Báo Nga: Việt Nam đang Ngày Càng Tự Lực Tự Cường, ứng Phó Linh ...
Có thể bạn quan tâm
Trang Spunik, Tass của Nga đồng loạt đưa tin Việt Nam đã thử nghiệm hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển trang bị tên lửa hành trình VCM-01. Hy vọng sản phẩm nội địa trở thành sự bổ sung thành công cho các tổ hợp Bal-E của Nga đang được biên chế cho lực lượng phòng thủ ven biển Hải quân Việt Nam.
Theo Sputnik, Việt Nam đang ngày càng tự lực dựa vào tiềm lực của chính mình để đảm bảo khả năng phòng thủ. Cho đến nay, đó là thông qua việc mua giấy phép sản xuất các hệ thống vũ khí nước ngoài và dần dần nội địa hóa tại các cơ sở trong nườc. Đây là con đường đã được chứng minh là đứng đắn.
Theo đó, Việt Nam là một quốc gia có biển, việc bảo vệ bờ biển dài là một trong những nhiệm vụ chính. Khoảng hai năm trước, có thông tin nói vềviệc lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm VCM-01, phiên bản Việt Nam từ tên lửa Kh-35UE Nga, đã bắt đầu tại nhà máy Z189 (Hải Phòng).
Riêng trang Tass lại phân tích rằng, trong danh mục của “Rosoboronexport”*, Kh-35UE được định vị là “tên lửa chống hạm chiến thuật tầm xa độ chính xác cao với hiệu ứng tàng hình và có đường bay thay đổi để vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại đối phương”. Được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến, tàu vận tải, đơn lẻ và theo nhóm. Hệ thống dẫn đường tên lửa tích hợp nhiều thành phần (quán tính – vệ tinh – radar chủ động – thụ động).
Tầm phóng 260 km, trọng lượng phóng 550 kg, trong đó 145 kg đầu đạn. Tên lửa có tốc độ cận âm, Mach 0,85 (1 019 km/h), độ cao bay từ 200 đến 10 000 mét. Kh-35UE có thể được trang bị cho hệ thống tên lửa tấn công đối hạm Uran-E, hệ thống cơ động ven biển Bal-E và Rubezh-ME, cũng như trên máy bay chiến đấu và trực thăng.
Khó có thể nói tên lửa Việt Nam duy trì được các đặc tính hoạt động so vớinguyên bản đến mức nào. Chắc là đúng. Thông tin từ các nguồn mở cho biết việc nội địa hóa đã làm thay đổi, đặc biệt là “thiết bị điện tử bên trong”. Các thành phần cho VCM-01 do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel Military Industry and Telecoms Group) cung cấp.
Trước đó, trang Tass cũng đưa tin về các cuộc thử nghiệm bệ phóng tên lửa chống hạm VCM-01 của Việt Nam. Nó khác với Bal-E của Nga (chính xác hơn là Nga – Belarus) ở chỗ đặt trên khung gầm nhẹ hơn (KamAZ 6×6 thay vì MZKT 8×8) và tải trọng nhỏ hơn (4 ống phóng – vận chuyển thay vì 8 ống). Lợi thế khách quan của vũ khí Việt Nam có thể là thời gian triển khai nhanh hơn và mức độ cơ động cao hơn: cơ động “như du kích”, khai hỏa và nhanh chóng rời khỏi vị trí.
Trích dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Nga, ông Vladimir Karnozov cho biết: “Đây là xu hướng toàn cầu. Các quốc gia trước đây chưa có các hệ thống vũ khí phức tạp đang cố gắng tạo ra thứ gì đó của riêng mình. Đối với Việt Nam, đã được trang bị các tổ hợp Bal-E của Nga với tên lửa Kh-35UE, việc phát triển vũ khí nội địa dựa trên hệ thống tương tự hiện có của nước ngoài là việc hợp lý. Tôi không nghĩ tên lửa chống hạm VCM-01 của Việt Nam được sửa đổi nhiều so với “nguyên mẫu” về thiết kế, như thường nói là “về phần cứng”. Về phần mềm, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Xây dựng hệ thống phóng của riêng mình cũng có ý nghĩa. Bằng cách chế tạo bệ phóng trên khung gầm hạng nhẹ, phía Việt Nam có thêm cơ hội ứng phó linh hoạt hơn với các mối đe dọa từ biển. Nếu bước đầu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc tạo ra vũ khí phòng thủ ven biển thành công và các công việc được tiếp tục, thì chúng ta chỉ có thể vui mừng cho Việt Nam. Họ đi theo con đường tương tự mà Ấn Độ đã thực hiện với tên lửa BrahMos”.
Đồng thời, chuyên gia lưu ý việc nội địa hóa sản xuất vũ khí của Việt Nam theo mẫu của Nga là phù hợp với chính Nga.
“Thế giới hoạt động theo cách cần tính đến lợi ích của khách hàng. Đặc biệt là trong một lĩnh vực như hợp tác quân sự – kỹ thuật. Việc hệ thống chống hạm của Việt Nam dựa trên phát triển của Nga là một điểm cộng lớn cho chúng ta. Thị trường tên lửa chống hạm trên thế giới khá rộng lớn, được cung cấp từ các quốc gia khác nhau… Và trong trường hợp này, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thêm cơ hội cung cấp linh kiện, hỗ trợ công nghệ cho các đồng nghiệp Việt Nam. Kết luận: Điều này có lợi cho cả Nga và Việt Nam về việc phát triển khả năng của ngành công nghiệp quốc phòng”, ông Vladimir Karnozov kết luận.
Bảo Trâm (Theo Sputnik, Tass)
Từ khóa » Việt Nam Sản Xuất Tên Lửa Vcm-01
-
VCM-01 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Nam Có Thêm Khả Năng để ứng Phó Linh Hoạt Hơn Với Các Mối ...
-
Báo Nga Review Tên Lửa VCM-01 Quân đội Việt Nam Sản Xuất
-
Nghi Vấn Viettel Giải được Bài Toán động Cơ Tên Lửa VCM-01 Cho Hải ...
-
Hệ Thống Rubezh-ME + Tên Lửa “Made In Việt Nam” VCM-01
-
Israel, Singapore Mời Việt Nam Xem Tên Lửa Chống Hạm 290km
-
Việt Nam để Lộ Dây Chuyền Sản Xuất Tên Lửa Chống Hạm VCM-01 Và ...
-
VCM-01 – Wikipedia Tiếng Việt - Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt ...
-
VCM-01 Tên Lửa Chống Hạm Do Việt Nam Sản Xuất
-
Tên Lửa Hiện đại 'Made In Vietnam' Bứt Tốc Thần Kỳ: Hải Quân Việt ...
-
VCM-01: Dòng Tên Lửa Hành Trình Của Việt Nam
-
Các Loại Tên Lửa Việt Nam Tự Sản Xuất
-
Tên Lửa Hiện đại "Made In Vietnam" Bứt Tốc Thần Kỳ: Hải Quân Việt ...
-
VIỆT NAM LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TÊN LỬA HÀNH ...