Báo Tường 20/11 - Cách Trang Trí Báo Tường đẹp Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Các mẫu báo tường đẹp ngày 20/11
- Mẫu báo tường: Nâng cánh ước mơ
- Mẫu báo tường 20-11: Ơn cô nghĩa thầy
- Mẫu báo tường: Chắp cánh ước mơ
- Mẫu báo tường 20/11: Tri ân thầy cô giáo
- Mẫu báo tường: Nhớ ơn thầy cô
- Mẫu báo tường 20 tháng 11: Phượng cuối
- Những bài thơ, bài xã luận, lời ngỏ hay nhất làm báo tường 20/11
- Những bài thơ hay về 20/11 làm báo tường
- Xã luận báo tường 20/11
- Đố vui 20/11
- Vè 20/11
- Những câu ca dao tục ngữ về thầy cô
- Những câu tục ngữ về thầy cô
- Những câu ca dao hay về thầy cô
- Lời ngỏ đầu báo tường 20/11
- Cách làm báo tường 20-11
- Hướng dẫn cách làm báo tường 20 tháng 11
Cứ mỗi dịp ngày 20-11, các trường học trên cả nước lại đua nhau tổ chức cuộc thi làm báo tường để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Với những mẫu, cách làm báo tường đẹp và vô cùng độc đáo này, hứa hẹn các bạn sẽ có một tác phẩm báo tường vô cùng ấn tượng gửi tặng các thầy, cô giáo. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Ngày nhà giáo Việt Nam: Lời chúc ngày 20/11 hay nhất
Ảnh 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam ý nghĩa nhất
Quà tặng 20/11 cho thầy cô giáo ý nghĩa nhất
Các mẫu báo tường đẹp ngày 20/11
Những mẫu báo tường ngày 20 tháng 11 là chủ đề tìm kiếm của nhiều bạn học sinh trong dịp ngày nhà giáo Việt Nam sắp tới. Những mẫu báo tường 20-11 đạt giải về trang trí đẹp mắt, màu sắc ấn tượng, bố cục rõ ràng và nội dung ý nghĩa. Đây là những tiêu chí mà chúng ta cần nhắm đến để tìm được những mẫu báo tường đẹp nhất để lên ý tưởng cho sự kiện của lớp trong hoạt động nhà trường sắp đến.
Mẫu báo tường: Nâng cánh ước mơ
Trong cuộc sống mỗi người đều có một ước mơ giúp con người có một cuộc sống ý nghĩa và mục đích cho tương lai. Đặc biệt là những cô cậu học trò khi ngồi trên ghế nhà trường. Ôm bao nhiêu hy vọng mong rằng một ngày được chắp cánh bay xa.
Mẫu báo tường ngày 20-11: Nâng cánh ước mơ
Mẫu báo tường 20-11: Ơn cô nghĩa thầy
Thầy cô chính là những người nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta ở ngôi nhà thứ hai mang tên nhá trường. Không những vậy thầy cô còn là những người lái đò thầm lặng đồng hành cùng chúng ta đi đến con đường thành công phía trước. Ơn nghĩa này chẳng thể bày tỏ được hết qua những lời cảm ơn chân thành.
Mẫu báo tường 20-11: Ơn thầy nghĩa cô
Mẫu báo tường: Chắp cánh ước mơ
Một tiêu đề mang bao nhiêu ý nghĩa sâu sắc và ươm mầm bao nhiêu ước mơ bé nhỏ mong ước thành công giữa bao nhiêu sóng gió cuộc đời. Người đồng hành cùng chắp cánh ước mơ cùng chúng ta chính là những người thầy, người cô vững vàng như bức tường thành bảo vệ đưa ta tới bến đò thành công.
Mẫu báo tường 20 tháng 11: Chắp cánh ước mơ
Mẫu báo tường 20/11: Tri ân thầy cô giáo
Làm sao có thể cảm ơn hết được những công lao to lớn của người thầy, người cô đã dạy dỗ chúng ta lên người. Mỗi một bài giảng, mỗi một lời nhắc nhở là tấm lòng bao la mong muốn chúng ta thành tài, lên người. Nhiều lần làm thầy cô phiền lồng những cô chẳng quát mắng mà từ từ khuyên bảo.
Mẫu báo tường ngày 20 tháng 11: Tri ân thầy cô
Mẫu báo tường: Nhớ ơn thầy cô
Số báo đặc biệt với ý nghĩa Nhớ ơn thầy cô. Thầy cô luôn luôn dõi theo từng bước chân bảo vệ, dạy dỗ chúng ta thành tài trở thành những người có ích cho xã hội. Những công ơn này chẳng lời nào có thể cảm ơn được hết. Nhớ ơn thầy cô là chủ đề báo tường không nên bỏ qua để cảm ơn thầy cô của chúng ta.
Mẫu báo tường ngày 20/11: Nhớ ơn thầy cô
Mẫu báo tường 20 tháng 11: Phượng cuối
Mùa phượng cuối của đời học sinh để rời xa mái trường đến với những thử thách mới trong cuộc đời. Rời xa mái trường nơi có thầy cô luôn bên cạnh và bảo vệ chúng ta khỏi mọi khó khăn trong cuộc sống.
Mẫu báo tường 20/11: Phượng cuối
Những bài thơ, bài xã luận, lời ngỏ hay nhất làm báo tường 20/11
Làm báo tường ngày 20-11 dường như là niềm vui, sự háo hức của mỗi học sinh. Để rồi khi thời học sinh đi qua, nhiều người vẫn không thể quên những ngày mải miết với công việc làm báo tường để tri ân các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Những bài thơ hay về 20/11 làm báo tường
Những bài thơ báo tường ngày 20-11 chứa chan tình cảm yêu mến, lòng biết ơn đến những người lái đò thầm lặng. Dưới đây là một số bài thơ hay về ngày nhà giáo Việt Nam. Mời các bạn tham khảo.
Bài thơ: Thầy
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi... Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu...
Bài thơ ngày 20 tháng 11: Thầy
Bài thơ: Nhớ cô giáo trường làng cũ
Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô!
