Bảo Tồn San Hô Trước Nguy Cơ Phát Triển Của Loài Sao Biển Gai
Có thể bạn quan tâm
Hình thái ngoài của sao biển gai Acanthaster planci
Sự phát triển bùng phát của sao biển gai tại rạn san hô đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa (Ảnh: Viện Tài nguyên và Môi trường biển)
Ở Việt Nam, sao biển gai bắt gặp phổ biến ở các rạn san hô khu vực Nam Trung Bộ trở vào cho tới các vùng biển ven đảo ngoài khơi như quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc….chúng sinh sản nhanh chóng và tạo ra các đợt bùng phát trên các rạn san hô thuộc khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang năm 2010 và tiếp tục tồn tại, phá hủy rạn san hô ở khu vực này cho tới hiện nay (Nguyễn Văn Quân và cs, 2020). Khu vực ven đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa, sao biển gai đã sinh trưởng và phát triển tới mức độ cao mà mật độ của nó có thể đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của rạn san hô ở vùng đảo xa bờ này (Nguyễn Đăng Ngải và cs, 2010).
Nhằm đưa ra hướng xử lý vấn đề này, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hạn chế sự phát triển của sao biển gai, cụ thể: Các biện pháp hóa học để hạn chế sự phát triển của sao biển gai được cho là hữu hiệu và đã được sử dụng ở rất nhiều khu vực trên thế giới. Như ở đảo Guam, thợ lặn sử dụng thuốc độc để tiêm trực tiếp vào các cá thể sao biển gai trưởng thành. Hạn chế của biện pháp này là rất nhiều hóa chất được sử dụng để tiêm vào cơ thể sao biển gai trong đó các kim loại nặng độc hại như sunphat đồng hoạt động hiệu quả nhất thì lại có thể gây ô nhiễm cho môi trường nước biển. Một số chất độc khác cũng được sử dụng để thay thế cho sunphat đồng nhưng không mang lại hiệu quả cao, dễ làm hư hỏng dụng cụ tiêm và gây độc trực tiếp cho người sử dụng. Hiện nay, muối bisulphat đang được lựa chọn là hóa chất tốt nhất để gây độc cho sao biển gai do nó có thể phân hủy trong môi trường nước biển. Biện pháp vật lý thông thường ban đầu được sử dụng là các thợ lặn dùng dao hoặc vật nhọn cắt sao biển gai thành các mảnh vụn ngay trên bề mặt rạn. Đây là phương pháp giải quyết nhanh và dễ áp dụng ở quy mô lớn nhưng hạn chế ở chỗ các mảnh vụn trên cơ thể của sao biển gai có thể được tái sinh và phát triển thành cơ thể mới với tốc độ phát triển theo cấp số nhân so với các quần thể ban đầu.
Biện pháp sử dụng thợ lặn để thu gom sao biển gai và chôn chúng trên bờ có tính khả thi cao hơn do có thể kêu gọi sự tham gia của số lượng lớn các tình nguyện viên và người dân sống quanh vùng rạn triển khai. Tuy nhiên hạn chế của lựa chọn này là các tình nguyện viên cần được đào tạo bài bản để tránh bị gai của sao biển gây thương tích. Trong các năm 2010 - 2011, Ban quản lý các khu bảo tồn vịnh Nha Trang và Cù Lao Chàm của Việt Nam đã phát động các chiến dịch tiêu diệt sao biển gai với những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Sử dụng thợ lặn thu gom sao biển gai tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang (Ảnh báo Khánh Hòa) Bên cạnh đó, biện pháp quản lý môi trường tại nguồn cũng được áp dụng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng các chất dinh dưỡng trong môi trường nước có liên quan đến việc vận chuyển các chất dinh dưỡng từ lục địa ra biển, đặc biệt chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven bờ là nguyên nhân cơ bản đối với sự bùng phát ở quy mô lớn của sao biển gai do đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho ấu trùng của sao biển gai ở giai đoạn sống trôi nổi. Tuy nhiên, do mang tầm quy hoạch vĩ mô cho nên cần có sự tác động mạnh về chính sách phát triển vùng bờ. Ốc tù và là thiên địch của sao biển gai (Ảnh Viện Khoa học biển Úc) Cá Bò da có khả năng tiêu diệt các cá thể sao biển gai trưởng thành nhưng đang là món ngon của các nhà hàng hải sản (Ảnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển) Trên cơ sở thực tế là có một số nhóm sinh vật trong rạn là thiên địch của sao biển gai như ốc tù và, ốc sừng, cua đá, cá bò…cho nên có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật như cấm khai thác hoặc hạn chế khai thác các đối tượng hải sản này nhằm tạo điều kiện cho các quần đàn ngoài tự nhiên phục hồi. Từ đó sẽ giúp cho việc điều chỉnh sự phát triển của sao biển gai trong rạn san hô ở mức độ phù hợp hơn theo hướng đảm bảo cân bằng sinh thái trong rạn. Xem thêm thông tin bài viết tại Tạp chí môi trường biển: https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv359/2015/CVv359S82015048.pdfTừ khóa » Các Loài San Hô
-
San Hô – Wikipedia Tiếng Việt
-
10 Loài San Hô Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Cao Nhất
-
Chùm ảnh: Cận Cảnh Những Loài San Hô Quyến Rũ Nhất Thế Giới
-
10 Loài San Hô Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Cao Nhất - Vietnamnet
-
Các Loại San Hô - 1272 - Lam Bảo Thạch - GiHay
-
11 Sinh Vật Tuyệt đẹp Trên Rạn San Hô ở Great Barrier - Australia
-
Khám Phá 10 Rạn San Hô Nổi Tiếng Trên Thế Giới
-
Tìm Hiểu Về Hệ Sinh Thái Rạn San Hô
-
Khám Phá 10 Rạn San Hô Nổi Tiếng Trên Thế Giới
-
10 Loài San Hô Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Cao Nhất - WIKI
-
Hình ảnh San Hô đẹp - Kiến Thức Vui
-
Rạn San Hô - Vì Biển Xanh