Bạo Lực Học đường: Trách Nhiệm Không Của Riêng Ai - VOV Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của các em học sinh.
Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội phải thể hiện ra sao để đẩy lùi thực trạng này.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Những ngày gần đây, nhiều vụ việc về bạo lực học đường liên tục xảy ra tại một số tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể chỉ trong ngày 26/5, tại TpHCM đã diễn ra 2 trường hợp bạo lực học đường gây xôn xao trong dư luận.
Cùng với vụ việc xảy ra ở trường Quốc tế American Academy là vụ việc xảy ra trong khuôn viên trường THCS trên địa bàn quận 8, nhóm gồm học sinh 10 em khối 6 đã liên tục giáng những cái đấm, đạp… vào người một em học sinh khác, khiến em này bị nhiều thương tích.
Bạo lực học đường hiện nay đã và đang tồn tại hầu như ở các cấp học, nhiều em học sinh cho rằng chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng đánh nhau như hiện nay:
"Theo em thấy hiện nay tình trạng bạo lực học đường khá là phổ biến ở các trường học".
"Em thấy nhiều trường hợp không cho copy bài, không chỉ bài hay bị ghi vào sổ do mất trật tự thì cũng bị đánh".
"Thường em thấy mấy bạn yêu quá sớm rồi dùng bạo lực để giải quyết vấn đề tình cảm của mình".
Đa phần các vụ việc ẩu đả nhau trong hoặc ngoài khuôn viên trường học điều có sự chứng kiến của nhiều học sinh hay thậm chí có cả nhiều người dân xung quanh, thế nhưng dường như không có sự can ngăn.
Nhiều học sinh còn tranh thủ dùng điện thoại quay clip lại rồi tung lên mạng như một “chiến tích”. Chính điều này đã khiến không ít phụ huynh hiện nay cảm thấy lo lắng và bức xúc.
Chị Trần Tố Anh sau khi xem những video các em đánh nhau trên mạng đã có những chia sẻ: "Thấy trên mạng đăng quá nhiều, chị thấy thật sự rùng rợn. Sao thế hệ trẻ bây giờ bạo lực kinh khủng.
Thời của chị hồi đó nó không có như vậy, nhưng không hiểu sao giờ lại kinh khủng quá đâm ra trẻ em bây giờ nó không có tuổi thơ nữa. Xem mấy clip đó chị cũng thấy lo lắm chứ, con cháu của chị mà bị như vậy chắc chị chịu khổng nổi".
Bạo lực học đường là vấn đề không hề mới. Hàng chục năm trước, các bậc phụ huynh hiện nay lúc ấy còn đang ngồi trên ghế nhà trường đôi khi cũng có “kỷ niệm” nhớ đời trong việc “va chạm nhau”.
Thế nhưng theo TS. Lê Minh Công, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM, tình trạng bạo lực học đường hiện nay mang nhiều đặc điểm khác biệt và nguy hiểm hơn so với trước kia.
"Bạo lực học đường thường bây giờ được trẻ hóa hơn rất nhiều so với trước đây, chúng ta thấy bạo lực học đường hiện nay thậm chí là cấp 1 hoặc là giai đoạn đầu cấp 2 thì đã xảy ra tình trạng bạo lực học đường rất nhiều.
Bạo lực học đường được thực hiện bằng nhiều phương tiện, thậm chí có cả dao kiếm, hoặc những vật dụng nó còn cao hơn. Bạo lực không chỉ xảy ra ở môi trường thực tế mà nó còn xảy ra ở môi trường mạng nữa, nó đồng thời xảy ra ở môi trường mạng sau đó dẫn tới môi trường thực tế", TS. Lê Minh Công nói.
Ngoài ra một yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân đó chính là môi trường giáo dục chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh, do đó khi gặp các vấn đề bên ngoài tác động vào tâm lý đã khiến các em không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, từ đó rất dễ dẫn đến các hành vi tiêu cực xảy ra.