Bài thơ: Người lái đò
Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...
Bài thơ ngày 20/11: Người lái đò
Bài thơ: Tri ân
Thu tàn trời đã sang đông
Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy
Người trao khát vọng hôm nay
Chắp cho đôi cánh em bay vào đời
Bao chuyến đò lặng không lời
Ươm mầm xanh tốt rạng ngời tương lai
Bên trang giáo án miệt mài
Hao gầy tâm huyết năm dài tháng qua
Từng câu từng chữ ê a
Bao lời dạy dỗ thiết tha nồng nàn
Mõi mòn khuya sớm gian nan
Nhiều đêm tắt tiếng ho khan quặn lòng
Bao thế hệ đã sang sông
Thầy cô luôn mãi vọng trông theo cùng
Mặc cho mưa gió bão bùng
Vẫn âm thầm thắp sáng vùng trời mơ
Hôm nay kính dệt vần thơ
Tri ân hai tiếng... vô bờ khắc ghi
Nẻo đời dẫu có thịnh suy
Dù bao gian khó mãi ghi ơn dầy
Mừng ngày nhà giáo hôm nay
Kính dâng lời chúc cô thầy muôn nơi
An khang hạnh phúc rạng ngời
Gia can êm ấm trọn đời yêu thương
Dẫu cho cách trở ngàn phương
Lòng hoài khắc khoải vấn vương cô thầy.
Bài thơ: Nghề giáo vinh quang
Nghề Nhà giáo muôn đời vẫn vậy
Tiễn trò đi là thấy vinh quang
Một nghề cao quý đàng hoàng
Mỗi năm một chuyến "đò ngang" gửi lòng
Mặc dù vậy không mong báo đáp
Chẳng ngại ngần bão táp mưa sa
Thương trò tình nghĩa ruột rà
Trồng cây chỉ muốn nở hoa đẹp đều
Mặc trời đất bao điều năng động
Sự biến thiên cuộc sống luân hồi
Đời người từ lúc nằm nôi
Đến khi nhắm mắt mới thôi học thầy
Chẳng so tính nơi đây nới đó
Yêu thầy cô để tỏ hiền tài
Kiến thức không của riêng ai
Chỉ cần chăm chỉ miệt mài tu nhân
Ngày hiến chương muôn lần ghi tạc
Nghĩa thầy trò không khác cha con
"Trăm năm bia đá thì mòn"
Ơn thầy dạy dỗ lòng son vững bền.
Bài thơ: Nghĩa thầy cô mãi không quên
Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của 1 thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con,một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp , xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ-chúng con.
Xã luận báo tường 20/11
Để tờ báo tường hay, ấn tượng dễ giật giải không thể thiếu bài xã luận 20-11 hay nhất về thầy cô trong ngày lễ trọng đại này. Mời các bạn tham khảo các mẫu xã luận về thầy cô dưới đây.
Bài xã luận: Ngày nhà giáo Việt Nam
Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô - những người đã khai mở con đường tương lai cho lớp lớp học trò, là những người ươm mầm xanh cho đất nước Việt Nam thân yêu! Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người một cách thân thương. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là "Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những trẻ thơ cắp sách đến trường, từ ba miền Tổ Quốc, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn cũng như thành thị, đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thầy cô giáo của mình. Từ khi còn là những cô cậu học trò còn bỡ ngỡ cắp sách đến trường cho đến khi trưởng thành em luôn thấy thầy cô dõi theo từng bước chân ta đi. Thầy cô - những người cha, người mẹ thứ hai ở trường đã uốn nắn cho em từng nét chữ, từng trang văn, từng dòng thơ bay bổng khiến ta sống lạc quan, thêm yêu đời hơn. Thầy cô chắp cánh tri thức để em tiến bước tương lai, làm giàu cho Tổ Quốc. Thầy cô không những tận tình giúp ta mở cánh cửa của kho tàng tri thức nhân loại mà còn dạy em cách làm người. Những người cha người mẹ thứ hai ở trường đó đã phải hi sinh rất nhiều cho chúng em. Hi sinh bao giấc ngủ và sức khỏe của mình để soạn bài thật chu đáo trước khi lên lớp cho chúng em có bài học hay, lí thú và bổ ích. Thầy cô đã bao đêm thức trắng để chấm bài cho tụi học trò nhỏ của mình, để rồi sáng mai lên lớp học trò nào cũng có bài kiểm tra với những dòng chữ đỏ, những lời phê đầy tâm huyết của thầy cô.Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, thân thương, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những kiến thức bổ ích, những điều lý thú của cuộc sống, thầy cô dạy cho ta về đạo lý làm người, về tình yêu thương, lòng bao dung,…Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh. Điều mà em cũng như tất cả các thành viên trong tập thể lớp đón nhận được ở tất cả các thầy cô giáo trong mái trường này đó là tình yêu thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần chúng em chưa ngoan, còn vô lễ, không chăm chỉ học tập mà khiến thầy cô phải buồn phiền, suy tư. Và cũng bao lần chúng em chăm chỉ, đem tặng cô những bông hoa điểm tốt làm ánh lên trên gương mặt thầy cô những nụ cười rạng rỡ. Em hiểu rằng phía sau thành công trên bước đường đời chúng em luôn có dấu chân, sự giúp đỡ, dạy bảo ân cần của thầy cô. Rồi mai sau khi chúng em đã rời xa mái trường, rời xa quê hương. Chúng em bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình. Nhưng em hiểu rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ công ơn thầy cô, nhờ bao giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của thầy cô đã giúp em thành người có ích. Vì thế, cho dù mai sau có trưởng thành, có thành công trong cuộc sống thì chúng em cũng sẽ mãi không bao giờ quên công ơn thầy cô, hình bóng thân thương của thầy cô đã gắn bó với em bao năm tháng học trò. Thời gian vẫn cứ thế lặng lẽ trôi, thầy cô cứ âm thầm như những người lái đò, chở hết lớp lớp các thế hệ học trò đến bờ bến tương lai. Thử hỏi mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật tuy đau lòng nhưng những người lái đó vẫn kiên trì tiếp tục công việc âm thầm mà vĩ đại cao cả ấy. Để rồi mai đây những thế hệ học trò đó sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đem lại vinh quang cho Việt Nam. Khi thành công trong sự nghiệp rồi những thế hệ học trò như những đàn chim tung cánh sẽ bay về tổ bay về nơi đã vun đắp nó thành người. Những lời dạy bảo ân cần của thầy cô sẽ mãi là hành trang theo em suốt cuộc đời, khi thuận lợi cũng như khó khăn, khi thành công hay thất bại, nó sẽ mãi mãi là điểm tựa để chúng em cố gắng vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Em xin thay mặt cho các thành viên trong lớp nói riêng và tất cả những người học sinh nói chung gửi đến những người nhà giáo ngàn lời tri ân sâu sắc:
"Thầy ơi! Khi lớp học trò ra đi, còn thầy lại
Con đò năm xưa vẫn lặng lẽ qua sông
Và thầy - người lái đò cần mẫn
Cho các thế hệ học trò cập bến tương lai
Cỗ xe thời gian hãy dừng trôi
Cho em giây phút ngoảnh lại
Hai tiếng chào thầy:" Thầy ơi."
