo khoản 2 Điều 66 Luật Đấu Thầu 2013 thì nhà thầu phải lựa chọn thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Có nghĩa, việc yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được áp dụng tính từ thời điểm có quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu và tiến hành ký kết hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu. Hợp đồng cơ quan bạn có hiệu lực 1/1/2015 đến tháng 1/1/2016, hợp đồng ghi là ngày 01/01/2015 đến nay mới yêu cầu sẽ không phù hợp, không đúng quy định nêu trên.

5. Thời gian nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu lâu?

Tóm tắt câu hỏi:

Cơ quan chúng tôi đang có 01 hợp đồng về sửa chữa nhỏ với giá trị là 56 triệu. Vậy thì hợp đồng này có cần “Bảo đảm thực hiện hợp đồng” hay không? Nếu vẫn phải nộp “bảo đảm thực hiện hợp đồng” thì thời gian nộp bảo đảm là trong bao nhiêu ngày kể từ khi ký kết hợp đồng?

Luật sư tư vấn:

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

+ Quy định về bảo lãnh và bảo đảm thực hiện hợp đồng

Do bạn không nói rõ bạn là nhà thầu hay nhà đầu tư nên việc thực hiện bảo đảm hợp đồng theo quy định sau:

– Bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà thầu quy định tại Điều 66 Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”

+ Quy định về việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng

– Bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư quy định tại Điều 72 Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

“1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”

Các quy định trên chỉ quy định mức giá trị bảo đảm hợp đồng mà không quy định giá trị hợp đồng là bao nhiêu là phải có bảo đảm thực hiện hợp đồng, do đó, với hợp đồng giá trị 56 triệu đồng vẫn phải có bảo đảm thực hiện hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng chỉ không đặt ra với nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

Về thời gian nộp bảo đảm: phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp đồng