Thạc sĩ Chế Dạ Thảo, chuyên gia tâm lý, Trưởng bộ môn Kỹ năng, ĐH Công nghệ TP.HCM nhận định: "Việc giáo dục trong nhà trường còn chênh lệch giữa việc phát triển kỹ năng thực hành xã hội. Phát triển về mặt cảm xúc của trẻ so với việc nâng cao và hoàn thiện về năng lực trí tuệ. Sự phát triển xã hội sẽ kéo theo rất nhiều những tác động đến tâm lý hành vi của trẻ, chính vì vậy chúng ta phải kịp thời có những điều chỉnh, kịp thời đổi mới".
Hiện nay đối với những hành vi bạo lực học đường trong nhà trường, pháp luật cũng đã có những quy định rõ. Theo đó độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; riêng những trường hợp dưới 14 tuổi thì người đại diện cho các em (cha, mẹ) phải chịu trách nhiệm thay.
Chính những kẽ hở trong pháp luật đã làm cho các em phần nào có tâm lý chủ quan; từ đó dẫn đến những hành vi bạo lực của mình.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM cho biết: "Có nhiều em cho rằng độ tuổi đó thì các em sẽ không phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính hoặc hình sự, chính vì vậy đã làm cho các em có suy nghĩ là pháp luật đã bỏ qua các đối tượng này.
Nhiều người cũng cho rằng ở độ tuổi này, các em chưa nhận thức được hành vi vi phạm, cho nên khi xây dựng luật vi phạm hành chính chúng tôi thấy rằng ở độ tuổi này thì các em cũng đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình. Đây cũng là một vấn đề đang được nghiên cứu để sửa đổi, tiếp tục bổ sung trong bộ luật của mình".
Bạo lực học đường là vấn đề không hề mới. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình và nhà trường, phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường. Làm thế nào để bảo vệ con trẻ chứ không phải đẩy mọi chuyện đi xa hơn.
Bởi vì đối tượng chịu tổn thương sâu sắc nhất chính là con trẻ. Đây cũng chính là góc nhìn của VOV Giao thông: “Đừng để môi trường học đường nhuốm bạo lực”.
Mỗi khi có các vụ việc học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng xã hội, là người lớn chúng ta đều bàng hoàng, chua xót.
Các em học sinh, bất kể nam hay nữ đôi khi chỉ cần những va chạm, mâu thuẫn nhỏ nhưng chỉ vì không kìm nén được cảm xúc là sẵn sàng lao vào ẩu đả, cào cấu, đấm đá nhau.
Có vụ còn sử dụng cả hung khí; gây thương tích, thậm chí là tử vong cho bạn bè trang lứa. Điều đáng nói là trong các vụ việc này, có vai trò tác động nghê gớm của truyền thông, mạng xã hội.
Thông qua các nền tảng này, có vụ bạo lực, hành vi lệch chuẩn được phát tán rộng rãi và chia sẻ nhanh chóng. Tạo ra hiệu ứng đám đông, hùa vảo xỉ vả, lên án, trách cứ, mạt sát. Cá biệt, có phụ huynh còn livestream, bốc phốt nhà trường hoặc phụ huynh khác trên mạng.
Đây cũng là một kiểu tấn công trả đũa vì cho rằng do nhà trường và các gia đình khác không dậy dỗ con cái nên con em mình bị ăn hiếp, đánh đập.
Rõ ràng vì bất cứ lý do gì, phụ huynh hoặc cộng đồng nếu không tỉnh táo tiếp tục “ lên đồng” theo kiểu a dua, trút giận bằng lời nói, hành vi cử chỉ trên mạng xã hội nhắm vào các em và gia đình thì người bị tổn thương nhiều nhất vẫn chính là con em của mình.
Với lứa tuổi còn trong học đường, bồng bột, nhiều em“ ăn chưa no, lo chưa tới” nên khi bị kích động có em đã không làm chủ được bản thân sẵn sàng xung đột, đánh nhau. Ở các trường hợp này, các em đều đáng thương hơn là đáng trách.
Nhiều năm qua, bạo lực học đường luôn là vấn đề nóng bỏng mà toàn xã hội quan tâm; tìm cách giải quyết nhưng các vụ việc vẫn không thuyên giảm nhiều; cá biệt có nơi có dấu hiệu gia tăng ở mức báo động.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn do sợi dây kết nối giữa nhà trường và gia đình có lúc bị đứt gãy. Nhiều bậc phụ huynh, không theo sát diễn biến tư tưởng, hành động của con. Do mải mưu sinh nên chuyện học tập, tâm tư , tình cảm của con em phó mặc cho thầy cô và nhà trường. Khi xảy ra các vụ việc thì trách cứ, đổ lỗi.