Bài xã luận: Chủ đề "Ngày nhà giáo Việt Nam"
Bài xã luận: Bài học đầu tiên
Người Thầy vẫn lặng lẽ ươm mầm cho cuộc sống, để rồi khi cây non xanh lá thì người ươm đã già. Mái tóc pha sương còn vươn màu bụi phấn, nhịp thời gian hằn trên manh áo đã sờn vai.
Trong cuộc sống bộn bề hôm nay, tất cả như bị cuốn tít vào dóng chảy của thời gian, và những lần về thăm cô cứ ít dần, ít dần. Cô đã quên đi hạnh phúc của bản thân, hi sinh cả đời cho những mầm non thơ dạy. Và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, cô vẫn khát khao được cống hiến, được hòa mình vào cuộc sống của trẻ thơ. Bỡi lẽ cô yêu lắm những ánh mắt ngây thơ, cô hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười em nhỏ. Cô dành dụm đồng lương hưu ít ỏi mua một gánh hàng để bán quà sáng cho các em.
Lặng đứng nhìn cô xoa đầu lũ trẻ, ánh mắt hiền và nụ cười móm mém trên môi, lòng tôi xốn xang vô hạn. Cô ơi! Con đã về, đứa học trò nhỏ luôn được cô ân cần khuyên dạy đã về đây.
Trong phút giây bùi ngùi cả tôi và cô đều khóc, cô ôm lấy tôi không nói nên lời, mái tóc xanh hòa vào màu tóc trắng, và cảm giác ấm áp của ngày nào ùa về như mới hôm qua. Cô kể cho tôi nghe thật nhiều, cuộc đời giáo viên đầy niềm vui và cũng lắm nỗi buồn.
Và tôi cảm nhận một điều, trái tim cô vẫn tràn đầy nhiệt huyết, chính bầu nhiệt huyết ấy đã nuôi lớn tâm hồn và thắp sáng ươc mơ tôi. Ngày hôm ấy trôi qua nhanh quá, tôi ra về, cô dõi mắt nhìn theo, ánh mắt trìu mến thân thương nhưng làm lòng tôi khắc khoải. Thương cô nhiều nhưng biết phải làm sao?
Thầy cô là vậy đó! Có những lớp học trò lớn lên mà chưa từng trở lại thăm cô, nhưng ở nơi đây cô vẫn mong chờ. Đời giáo viên duy nhất một niềm vui nhưng mãi đến lúc xa rồi con mới hiểu, những khó khăn, nghiêm khắc ngày nào, giờ đây đã trở thành bài học quí đời thường là hành trang cho con vững bước vào cuộc sống.
Cầu chúc cho cô thật nhiều sức khỏe, để con được hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của cô. Thầy tôi tóc đã điểm sương
Nói sao cho hết tình thương của thầy
Tuổi thơ muôn vạn tháng ngày
Lắng trong kí ức dáng thầy năm xưa
Mồ hôi đổ giữa ban trưa
Vì đàn em nhỏ, nắng mưa không rời
Bao năm bao tuổi thầy ơi
Vắt từng nhịp sống cho đời nở hoa.
Bài xã luận: Chủ đề "Bài học đầu tiên"
Bài xã luận: Cảm nghĩ về người thầy
Trong cuộc đời mỗi con người, điều may mắn nhất của chúng ta là có một người mẹ, để chở che, để âu yếm,... Và điều may mắn thứ hai đó là chúng ta có một người thầy, người cô. Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người một cách thân thương. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Câu nói ấy quả không sai, nghề dạy học quả thật rất cao quý bởi người thầy người cô đã dành trọn vẹn hết tâm huyết của mình vào những giờ lên lớp, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho học trò, giúp người học trò trưởng thành, khôn lớn lên từng ngày,... Những việc làm ấy làm sao mà không đẹp, làm sao mà không cao quí???? Mỗi năm, cứ đến ngày 20-11, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những trẻ thơ cắp sách đến trường, từ ba miền Tổ Quốc: Bắc, Trung, Nam; từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn cũng như thành thị, đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thầy cô giáo của mình.
