Bảo Vệ Môi Trường Trong Khai Thác, Sử Dụng Tài Nguyên Thiên Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Đối với mỗi đất nước thì tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú sẽ đem lại nhiều giá trị kinh tế và đối vưới cuộc sống của con người. Nước ta cũng có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú nhung câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào đê khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó một cách hợp lý nhất? Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên?
Cơ sở pháp lý: Luật Môi trường 2020
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
- 1.1 1.1. Đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
- 1.2 1.2. Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
- 1.3 1.3. Một số nội dung khác liên quan tới khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
- 2 2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:
- 2.1 2.1. Vai trò đối với nền kinh tế:
- 2.2 2.2. Vai trò đối với sự phát triển ổn định của đất nước:
1. Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
Căn cứ theo quy định tại điều 67. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí Luật Môi Trường 2020 quy định cụ thể:
Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
+ Thu gom, xử lý nước thải theo quy định;
+ Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
+ Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;
+ Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này.
Như vậy dựa trên quy định này thì tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đối với phương án thu gom, xử lý nước thải là một vấn đề rất quan trọng và nhận được sự quan tâm của người dân hiện nay bởi việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản mà không có những biện pháp ứng phó và xử lý nguồn rác thải thì rất dễ dẫn tới môi trường.
Thứ hai, thu gom chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn có thể hiểu chất thải rắn là chất thải có thể gây nguy hại cho con người, đây là một loại chất thải đặc biệt và không thể xử ly theo các biện pháp thông thường vậy nên chất thải này cần được xử lý theo quy định để tránh những tác động xấu tói môi trường.
Thứ ba, đối với hoạt động ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải thì trên thực tế chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được những chất thải rắn thải ra môi trường và khi tiến hành khai thác khoang sản, tài nguyên thiên nhiên sẽ có những yếu tố như bụi và khí thải trong quá trình này nên không có biện pháp để ngăn ngừa thì sẽ gây ảnh hưởng tới con người
Thứ tư cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo tại vì Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận vậy nên nếu chúng ta khai thác hợp lý thì sẽ mang lại giá trị kinh tế và sự phát triển bền vững của xã hội còn nếu không thì sẽ dẫn tới những trường hợp ảnh hưởng tới môi trường gây biến đổi những yêu tố của môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Cuối cùng đó là đối vói việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chúng ta có thể hiểu đây là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương hay còn gọi là quỹ bảo vệ môi trường với mục đích để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1.1. Đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
+ Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
+ Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt;
+ Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như chúng ta đã biết thì pháp luật có đưa ra những đinh nghĩa để chúng ta hiểu hơn về cải tạo, phục hồi môi trường, theo đó đây được xem là hoạt động đưa môi trường và đưa hệ sinh thái tại khu vực môi trường bị tác động về gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Căn cứ dựa trên quy định này thì cần thực hiện theo dự án, Khi tiến hành khai thác khoáng sản cần đề ra những phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Theo đó phương án này để đảm bảo cho Môi trường được ổn định tránh những tác động xấu.
1.2. Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
+ Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
+ Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
+ Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;
+ Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.
Theo quy định như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra những nội dung chính khi lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường như đề ra giải pháp bảo vệ môi trường như, việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên với những giải pháp thiết thực nhất đối với việc cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra đối với phương án cải tạo phải đề ra được các hạng mục cụ thể khi tiến hành phục hồi môi trường, mục đích của việc phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường là để cho môi trường có thời gian ổn định về các yếu tố ban đầu của nó.
Như trên pháp luật có đề ra quy định về kinh phí ở đây sẽ bao gồm các khoản khi tiến hành thực hiện nội dung dự án bảo vệ môi trường theo kế hoạch của từng dự án có thể nguồn kinh phí sẽ khác nhau.
1.3. Một số nội dung khác liên quan tới khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
Thứ nhất, ” Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, được che chắn bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.” Chúng ta có thể hiểu là nếu đã nói tới tính độc hại thì một phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến con người nên việc vân chuyển phải thực hiện nhưng biện pháp an toàn như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, ” Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải được đánh giá tác động môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.” Điều này được hiểu là dựa theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cơ quan có thẩm quyền có thể biết được nội dung khai thác và quản lý được nội dung tốt hơn.
Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành biểu mẫu, hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện Điều này.
Như vậy chúng ta thấy Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí phải thực hiện theo quy định của pháp luật và có phương án bảo vệ môi trường đố với việc khai thác này.
2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:
2.1. Vai trò đối với nền kinh tế:
Tài nguyên thiên nhiên được hiểu là điều kiện cần để giúp phát triển nền kinh tế, trên thực tế có thể thấy mỗi khi chúng ta biết cách khai thác những tài nguyên thiên nhiên này một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn và đem lại hiệu quả đối với sự phát triển bên vững. Theo đó những tài nguyên như quặng kim loại sẽ giúp nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, giúp phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng, sành sứ…
2.2. Vai trò đối với sự phát triển ổn định của đất nước:
Tài nguyên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định như sau:
+ Liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Nhờ ưu đãi của tự nhiên mà nhiều quốc gia có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn.
+ Tạo ra nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên nhiên liệu cho ngành kinh tế khác.
+ Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Như vậy chúng ta có thể thấy tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng cho nên Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là vân đề cấp thiết và cần được thực hiện nghiêm túc và quản lý sát sao hơn nữa đối với hoạt động này.
Từ khóa » Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Bảo Vệ Môi Trường
-
Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên, Bảo Vệ Môi Trường Là điều Kiện để Phát ...
-
Tại Sao Phải Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường
-
Các Biện Pháp Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi ... - Thả Rông
-
Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên, Bảo Vệ Môi Trường Là ...
-
Việc Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên, Bảo Vệ Môi Trường, Bảo Tồn đa Dạn
-
Đề Xuất Các Giải Pháp Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi ...
-
VÌ SAO CẦN SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN?
-
Nêu Mục Tiêu, Phương Hướng Cơ Bản Nhằm Sử Dụng Hợp ... - Tech12h
-
Các Biện Pháp Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Và ... - Sangtaotrongtamtay
-
Lý Thuyết Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường Địa Lý 10
-
Bảo Vệ Môi Trường Và Hợp Lý Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên
-
Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Bảo Vệ Môi Trường - Luật Minh Khuê
-
Nêu Mục Tiêu, Phương Hướng Cơ Bản Nhằm Sử Dụng Hợp ... - Hoc247
-
Nêu Mục Tiêu, Phương Hướng Cơ Bản Nhằm Sử Dụng Hợp Lí Tài ...