Bảo Toàn Dữ Liệu CRC | Hoivuivui.

+ THẢO LUẬN Học Tập

Like và share nếu bạn thấy có ích

Đại Học Vinh ↓ Khối ngành kinh tế
→ 1. Quản trị kinh doanh
→ 2. Tài chính ngân hàng
→ 3. Kế toán
→ 4. Kinh tế nông nghiệp
↓ Khối ngành kỹ thuật, công nghệ
→ 1. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
→ 2. Kỹ thuật điện tử, truyền thông
3. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
→ 4. Kỹ thuật xây dựng
→ 5. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
→ 7. Công nghệ thực phẩm
→ 8. Công nghệ kỹ thuật hóa học
→ 9. Công nghệ thông tin
↓ Khối ngành Nông lâm ngư, Môi trường
→ 1. Nông học
→ 2. Nuôi trồng thủy sản
→ 3. Khoa học môi trường
→ 4. Quản lý tài nguyên và MT
→ 5. Quản lý đất đai
→ 6. Khuyến nông
↓ Khối ngành KH-XH và nhân văn
→ 1. Chính trị học
→ 3. Quản lý văn hóa
→ 4. Việt Nam học
→ 5. Quản lý giáo dục
→ 6. Công tác xã hội
→ 7. Báo chí
→ 8. Luật
→ 9. Luật kinh tế
↓ Nhóm ngành Sư phạm xã hội
→ 1. Sư phạm Ngữ văn
→ 2. Sư phạm Lịch sử
→ 3. Sư phạm Ðịa lý
→ 4. Giáo dục chính trị
→ 5. Giáo dục Tiểu học
↓ Nhóm ngành Sư phạm tự nhiên
→ 1. Sư phạm Toán học
→ 2. Sư phạm Tin học
→ 3. Sư phạm Vật lý
→ 4. Sư phạm Hóa học
→ 5. Sư phạm Sinh học
↓ Nhóm ngành Sư phạm năng khiếu
→ 1. Giáo dục Mầm non
→ 2. Giáo dục Thể chất
↓ Các ngành tuyển sinh theo ngành
→ 1. Sư phạm tiếng Anh
Chương Trình Phổ Thông
→ Lớp 12
→ Lớp 11
→ Lớp 10
→ Lớp 9
→ Lớp 8
→ Lớp 7
→ Lớp 6
→ Lớp 5
→ Lớp 4
→ Lớp 3
→ Lớp 2
→ Lớp 1
Giải trí Thông tin giải trí
→ Giải trí
XEM THÊM Giải Trí Học Tập Mẹo Hay Tin Tức Bảo toàn dữ liệu CRC mạng truyền thông công nghiệp lượt xem Edit CRC (Cyclic Redundancy Check) còn được gọi là phương pháp mã đa thức hoặc mã vòng. Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các hệ thống truyền thông. Tuy cái tên của nó không biểu hiện nhiều, nhưng ý tưởng ở đây là thông tin kiểm lỗi (ở đây được gọi là checksum) phải được tính bằng một thuật toán thích hợp, trong đó giá trị mỗi bit của thông tin nguồn đều được tham gia nhiều lần vào quá trình tính toán. Để tính toán thông tin kiểm lỗi đó, người ta dùng một “đa thức phát” G (generator polynomial) có một dạng đặc biệt. Chính vì thế phương pháp này còn được gọi là phương pháp dùng đa thức. G được qui ước dưới dạng nhị phân, tức các hệ số của nó chỉ có giá trị 1 hoặc 0 tương ứng với các chữ số trong một dãy bit. Ví dụ: Dạng đa thức: G = x7 + x6 + x5 + (0x4 + 0x3 ) + x2 + (0x1 ) + 1 Dạng nhị phân: G = {11100101} Dạng octal: G = {345} Nguyên tắc cơ bản của phương pháp CRC Giả sử đa thức G có bậc n, ví dụ x 3 +x+1 tương ứng với dãy bit {1011}. Dãy bit mang thông tin nguồn I được thêm vào n bit 0 và coi như một đa thức nhị phân P. Ví dụ thông