Từ khi còn là những cô cậu học trò đứng bẽn lẽn bên cha mẹ buổi khai trường đến khi trưởng thành biết coi mái trường là gia đình số hai,chúng tôi biết rằng thầy cô luôn dõi theo từng bước chân chúng tôi đi. Thầy cô- những người cha, người mẹ thứ hai ở trường đã uốn nắn cho chúng tôi từng nét chữ, từng trang văn, từng lối sống đẹp khiến cho chúng tôi thêm chân trọng cuộc sống đang có và thêm yêu đời, lạc quan hơn. Thầy cô luôn chắp cánh tri thức để chúng tôi tiến bước vao tương lai, bảo vệ, giữ gìn và làm giàu cho Tổ Quốc. Thầy cô đã tận tình giúp chúng tôi mở cánh cửa của kho tàng tri thức nhân loại, giúp chúng tôi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống, giúp chúng tôi trưởng thành. Những người cha người mẹ thứ hai đó đã phải hi sinh rất nhiều cho chúng tôi. Hi sinh bao giấc ngủ và sức khỏe của mình để soạn bài thật chu đáo trước khi lên lớp cho chúng tôi có bài học hay, lí thú và bổ ích. Thầy cô đã bao đêm thức trắng để chấm bài cho tụi học trò chúng tôi, để rồi sáng mai lên lớp học trò nào cũng có bài kiểm tra với những dòng chữ đỏ, những lời phê đầy tâm huyết của thầy cô. Trên bục giảng với giọng nói ấm áp,thân thương, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng tôi những kiến thức bổ ích, những điều lý thú của cuộc sống, thầy cô dạy chúng tôi về đạo lý làm người, về tình yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng tôi lòng vị tha đức hi sinh.
Điều mà tôi cũng như tất cả .... thành viên trong tập thể lớp..... đón nhận được ở tất cả các thầy cô giáo trong mái trường ......này đó là tình yêu thương bao la vô bờ bến, sự dìu dắt ân cần, dịu dàng. Tôi biết rằng đã không ít lần chúng tôi chưa ngoan, không chăm chỉ học bài và làm bài khiến thầy cô phải buồn phiền, suy tư. Và những lần chúng tôi chăm chỉ, ngoan ngoãn đem tặng cho thầy cô những bông hoa điểm tốt làm ánh lên trên gương mặt thầy cô những nụ cười rạng rỡ. Tôi hiểu rằng phía sau những thành công trên bước đường đời chúng tôi đi luôn có dấu chân, sự giúp đỡ, dạy bảo ân cần của thầy cô. Rồi mai sau đây khi chúng tôi đã rời xa mái trường Nam Hải thân yêu này, rời xa quê hương, Tổ quốc, nhưng Chúng tôi vẫn luôn hiểu rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ công ơn thầy cô, nhờ bao giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của thầy cô đã giúp chúng tôi thành người có ích. Vì thế, cho dù mai sau có trưởng thành, có thành công trong cuộc sống thì chúng tôi cũng sẽ mãi mãi, không bao giờ quên công ơn thầy cô, hình bóng thân thương của thầy cô đã gắn bó với chúng tôi bao năm tháng học trò. Thời gian vẫn cứ thế lặng lẽ trôi, thầy cô cứ âm thầm như những người lái đò, chở hết lớp lớp các thế hệ học trò đến bờ bến tương lai. Thử hỏi mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật tuy đau lòng nhưng những người lái đó vẫn kiên trì tiếp tục công viêc âm thầm mà vĩ đại cao cả ấy. Để rồi mai đây những thế hệ học trò đó sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đem lại vinh quang cho Việt Nam. Khi thành công trong sự nghiệp rồi những thế hệ học trò như những đàn chim tung cánh sẽ bay về tổ bay về nơi đã vun đắp nó thành người. Những lời dạy bảo ân cần của thầy cố sẽ mãi là hành trang theo chúng tôi suốt cuộc đời, dù khi thuận lợi cũng như khó khăn, dù là thành công hay thất bại, nó sẽ mãi mãi là điểm tựa để chúng tôi cố gắng vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Cuối cùng, tập thể lớp.... của mái trường ...... chúc thầy cô một ngày 20 tháng 11 đầy ý nghĩa, niềm vui; chúc các thầy các cô luôn mạnh khỏe, vui tươi. Các thầy cô sẽ mãi mãi ở trong tim chúng em, dù mai này xa.
Bài xã luận: Chủ đề "Cảm nhận về người thầy"
Bài xã luận: Tri ân người khai sáng
Thời gian thấm thoắt trôi, một mùa 20/11 nữa đang về. Mỗi ngày đến lớp, nhìn mái trường thân yêu, chúng em thấy lòng mình xốn xang lạ. Vậy là chúng em đã sắp trải qua ... mùa 20/11, ....mùa mưa nắng, .... mùa buồn vui. Còn với thầy cô là cả đời đưa đò thầm lặng. Công ơn thầy cô đối với học trò chúng em thật lớn lao! Thầy cô đã dạy chúng em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời, biết đứng lên khi té ngã, biết nhặt lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi sau. Thầy cô đã dạy chúng em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống, biết yêu gia đình và yêu quê hương. Thầy cô đã dạy chúng em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng mình trong sạch.. .để ngẩng cao đầu với bạn bè.
Cuộc đời thầy cô đã đưa biết bao thế hệ học trò qua dòng sông tri thức, Dòng sông vẫn cứ êm trôi, tóc thầy cô đã bạc đi nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Biết bao nhiêu thế hệ học trò đã sang sông? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại?
Có đôi lúc chúng em chưa ngoan, còn ham chơi, nghịch ngợm làm thầy cô buồn phiền, nhìn những giọt mồ hôi trên trán thầy cô, nghe những lời dạy bảo dịu dàng của thầy cô, chúng em đã hiểu.
Chúng em biết niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của thầy cô là nhìn thấy chúng em ngoan, học tập tốt, nhìn thấy chúng em nên người, thấy chúng em – thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai luôn thành công và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Nhân dịp ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt nam, xin dành riêng nơi đây để chúng em – những học sinh của lớp – gửi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng nhất. Xin chúc cho thầy cô luôn mạnh khỏe, dìu dắt chúng em trên đường đến tương lai.
Bài xã luận: Chủ đề "Tri ân người khai sáng"
Bài xã luận: Ơn thầy cô
Tiết trời trở lạnh sang đông, ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến. Những kỷ niệm về công ơn Thầy Cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động.
Nhanh thật! Mới đó mà gần mười năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học. Gần mười năm em đến trường được thầy Cô giảng dạy, mười năm mà tình nghĩa của thầy Cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường ....... thân yêu, học lớp...... với thầy cô mới nhưng 2 tháng qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho chúng em. Và chúng em cảm thấy chúng em đã lớp..... rồi mà vẫn như là học sinh lớp 1, mới bẽn lẽn bước vào lớp.
