Bảo Tồn Và Phát Triển Môn Thể Thao Dân Tộc đẩy Gậy - VOV World

  • Media
  • Khách mời của VOV
  • Người Việt muôn phương
  • Tạp chí văn nghệ
  • Giai điệu quê hương
  • Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
  • Kinh tế
  • Xã hội - Đời sống
  • Văn hóa
  • Thông tin tòa án
  • CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI XA QUÊ
  • Podcasts
  • Cửa sổ nhân ái
  • Khác
    • Sức khỏe của bạn
    • Dạy tiếng Việt
    • Chính sách pháp luật
  • Tìm kiếm
Trang chủ / Văn hóa

Hồng Bắc -  

13 Tháng Sáu 2016 | 10:56:13

(VOV5) - Đẩy gậy vừa là môn thể thao truyền thống vừa là trò chơi dân gian, thường được tổ chức vào dịp đầu Xuân, trong những ngày Tết, dịp lễ hội, các ngày hội văn hóa, thể thao dân tộc thiểu số. Môn thể thao này đã góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc.

Bảo tồn và phát triển môn thể thao dân tộc đẩy gậy - ảnh 1
Môn đẩy gậy thể hiện sức mạnh của vận động viên (Ảnh: TTXVN)
Nghe âm thanh bài viết tại đây: Đẩy gậy là môn thể thao dễ chơi, cần đến sức khỏe và sự khéo léo, dẻo dai của người chơi trong cuộc đấu tay đôi với đối thủ.Để tổ chức thi đấu môn đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre hay gỗ tốt có chiều dài 2m, được sơn 2 màu đỏ và trắng, khi chơi hay thi đấu người ta vẽ một vòng tròn có đường kính 5m có vạch giới hạn phân chia hai người chơi nằm trong phạm vi của sân. Theo quy định luật chơi, bên nào để chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra từ 2 đến 3 hiệp.
Bảo tồn và phát triển môn thể thao dân tộc đẩy gậy - ảnh 2
Phụ nữ Sán Chỉ trong trò chơi đẩy gậy
Từ trò chơi được đồng bào dân tộc sáng tạo để vui chơi, giải trí, dần dần trò đẩy gậy đã trở thành một trong những môn thể thao độc đáo thu hút nhiều người tham gia. Môn thể thao này ngoài tăng cường thể lực còn giúp người chơi rèn luyện tinh thần, nâng cao ý chí bản thân. Nữ vận động viên Phạm Thị Huyền, ở tỉnh Bắc Giang, người đã 8 lần tham gia giải vô địch đẩy gậy toàn quốc, chia sẻ:
“Trước đây khi tôi học võ thầy cũng dạy luôn cả đẩy gậy. Lúc đầu chỉ nghịch chơi thôi sau thấy vui, thích và học. Tôi chơi môn thể thao này là để góp phần giữ gìn môn thể thao của dân tộc”. Hiện nay, môn thể thao đẩy gậy không chỉ phát triển tại các tỉnh miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu… mà đã phát triển ra các thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa vào chương trình thi đấu các giải thể thao phong trào, nhất là các giải thể thao ở trường học. Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm thể dục thể thao quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hồ Chí Minh cũng như các trung tâm thể thao quận, huyện đều quan tâm, đầu tư đưa môn đẩy gậy vào chương trình thi đấu Hội khỏe Phù Đổng thành phố. Chúng tôi cũng đưa môn này về cho các trường học trên toàn thành phố. Nếu không bảo tồn và phát huy thì dần dần môn thể thao này sẽ mai một đi”.
Bảo tồn và phát triển môn thể thao dân tộc đẩy gậy - ảnh 3
Ảnh: Báo Bắc Giang
Để duy trì và phát triển phong trào đẩy gậy, một số địa phương đã bước đầu đưa môn đẩy gậy vào hệ thống các môn thi đấu thể thao thành tích cao, mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi đấu thể thao. Bên cạnh đó, thế hệ đi trước tăng cường truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật thi đấu cho thế hệ sau. Giải thể thao các dân tộc thiểu số quy mô toàn quốc cứ 2 năm được tổ chức một lần, trong đó lấy môn đẩy gậy là môn thể thao chính trong chương trình thi đấu. Đặc biệt, môn thể thao đẩy gậy đã được đưa vào chương trình thi đấu của Hội khỏe Phù Đổng các cấp và Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Giải vô địch đẩy gậy toàn quốc cũng được tổ chức hàng năm, nhằm tuyển chọn, bồi dưỡng những vận động viên trẻ có tố chất và góp phần phát triển sâu rộng môn thể thao dân tộc tại các địa phương. Ông Phạm Đông Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thể thao quần chúng (Tổng cục Thể dục Thể thao), cho biết:
“Tổng cục Thể dục Thể thao đã ban hành Luật thi đấu đẩy gậy và được các địa phương hưởng ứng. Đẩy gậy phát triển trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và trong những dịp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao thì nhiều địa phương đưa môn đẩy gậy vào trong chương trình thi đấu. Thời gian tới, chúng tôi khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc thiểu số đồng thời phổ biến trong cộng đồng.” Môn thể thao dân tộc đẩy gậy ngày càng được sự quan tâm của ngành thể dục thể thao. Đó cũng là nguồn động viên, khích lệ nhân dân hướng về cội nguồn, nâng cao sức khỏe để lao động, sản xuất, học tập. Việc bảo tồn và phát triển môn đẩy gậy nói riêng và các môn thể thao dân tộc khác nói chung, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó, khuyến khích thế hệ trẻ yêu thích, tập luyện đề môn thể thao dân tộc đẩy gậy phát triển sâu rộng, bền vững.