tin nguồn là {110101} thì sau khi thêm 3 bit 0, ta có dãy bit {110101000} tương ứng với đa thức P = x8 +x7 +x5 +x3 . • Đa thức P được chia cho đa thức G, dựa vào các qui tắc đơn giản của phép trừ không có nhớ như sau: 1 - 1 = 0 0 - 0 = 0 1 - 0 = 1 0 - 1 = 1 • Không cần quan tâm tới kết quả của phép chia, phần dư R (lấy n chữ số) của phép chia được thay thế vào chỗ của n chữ 0 bổ sung trong P, tức là ta có D = P + R. Theo tính chất của phép chia đa thức nhị phân, nếu D-R chia hết cho G thì D = P+R cũng vậy. R được gọi là checksum và D chính là dãy bit được gửi đi thay cho I. • Giả sử dãy bit nhận được là D' không chia hết cho G thì tức là D khác D', ta có thể khẳng định được rằng bức điện chắc chắn bị lỗi. Ngược lại, nếu D' chia hết cho G, thì xác suất rất cao là bức điện nhận được không có lỗi. Ta nói “xác suất cao”, bởi mỗi bit trong thông tin nguồn tham gia nhiều vòng (cyclic) vào tính toán thông tin bổ trợ nên khả năng “dữ kiện sai mà kết quả đúng” là rất ít. Ví dụ minh họa • Thông tin cần truyền I = 110101 • Đa thức qui ước G = 1011 (tức x3 + x + 1) • Thêm 3 bit 0 vào thông tin nguồn I, ta có P = 110101000 • Chia đa thức P : G theo kiểu nhị phân • Dãy bit được chuyển đi: D = P + R = 110101111 • Giả sử dữ liệu nhận được là D' = 110101111 • Chia đa thức D' : G 110101111 : 1011 = 111101 Phần dư 0000 -> Xác suất rất cao là không có lỗi Một điều đáng chú ý là tuy phương pháp CRC có vẻ như phức tạp, nhưng thực sự việc thực hiện nó lại rất đơn giản. Phép chia đa thức nhị phân ở đây được thực hiện thuần túy bởi các phép trừ không có nhớ - hay chính là các phép logic XOR. Bên cạnh đó chỉ cần các phép sao chép và so sánh bit thông thường. Như ta thấy, khả năng phát hiện lỗi được đặc trưng qua khoảng cách Hamming phụ thuộc hoàn toàn vào cách chọn đa thức qui ước G. Tuy nhiên, để phương pháp này đạt được hiệu quả tối ưu, cần cân nhắc cả tới quan hệ giữa chiều dài của dãy bit mang thông tin nguồn và bậc của đa thức G. Một cách ký hiệu thường được dùng để chỉ quan hệ này được gọi là mã (m, n), trong đó m là tổng số bit và n là số bit mang dữ liệu. Một cấu trúc bức điện theo tiêu chuẩn DIN 19 244: Tên gọi: Mã (8i+8, 8i), với i = 1...15 là số byte (octet) của dữ liệu Lớp cấu trúc (format class): FT2 Đa thức phát: G = 11100101, tức x7 + x6 + x5 + x2 + 1 Khoảng cách Hamming: HD = 4 Ví dụ với i = 7, ta sẽ có mã (64, 56), tức bức điện dài 8 byte chứa 7 byte dữ liệu. Trong 8 bit kiểm lỗi có 7 bit là phần dư R được tính theo phương pháp CRC, bit còn lại chính là parity bit chẵn của R, sau đó giá trị mỗi bit lại được đảo lại. Đăng ký: Đăng Nhận xét ( Atom )

Liên hệ

Lượt truy cập

Từ khóa » Bảng Mã Hóa Crc