Bão Số 5: Huế Chịu Vết Thương Lớn Với 15.000 Cây Xanh Ngã đổ
Có thể bạn quan tâm
Một cây cổ thụ bật gốc - Ảnh: NHẬT LINH
TP như Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt, Đống Đa... những cây xanh cao cả chục mét bật gốc thành từng hàng, nằm đè lên đường dây điện gây mất điện toàn TP.
Mất 1 tháng dọn cây, trồng lại biết đến bao giờ
Nhìn gốc bồ đề cổ thụ trước lăng vua Dục Đức (đường Duy Tân, TP Huế) đổ rạp xuống đè lên một nhà dân, ông Hoàng Trọng Thiết (46 tuổi, trú TP Huế) nói với giọng tiếc rẻ: "Cây này sống với người dân ở đây bao đời nay rồi. Giờ nó đổ xuống rồi, không biết đến bao giờ mới trồng lại được một "cụ cây" như vậy".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Như Chinh, giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, cho biết trong tổng số 15.000 cây bị bật gốc, phần lớn là những cây có tuổi đời lâu năm. Ông Chinh nhìn nhận nhiều cây mới được trung tâm trồng cũng không chịu nổi sức gió mà bật gốc.
Ông Chinh nói trung tâm đã cử người chăm sóc, cắt tỉa cây trên toàn TP thường xuyên trước mùa mưa bão. Tuy nhiên do cơn bão số 5 vừa qua đổ bộ trực tiếp vào TP Huế với sức gió cấp 9, cấp 10 nên cây xanh "chịu không nổi gió ngang, xoáy thốc lên nên bật gốc, gãy đổ".
Theo ông Chinh, để dọn dẹp hết số cây đổ ngã trên toàn TP lúc này phải mất hơn 1 tháng nữa. Còn để trồng cây lại, trả lại bóng xanh cho TP như trước bão là một câu chuyện dài. "Chúng tôi sẽ tiếp tục cho cắt mé, tỉa cành hệ thống cây xanh trên toàn TP trước mùa mưa bão tháng 10, tháng 11" - ông Chinh nói.
Cây xanh ở Huế ngã đổ sau bão số 5 - Ảnh: NHẬT LINH
Cần xem lại quy hoạch cây xanh đô thị
Ông Võ Quý - giám đốc Công ty kiến trúc cảnh quan sân vườn LAA - cho biết cây xanh đổ ngã sau bão số 5 là bất khả kháng do gió mạnh của bão. Tuy nhiên do nhiều năm Huế không có bão đổ bộ trực tiếp như vậy nên công tác phòng chống bão lần này chưa được tốt.
"Muốn giảm thiệt hại cây xanh ngã đổ, trước bão cần cắt tỉa các nhánh, cành để giảm lực gió tác động lên tán cây, gia cố cột chống..., khi cây thưa lá sẽ làm giảm cây ngã đổ, bật gốc do bão" - ông Quý cho biết.
Một chuyên gia về cây xanh tại TP.HCM phân tích vấn đề trồng loại cây nào ở đô thị lâu nay là bài toán được đưa ra tranh luận, bàn cãi rất nhiều. Mỗi loại cây có một đặc tính khác nhau tùy từng đô thị của mỗi vùng miền.
Còn chuyên gia sinh vật cảnh Nguyễn Hữu Vấn, chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Thừa Thiên Huế, cho rằng không chỉ Thừa Thiên Huế mà các tỉnh thành miền Trung - khu vực mỗi năm đón cả chục cơn bão lớn nhỏ - cần phải xem xét lại việc quy hoạch trồng cây xanh cảnh quan đô thị.
Ông Vấn nói rằng cây được chọn trong đô thị phải là loại cây thấp (đặc biệt chiều cao phải dưới đường dây điện), có bộ rễ cọc cắm sâu xuống lòng đất, hàng cây phải được cắt tỉa cao bằng nhau. Những cây phù hợp với đô thị, theo ông Vấn, là cây me tây, cây long não, cây muồng...