Điều mà em đón nhận được ở tất cả các vị thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở thầy cô nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm thầy cô trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những kỹ sư tâm hồn!
Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho thầy cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp, và viện lý là bài khó học. Nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.
Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ... Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng thầy cô bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!
Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.
Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em - những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là nhớ ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến thăm viếng thầy cô mỗi dịp Tết, lễ... nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.
...Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi, và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc thầy cô đã bạc đi cho mùa Xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.
Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời. Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng mà chúng em dành cho cô mà còn là một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng cô đã mong mỏi ở chúng em. Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả ,đã cho em đôi cánh bước vào đời. Trong lòng em mãi luôn thầm nhủ:"Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!".
Bài xã luận: Chủ đề "Ơn thầy cô"
Bài xã luận: Lời thầy dậy thuở đấy
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa. Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!
Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.
Thuở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Thuở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi.
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông...
Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách...
Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng... Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…
Nhân ngày cả nước tôn vinh nhà giáo. Con xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Chúng em mãi khắc ghi ơn thầy.
Bài xã luận: Chủ đề "Lời thầy dạy thuở đấy"
Đố vui 20/11
Tổng hợp câu đố về thầy cô, mái trường, học sinh để các bạn tham khảo khi làm báo tường ngày 20/11 như sau:
Câu đố 1
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
=> Đáp án: Cây phượng
Câu đố 2
Tiên học lễ, hậu học văn; Mái gì dạy dỗ chúng em nên người?
=> Đáp án: Mái trường
Câu đố 3
Mình bầu, môi miệng nứt hai
Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Ngòi bút
Câu đố 4
Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Giẫm đầu đè xuống?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Cái bút chì
Câu đố 5
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng.
=> Đáp án: Viên phấn
Câu đố 6
Mặt em phương trượng chữ điền
Da em thì trắng áo xinh mặc ngoài
Lòng em thì có đất trời
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung
Đến khi quân tử có dùng
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem.
=> Đáp án: Quyển sách
Câu đố 7
Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
=> Đáp án: Thước kẻ
Câu đố 8
Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm?
=> Đáp án: Cái bút mực
Câu đố 9
Hai đầu mọc ở hai chân
Cái chân lại đúng là thân mới kỳ
Xin bạn một mẩu bút chì
Mượn bạn ngòi bút cũng vì việc chung?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Cái Compa
Câu đố 10
Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
=> Đáp án: Bảng và phấn, giấy và bút
Câu đố 11
Nơi nào Bác sống một thời
Làm thầy giáo dạy trẻ vui học hành?
=> Đáp án: Trường Dục Thanh - TP. Phan Thiết.
Câu đố 12
Tên đầy đủ của ngày 20 - 11?
=> Đáp án: Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.
Câu đố 13
Bài hát của nhạc sĩ Vũ Hoàng về thầy cô (gợi ý bắt đầu bài: Khi thầy...)?
=> Đáp án: Bài hát Bụi Phấn.
Câu đố 14
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167 - HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày tháng năm nào?
=> Đáp án: 20/11/1982.
Câu đố 15
Con số nào được tượng trưng cho ngày 20 - 11, theo phong trào dạy tốt, học tốt?
=> Đáp án: Con số 10
Câu đố 16
Cái gì bạn không mượn mà trả?
=> Đáp án: Lời cảm ơn.
Câu đố 17
Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào?
=> Đáp án: 15/10/1968.
Câu đố 18
Đường ngang, ngõ tắt tứ bề
Ai chưa thuộc nẻo đi về đều xem?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Tấm bản đồ.
Câu đố 19
Mặt cô như trát nhọ nồi
Lại còn điểm phấn cho người ta trông
Đàn bà cho tới đàn ông
Nhìn cô thỏa lòng, lau mặt cho cô?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Cái bảng
Câu đố 20
Đi học lóc cóc theo cùng
Khi về lại bắt khom lưng cõng về?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Cái cặp sách.
Câu đố 21
Mẹ tôi thân béo, gáy tròn
Mẹ tài nhờ có nghìn con tuyệt vòi
Mấy người muốn hiểu mẹ tôi
Quen biết cả đời mà dễ hiểu đâu?
(Đó là cái gì?)
=> Đáp án: Quyển từ điển.
Câu đố 22
Vừa bằng một đốt ngón tay
Day đi day lại, mất bay hình thù?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Cái tẩy.
Câu đố 23
Lịch nào dài nhất?
=> Đáp án: Lịch sử.
Câu đố 24
Có mặt mà chẳng có đầu
Bốn chân có đủ, không cần có tay
Học trò kẻ dở, người hay
Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em?
(Đố là cái gì?)
=> Đáp án: Cái bàn học.
Câu đố 25
Ma gì khiến học trò sợ hãi nhất?
=> Đáp án: Ma trận, ma sát.
Câu đố 26
Xã đông nhất là xã nào?
=> Đáp án: Xã hội.
Câu đố 27
Có một học sinh tới trường thì gặp một con cò mù. Hỏi tại sao phải chạy về?
=> Đáp án: Cò mù = Cò không thấy; Cò không thấy = Thầy không có.
Vè 20/11
Bài vè 1
“Nghe vẻ nghe ve Cái vè học dốt Thầy cô dạy tốt Học còn ham chơi Nói chẳng nghe lời Lại còn phản kháng Thầy cô phát ngán Vì phải nói nhiều Dù nói đủ điều
Nhưng mà vẫn vậy Chứng nào tật nấy Nào có sửa đâu Em mong cô thầy Kiên trì nhẫn nại Bảo ban em lại Tiến vào tương lai Mai sao thành tài Công ơn nhớ mãi.
Bài vè 2
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè vui vẻ Về tuổi học trò Hôm qua lò dò Đi tìm nguyên cớ Sao trò chẳng chịu Làm bài cô giao Tìm ra mới biết
Trò mê đá banh Cả chiều loanh quanh Quần đùi áo sọc Tận ngoài sân cỏ Tối về mệt lử Bài vở chẳng ham Sáng mai đến lớp Tập vở còn nguyên
Cô gọi trò lên Trò ta ấp úng Thưa cô. Không làm! Thế là trò lĩnh Vài quả trứng gà Tròn trĩnh đỏ tươi Trong tập vở trắng.