Hồng Bắc

Dân ca và chuyện gìn giữ bảo tồn dân ca của người Sán Chỉ

Dân ca và chuyện gìn giữ bảo tồn dân ca của người Sán Chỉ

 Bảo tồn và phát huy giá tri di sản quốc gia ca Huế

Bảo tồn và phát huy giá tri di sản quốc gia ca Huế

Bảo tồn di sản Ví, Giặm: Nhiều thách thức sau khi được vinh danh

Bảo tồn di sản Ví, Giặm: Nhiều thách thức sau khi được vinh danh

Phản hồi

Gửi đi
Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Hai nhà văn Việt Nam nhận Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á của Thái Lan

Hai nhà văn Việt Nam nhận Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á của Thái Lan

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu“

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu“

Festival Ninh Bình lần thứ III: Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III: Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Cuộc thi Bạn biết gì về Việt Nam năm 2020
Việt Nam thành công trên nhiều bình diện

Việt Nam thành công trên nhiều bình diện

BẠN BIẾT GÌ VỀ VIỆT NAM 5

BẠN BIẾT GÌ VỀ VIỆT NAM 5

Giới thiệu về phần trả lời tốt nhất cho câu hỏi số hai của cuộc thi Bạn biết gì về Việt Nam

Giới thiệu về phần trả lời tốt nhất cho câu hỏi số hai của cuộc thi Bạn biết gì về Việt Nam

Xem/nghe nhiều
Lịch sử Việt Nam tái hiện qua show diễn trang phục qua các triều đại

Lịch sử Việt Nam tái hiện qua show diễn trang phục qua các triều đại

Ngày hội Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 13 sắp diễn ra tại Hà Nội

Ngày hội Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 13 sắp diễn ra tại Hà Nội

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu“

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu“

Sôi động Lễ hội Diwali tại Hà Nội

Sôi động Lễ hội Diwali tại Hà Nội

Kỷ niệm 15 năm UNESCO vinh danh Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Kỷ niệm 15 năm UNESCO vinh danh Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Nghe trực tiếp Nghe chương trình 25/11/2024 24/11/2024 23/11/2024 22/11/2024 21/11/2024 Sự kiện

Việt Nam - Quốc gia khởi nghiệp

Máy tính Thánh Gióng hiện thực hóa khát vọng “Make in Vietnam”

Máy tính Thánh Gióng hiện thực hóa khát vọng “Make in Vietnam”

Phụ nữ vùng cao tỉnh Bắc Kạn vượt khó khởi nghiệp

Phụ nữ vùng cao tỉnh Bắc Kạn vượt khó khởi nghiệp

Thanh niên Sóc Trăng khởi nghiệp thành công từ lá Bồ đề

Thanh niên Sóc Trăng khởi nghiệp thành công từ lá Bồ đề

NTQ Solutions: Nhà phát triển dịch vụ IT toàn cầu

NTQ Solutions: Nhà phát triển dịch vụ IT toàn cầu

Kaopiz Holdings khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Kaopiz Holdings khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Hồ Sơ Biển Đông

Thông tin biển đảo ngày 23/11/2024

Thông tin biển đảo ngày 23/11/2024

Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam

Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam

Thông tin biển đảo ngày 09/11/2024

Thông tin biển đảo ngày 09/11/2024

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Thông tin biển đảo ngày 12/10/2024

Thông tin biển đảo ngày 12/10/2024

Sự kiện :

Góc nhìn chuyên gia

Từ khóa » đẩy Gậy Dân Tộc