Trong khi thực tế tại gia đình cũng không tạo được môi trường cởi mở, thân thiện giúp các em bày tỏ suy nghĩ, tình cảm để từ đó phân tích, uốn nắn đúng sai cho các em. Với xã hội, trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xuyên biên giới; thông tin bổ ích cũng nhiều mà xấu độc cũng không hiếm.
Nhiều em do không được phân tích, bảo ban đến nơi đến chốn; chưa phân biệt được tốt xấu nên đã bị tiêm nhiễm thói côn đồ, hành động bất chấp lẽ phải cả ở học đường, trong gia đình đến ngoài xã hội.
Về phía nhà trường, nhiều nơi vẫn chú trọng vào điểm số, thành tích mà lơ là chuyện rèn đức, luyện người cho các em. Văn hóa học đường ở một số nơi chỉ là khẩu hiệu, không thực chất.
Rõ ràng đã đến lúc, để môi trường học đường không nhuốm màu của bạo lực thì cả nhà trường, gia đình và xã hội phải cùng chung tay. Mỗi khi có một vụ việc bạo lực xảy ra, gia đình vẫn là nơi gánh vác trách nhiệm rất lớn không thể chỉ trút hết lên vai thầy cô giáo và nhà trường.
Các phụ huynh phải luôn tự vấn vì sao con em mình lại là chủ thể gây ra và trách nhiệm của mình đến đâu trong vụ việc? Từ đó quan tâm, căn chỉnh và dạy dỗ con em; có cách phòng ngừa từ xa.
Đặc biệt, khi bạo lực xảy ra cần bình tĩnh, sáng suốt cùng nhà trường và các bên ngồi lại tìm hướng giải quyết; tránh đẩy thành cao trào, làm tổn thương các bên, nhất là các em.
Cộng đồng xã hội cũng cần hết sức cân nhắc, ứng xử phù hợp với từng vụ việc. Tránh tấn công, đẩy sự việc đi xa; gây áp lực quá lớn khiến các em hoang mang, hoảng sợ; dễ dẫn đến hành vi mất kiểm soát, nguy hiểm.
Các trường học phải coi trọng việc xây dựng văn hóa học đường thực chất và có chiều sâu hơn nữa với đầy đủ tính kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Tạo ra tâm lý, mỗi ngày đến trường thực sự là một niềm vui không chỉ đối với mỗi học sinh, thầy cô mà cả phụ huynh và toàn xã hội.
Từ khóa » đường Trách Nhiệm
-
Bạo Lực Học đường: Trách Nhiệm Không Của Riêng Ai!
-
Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?
-
Quy định Về Trách Nhiệm Bồi Thường Khi Gây Tai Nạn Giao Thông ?
-
Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân Khi Xảy Ra Tai Nạn Giao Thông ...
-
Trách Nhiệm Bồi Thường đối Với Tai Nạn Tại Công Trường Xây Dựng
-
Trách Nhiệm Của Người Lái Tàu Trong Các Vụ Tai Nạn đường Sắt Như ...
-
Thuê Người Làm Công để Chặt Cây, Không May Cây đổ Hướng Khác ...
-
Trách Nhiệm Bồi Thường Dân Sự Khi Xảy Ra Tai Nạn Giao Thông
-
Quy Trách Nhiệm Người đứng đầu Khi đường Hỏng, Gây Mất An Toàn ...
-
Tách Luật để Làm Rõ "ai Chịu Trách Nhiệm" Về Các Vấn đề Giao Thông ...
-
Súc Vật đi Trên đường Bộ Dẫn Tới Tai Nạn Giao Thông Chết Người, Chủ ...
-
Đường 'ổ Gà' Nguy Hiểm, Ai Chịu Trách Nhiệm? - Báo Tuổi Trẻ
-
Hàng Hóa Bị Hư Hại Trên đường Vận Chuyển Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?