Bài vè 3
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè vui vẻ Vừa mới khai giảng Đã thấy lười rồi Bài vở bê trề Chẳng lo chăm chỉ Chỉ thấy nằm ườn Bây giờ bài vở Chất đống thật cao
Mệt bở hơi tai Học hoài không xuể Lại tới kì thi Nên giờ thức trắng Suốt mấy đêm liền Học vẫn chưa xong Mặt mày phờ phạc Thật là tội nghiệp.....…
Bài vè 4
“Ve vẻ vè ve Cái vè học dốt Lọc thi rất tốt Lại còn ham chơi Sách vở một nơi Người chơi một chỗ Cha mẹ dạy dỗ Nhưng chẳng chịu nghe Đến lớp rụt rè
Không nghe cô giảng Lại còn nói láo Bị lớp phê bình Lại còn tự ái Học không hăng hái Toàn bị điểm hai Người mới choai choai Thích nhảy chát chình”.
Bài vè 5
Ve vẻ vè ve Cái vè học dốt Thầy cô dạy tốt Học dốt mải chơi Cuối đời học mãi Về nhà thì cãi Cãi mẹ cãi cha Lên lớp qua loa Cô la thầy mắng Về nhà không gắng Học hành không chăm Hai năm một lớp Dốt ơi là dốt!
Bài vè 6
Nghe vẻ vè ve, nghe vè lười học Học dở thấy ghê, mà mê ở nhà Tối ngày la cà nơi này nơi đó Bài vở bỏ đó, khỏi phải nhức đầu Không phải phát rầu, vì mình suy nghĩ Học thì cũng vậy, cũng dốt như ai Tú Xương thật tài, mà còn thi rớt Thôi thì lớt lớt, bỏ đại cho xong Ta cứ long nhong, sau này đi bụi...
Bài vè 7
Nghe vẻ nghe ve, vè tui lười học Có sách ko đọc, có bài chẳng làm Học tới số hàm, mà quên công thức Làm giấy hết mực, rùi hãy tính sau
Ai có càu nhàu, chi thêm mệt nữa Ngày ngày 2 bữa, cũng đủ ấm no Cần chi phải lo, học nhiều vô ích Đi tìm số x, thầy giáo hỏi nhiều Số x không điêu, ở ngay trên bảng
Bài vè 8
“Nghe vẻ nghe ve tui còn lười học Có sách không đọc có bài chẳng làm Học tới số hàm mà quên công thức Về làm một giấc rồi hãy tính sau Đừng có càu nhàu chi thêm mệt nữa Ngày ngày 2 bữa cũng đủ ấm no Cần chi phải lo học nhiều vô bổ Thôi thì kiếm chỗ để ta còn lười.”
Bài vè 9
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè vui vẻ Vừa mới khai giảng Đã thấy lười rồi Bài vở thôi rồi Chẳng lo chăm chỉ Chỉ thấy nằm ườn Bây giờ bài tập Chất đống sắp sập Mệt bở hơi tai Học hoài không lại Lại tới kì thi Nên giờ thức trắng Mồm thấy đăng đắng Học vẫn chưa xong Mặt mày phờ phạc Thật là lầm lạc quá đi…
Bài vè 10
Nghe vẻ nghe ve Nghe vè đi học Nghe lời thầy dạy Rèn đức luyện tài Chăm chỉ học hay Thầy cô yêu mến Tới trường tự giác Về nhà học chăm Cần cù chịu khó Không quản ngày đêm Tham gia hoạt động Phong trào thanh niên Nguyện góp sức mình Làm nên thành tích Góp tài góp sức Xây dựng quê hương Ngày thêm giàu đẹp
Bài vè 11
Nghe vẻ vè ve nghe vè lười học Học dở thấy ghê mà mê ở nhà Tối ngày la cà nơi này nơi đó Bài vở bỏ đó khỏi phải nhức đầu Không phải phát rầu vì mình suy nghĩ Học thì cũng dị cũng dốt như ai Tú Xương thật tài mà còn thi rớt Thôi thì lớt lớt bỏ đại cho xong Ta cứ long nhong sao này bụi.
Những câu ca dao tục ngữ về thầy cô
Dưới đây là Những câu ca dao tục ngữ về thầy cô giáo nhân ngày 20/11 để giúp các bạn học sinh có thể tham khảo viết lời chúc.
Những câu tục ngữ về thầy cô
1. Tiên học lễ, hậu học văn
2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
3. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
4. Không thầy đố mày làm nên.
5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
6. Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.
7. Nhất quý nhì sư.
8. Trọng thầy mới được làm thầy.
9. Ăn vóc học hay.
10. Ông bảy mươi học ông bảy mốt.
Những câu ca dao hay về thầy cô
1. Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.
2. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.
3. Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai
4. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
5. Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
6. Vua, thầy, cha, ấy va ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
7. Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
8. Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
9. Ơn Thầy không bằng gốc bễ
Nghĩa Thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
10. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
11. Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.
12. Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.
13. Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
14. Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp ước, chớ quên ơn thầy.
15. Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng tri thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.
16. Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.
17. Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.
18. Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.
19. Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
20. Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.
21. Dạy con từ thửo tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
22. Ai người đánh thức đêm trường mộng
Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
AI thắp lửa bồ đề tỏa sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian.
23. Khó thì hết thảo hết ngay
Công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên.
24. Dòng sông sâu con sào dài đo được
Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la.
25. Ơn dạy dỗ cao tường hơn núi
Nghĩa thầy trò như nước biển khơi.
Lời ngỏ đầu báo tường 20/11
Để có một lời ngỏ 20/11 ngắn gọn ý nghĩa, thật hay và thật ấn tượng sẽ càng làm tờ báo tường của bạn trở nên ý nghĩa hơn. Mời các bạn tham khảo dưới đây.
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Người lái đò"
''Lặng xuôi năm tháng êm trôi Con đò kể chuyện một thời rất xưa Rằng người chèo chống đón đưa Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều...''
