Bảo Vệ Quá Dòng điện Có Thời Gian - Rơ Le 51 - TRI THỨC TỐT

2,4K

Bảo vệ quá dòng điện có thời gian (hay còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) là một trong những bảo vệ đơn giản nhất, được xây dựng trên đặc điểm tăng dòng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Nếu giá trị của dòng điện chạy trong mạch lớn hơn giá trị dòng điện khởi động, được chỉnh định theo điều kiện làm việc nặng nề nhất của mạng điện thì bảo vệ sẽ tác động.

1. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện có thời gian:

Nguyên lý của bảo vệ quá dòng điện có thời gian đã được trình bày trong bài viết Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện.

Đối với bảo vệ quá dòng điện, dòng điện khởi động của bảo vệ được tính theo công thức:

2. Đặc tính thời gian:

Có hai loại đặc tính thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng điện là: đặc tính độc lập và đặc tính phụ thuộc. Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính độc lập không phụ thuộc vào trị số dòng điện chạy qua bảo vệ, còn của bảo vệ có đặc tính phụ thuộc thì tỷ lệ nghịch với dòng điện chạy qua bảo vệ: dòng điện càng lớn thời gian tác động càng nhanh. Đối với các rơle điện cơ thường lấy Δt = 0,4 – 0,5 giây, với các rơle số thì Δt = 0,2 – 0,3 giây.

3. Thời gian tác động:

Thời gian tác động thực tế của bảo vệ được xác định phụ thuộc vào thời gian đặt ứng với họ đường cong theo tiêu chuẩn IEC 255-3 (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế) :

4. Độ nhạy:

Độ nhạy của bảo vệ được đánh giá bởi hệ số độ nhạy:

Xem thêm: Nguyên lý bảo vệ chống chạm đất hạn chế – Rơ le 87N Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dòng điện có hãm Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh – Rơ le 50

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

bảo vệ quá dòng điện có thời gianbảo vệ quá dòng điện cực đạibảo vệ rơlenguyên lý rơle 51

Từ khóa » Sơ đồ Relay Bảo Vệ Quá Dòng