Ông Vấn cho rằng đô thị ở các tỉnh miền Trung khác với các địa phương ở hai đầu đất nước như TP.HCM, Hà Nội - nơi ít có bão lớn nên không thể trồng nhiều cây cổ thụ. "Nếu có thì cần phải làm kèo chống bằng trụ sắt, làm sao vừa giữ được cây chắc chắn vừa đảm bảo mỹ quan đô thị" - ông Vấn nói.
Theo ông Vấn, hơn 15.000 cây xanh thiệt hại do bão ở TP Huế là vết thương quá lớn để lại cho người dân, mảnh đất xứ này chưa biết khi nào mới lành hẳn. Để tránh những tai nạn như vậy trong tương lai, chính quyền Thừa Thiên Huế cần phải có một buổi gặp mặt với các nhà nghiên cứu, nhà sinh vật cảnh để cấp bách đưa ra giải pháp trồng trở lại các loài cây phù hợp với TP này.
Lắng nghe ý kiến chuyên gia,người dân
Sau bão số 5, ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đã có buổi kiểm tra hệ thống cây xanh bị gãy đổ dọc công viên hai bên bờ sông Hương. Ông Thọ yêu cầu lãnh đạo TP Huế, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và các đơn vị liên quan cần có đánh giá thấu đáo, nghiên cứu trồng hệ thống cây xanh công cộng theo hướng bền vững, chống chịu được với gió bão.
Đối với những cây bật gốc thì phải loại bỏ, thay thế mới; đối với cây gãy đổ thì có giải pháp cắt tỉa, gia cố để cây phát triển."Phải lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, ý kiến từ người dân, những người sống lâu năm ở Huế để chọn được những loài cây chống chịu được với gió bão, những loài cây đặc trưng của xứ Huế" - ôngThọ nói.
Nhà cửa đổ sập, trâu bò chết trôi tại Tây Giang do bão số 5TTO - Trong số những hình ảnh được một giáo viên công tác tại xã A Tiêng, huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam), gửi cho Tuổi Trẻ Online ngày 19-9 có cảnh trâu bò chết trôi, nhà cửa đổ sập và sách vở, tài sản người dân ngập trong bùn đất do bão số 5.
Từ khóa » Thiệt Hại Sau Bão Số 5 Tại Huế
-
Bão Số 5 Gây Thiệt Hại Nặng ở Thừa Thiên Huế - Công An Nhân Dân
-
Thừa Thiên Huế: Bão Số 5 Gây Thiệt Hại Hơn 505 Tỷ đồng
-
Bão Số 5 Gây Thiệt Hại Tại Một Số địa Phương
-
Thừa Thiên Huế: Bão Số 5 Gây Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ đồng, Nổ Lực ...
-
Bão Số 5 Gây Thiệt Hại Nặng ở Các Tỉnh Miền Trung
-
Thiệt Hại Do Bão Số 5: 1 Người Chết, 29 Người Bị Thương
-
Căng Mình Khắc Phục Thiệt Hại Sau Bão Số 5 - Báo Người Lao động
-
Thừa Thiên - Huế Thiệt Hại Hơn 500 Tỉ đồng Do Bão Số 5 - PLO
-
Thừa Thiên - Huế Thiệt Hại Nặng Sau Bão Số 5: Chủ Tịch Tỉnh Phê Bình ...
-
TIN VỀ CƠN BÃO SỐ 5 (TIN CUỐI CÙNG)
-
Thừa Thiên Huế Căng Mình Khắc Phục Thiệt Hại Do Bão Số 5 Gây Ra
-
Sau Khi Gây Nhiều Thiệt Hại, Bão Số 5 Tiếp Tục Tạo Lũ ở Vùng Núi Cao
-
Chủ động Theo Dõi Diễn Biến Mưa, Lũ Sau Bão Số 5
-
Bão Số 5 Di Chuyển Chậm, đổ Bộ Vào đất Liền Từ Thừa Thiên-Huế đến ...