Ai cũng có một thời gắn bó bên mái trường, được học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy cô. “Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”, quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô to lớn biết nhường nào và cũng chẳng có gì là sánh bằng. Và cũng chẳng sai khi nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt cả một chặng đường ấy, họ đã phải vượt qua biết bao gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy của mình. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi.
Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, từng lứa học sinh dần trưởng thành sau mỗi bài học, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai, đến bên kia của dòng sông tri thức. Có lẽ rằng, suốt cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết những công ơn ấy.
Xin vạn lần gửi những lời tri ân chân thành đến thầy cô – Những người đã thắp sáng bao ước, hoài bão của lũ học trò.
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, với tất cả tấm chân tình tập thể lớp XX nói riêng và các bạn học sinh toàn trường nói chung, chúng em xin gửi đến thầy cô, chúc cho tất cả thầy cô luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, sẽ mãi là những con đò tận tụy kiên nhẫn đưa tất cả các thế hệ học trò qua đại dương kiến thức mênh mông của nhân loại!
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Người lái đò"
Lời ngỏ 20/11 ngắn gọn ý nghĩa: Chủ đề "Bụi phấn"
"Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy ..."
Suốt bao năm tháng, thầy cô đã không ngại khó khăn, thì giờ và sức khỏe để nuôi nấng, dạy dỗ từng thế hệ học sinh nên người. Tóc của thầy cô cũng hòa theo năm tháng, để đến một ngày chợt giật mình cứ ngỡ những bụi phấn đã vô tình phủ trên mái tóc ấy, hay thời gian đã vô tình thế? Và cũng chính những hạt bụi phấn ấy đã chắp cánh đưa người học trò bước tới tương lai, tới những bài học tri thức lẫn bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Người thầy chẳng quan tâm tới mái tóc mình đang ngày một bạc thêm, còn những người học trò cũng chẳng ai có thể đếm được có bao nhiêu hạt bụi đậu vào mái tóc thầy trong mỗi tiết học. Đọng lại trong đó là một nỗi niềm ưu tư về cuộc sống, về tương lai của những thế hệ học trò.
Chẳng ai có thể nhận ra được sự thay đổi cho tới lúc trưởng thành. Đến một ngày nào đó nhìn lại mới chợt thấy mọi thứ đã khác biệt theo thời gian. Màu trắng của những hạt bụi phấn năm xưa giờ đã trở thành màu tóc của người thầy. Tâm hồn của cô cậu học trò ngày ấy đã lớn lên từ những hạt bụi phấn, chất chứa biết bao sự ân cần, trìu mến với những bài học tuôn chảy theo thời gian.
Nhân ngày 20/11, tờ báo với chủ đề'' Bụi Phấn" xin gửi đến các bạn những bài thơ văn về thầy cô giáo để chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này.
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Bụi phấn"
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Nhớ về cội nguồn"
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng...Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường, mỗi chúng ta ai cũng đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp ta nên người như ngày hôm nay.
Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Người sinh ra chúng ta và có công ơn sinh thành nhưng những người luôn tận tụy cho ta tri thức bổ ích lại có ơn giáo dục vô cùng sâu nặng.
Thời gian cứ trôi đi và mọi thứ rồi cũng sẽ qua, thế nhưng nghĩa tình sâu nặng của thầy cô thì vẫn còn mãi theo thời gian. Mỗi một nét chữ, mỗi một lời khuyên răng cứ mãi in sâu trong lòng mỗi đứa học trò khi xa trường. Những đêm dài thức trắng bên bàn giáo án, những sớm hôm miệt mài trên bụt giảng, rồi mai kia chứng kiến từng lớp học trò trưởng thành, đó chính là niềm hạnh phúc mà thầy cô mong muốn. Và lúc đó, theo bước của nhịp sống bất chợt chúng em rời xa mái trường này nhưng những gì mà thầy cô đem lại, chúng em sẽ ghi nhớ mãi không bao giờ phai. Công ơn ấy to lớn biết bao, cao cả biết nhường nào…
Không thầy đố mày làm nên... Chính thầy cô là người đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, bay xa, mang lại hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo cũ của mình? Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích?
Để thể hiện tình cảm và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô - những người lái đò thầm lặng, Chi đội ...... xin trân trọng gửi đến quý thầy cô số báo đặc biệt có tựa đề ''Nhớ về cội nguồn''.
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Nhớ về cội nguồn"
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Lưu luyến"
"Ngày đến trường là muôn vàn kí ức
Tuổi học sinh là lứa tuổi ngàn thơ"
Ôi âm vang của tiếng nói mái trường hòa cùng lời dạy của thầy cô yêu dấu. Sao như đọng lại trong chúng tôi những nỗi niềm vô tận. Thầy cô là điểm tựa, là nơi sưởi ấm cho những con tim đang mong ước 1 niềm tin hứa hẹn. Mới ngày nào còn bỡ ngỡ trước ngôi trường xa lạ vậy mà hôm nay lại mang đầy cảm xúc tâm tư vương vấn của ngày ra trường. Lưu luyến thay ôi cái tuổi học trò, như dòng điệu nhạc hòa lên trong phút giây luyến tiếc. Cuộc đời người học sinh chẳng khác gì âm điệu 1 khúc nhạc vội vang lên rồi cũng vội tắt đi để lại dư âm trong lòng người nghe những nỗi niềm thầm kín. Đời học sinh là phải thế, là phải được tận hưởng là phải được vui chơi nhưng phải được đừng lại ở những phút giây nào đó để hòa cùng lời giảng của thầy cô lời ân cần quan tâm mà không cần đền đáp chỉ mong mỗi một mơ ước đưa lũ "trò" của mình đến được những bến bờ tương lai tươi đẹp.
Thầy cô ơi! Những người thiêng liêng cao quý những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô ôi làm sao có thể kể hết được. Nó như ngọn hải đăng đối với những con tàu trên biển cả mênh mông bị lạc trên đường về. Những luồng sáng phát lên ánh sáng đem đến những niềm trao dâng cho biết bao người đi biển khi đối mặt với những cơn bão giông dữ dội.
Thầy cô cũng thế, họ đã rọi lối và dõi theo từng bước của đàn con. Một lũ học sinh tinh nghịch nhưng rất đáng yêu và tràn đầy trong tim nhiệt huyết một niền tin. Dù đi đâu về đâu thì mãi mãi và mãi mãi người học sinh vẫn được thầy cô, những ngọn hải đăng cao cả luôn tỏa sáng và vẫn thầm mong cho chúng em đến được bờ bên kia tri thức.
Khó có gì sánh được, có gì có thể quý báu hơn được "hải đăng" những ngọn đèn đã che chắn sưởi ấm tìm lối cho chúng em. Ôi cảm phục biết bao, trân trọng biết bao những tình cảm của thầy cô đã dành trọn cuộc đời chăm sóc cho chúng em, để dìu dắt chúng em tìm được những bến bờ mơ ước.
Không gì đền đáp được cái công lao to lớn ấy. Chúng em là 1 học sinh cuối cấp xin đăng gởi đến thầy cô những lời cảm ơn, những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất.
Chúc tất cả thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để có thể soi sáng con đường tri thức cho chúng con.
Lời ngỏ báo tường: Chủ đề "Lưu luyến"
Cách làm báo tường 20-11
Làm thế nào để có tờ báo tường đẹp và gây ấn tượng dành tặng thầy cô giáo trong ngày nhà giáo Việt Nam. Mời các bạn tham khảo cách làm báo tường 20-11 dưới đây.
Hướng dẫn cách làm báo tường 20 tháng 11
Để mẫu báo tường đạt giải cao, đẹp thì các bạn cùng tham khảo cách làm báo tường ngày hai mươi tháng mười một dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng làm báo tường
- Một tờ giấy Rock khổ A0 ( bạn có thể thay bằng các loại bìa cứng có hoa văn, màu sắc, đường vân,...).
- Bút màu, bút chì, thước kẻ, kéo.
Bước 2: Tìm chủ đề, ý tưởng và đặt tên cho tờ báo tường 20/11
- Mỗi tiêu đề thường liên quan đến ngày Nhà giáo Việt Nam và có một ý nghĩa riêng thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Tiêu đề báo tường cần ngắn gọn, súc tích, truyền cảm tốt.
- Một số tiêu đề báo tường thường được lựa chọn:
- Bụi phấn
- Nắng sân trường
- Người lái đò
- Ước mơ xanh
- Tình thầy trò
- Chuyến đò nghĩa tình
- Cuội nguồn tương lai
- Mực tím
- Khoảng lặng
- Nghĩa lặng
- Nắng sân trường
- Người lái đò
- Ước mơ xanh
- Tình thầy trò
- Chuyến đò nghĩa tình
- Cuội nguồn tương lai
- Uống nước nhờ nguồn
- Nắng sân trường
- Một thời áo trắng
- Cánh buồm tri thức
Bước 3: Thiết kế báo tường
- Việc phân bố cục, thiết kế báo tường rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới mặt thẩm mỹ của tờ báo. Phần này nên được bàn bạc kỹ để đưa ra quyết định hoặc nhờ tư vấn từ những người học thiết kế hoặc mỹ thuật thì càng tốt.
- Phần đầu báo thường chiếm 1/4 hoặc 1/5 tờ báo để gây ấn tượng cho người xem. Tiêu đề, màu sắc, hình vẽ nên chọn màu sắc phù hợp để tạo mạch liên kết với nhau.
Bước 4: Viết lời giới thiệu, lời ngỏ
- Đây là phần không thể thiếu của mỗi tờ báo tường. Các bạn có thể dựa vào tiêu đề để viết nhưng cần đảm bảo văn phong lịch sử, có thể là những lời cảm ơn chân thành, những cảm xúc, suy nghĩ, kỷ niệm câu chuyện vui nhưng ý nghĩa của các bạn và thầy cô giáo.
Bước 5: Chọn nội dung cho báo tường
- Bạn chọn những bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh hoặc chính suy nghĩ, tâm sự của các thành viên trong lớp về thầy cô, trường học để dán lên hoặc viết trực tiếp lên báo tường.
Trên đây là những mẫu báo tường và cách làm báo tường ngày 20 tháng 11. Hy vọng giúp các bạn có thêm ý tưởng cho báo tường của lớp mình nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Chúng tôi xin gửi những lời chúc ngày 20-11 ý nghĩa đến các thầy cô giáo.
Từ khóa » Cách Viết Báo Tường Ngày 20/11
-
Cách Làm Báo Tường đẹp, độc đáo Và ý Nghĩa Ngày 20/11
-
Cách Làm Báo Tường 20/11 đẹp, ý Nghĩa, Nhanh Nhất - Thủ Thuật
-
Tổng Hợp Những Mẫu Báo Tường 20 11 đẹp Nhất đoạt Giải
-
Cách Làm Báo Tường 20-11 đẹp Và độc đáo Giật Giải
-
[Tổng Hợp] Báo Tường 20/11 đoạt Giải, Mẫu Trang Trí đầu ...
-
Cách Vẽ Báo Tường Ngày 20 Tháng 11 đẹp, đơn Giản Gửi Tặng Thầy Cô
-
Top Bài Thơ, Văn, Ca Dao Viết Báo Tường Ngày 20/11
-
Top 10 Cách Làm Báo Tường đẹp Và Trang Trí Phù Hợp Nhất
-
Mẫu Bài Cảm Nghĩ Báo Tường 20/11 Hay Nhất
-
Cách Làm Báo Tường 20/11 độc đáo, đơn Giản - TopLoigiai
-
Cách Làm Báo Tường 20/11 Trên Giấy A0 đẹp Nhất Ngày Nhà Giáo ...
-
Những Mẫu Báo Tường 20/11 đẹp, độc đáo Và Sáng Tạo Nhất - Infonet
-
Thiết Kế Báo Tường Về Thầy Cô đẹp, Sáng Tạo Ngày 20 - 11