Bảo Vệ Tầng Ozon Kết Nối Toàn Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
- f
- 3,915
- 35.903
Ngày 16 tháng 9 hằng năm là Ngày ozon thế giới. Trong ngày này, toàn thế giới nhắc lại tầm quan trọng của ozon, ảnh hưởng của con người đến sự suy thoái tầng ozon do thải những chất “làm hư hỏng” tầng ozon vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển.
Năm nay, chủ đề của Ngày ozon là “Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới”, nhằm thực hiện những điều đã được toàn thế giới nhất trí cam kết, thông qua Nghị định thư Montreal.
Có lẽ cũng không thừa nếu dành ít phút cùng nhau nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm đang diễn ra và hậu quả nặng nề của nó cũng như ôn lại chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ tấm lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta được an toàn.
Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm chung của mọi người. |
Ozon chính xác là gì?
Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh. Các nhà khoa học phát hiện chiếc áo quý báu bảo vệ sức khoẻ cho con người này, có chỗ bị thủng có chỗ mỏng hẳn đi… do chính con người gây ra, khiến tầng ozon phần nào mất tác dụng.
Tầng ozon bị suy thoái ra sao?
Một số hoá chất dùng trong gia đình và trong công nghiệp khi bay hơi vào khí quyển, bốc lên cao làm suy thoái tầng ozon. Tên của chúng, nếu không phải nhà chuyên môn, cũng khó nhớ, nào cloroflorocacbon (CFC), Halon, cacbontetraclorua, nào metyl clorofoc, metyl bromua… Chúng được dùng trong tủ lạnh, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại v.v…
Phải làm sao đây?
Tầng ozon chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm của cả loài người. Vì thế nguyên thủ các nước trên toàn thế giới đã họp tại Montreal (Canada), tìm một giải pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Kết quả là đã soạn thảo một hiệp định chung để loại trừ việc sử dụng các hoá chất làm suy thoái tầng ozon. Đó chính là Nghị định thư Montreal hiện đã được 195/196 nước cùng ký, soạn thảo vào năm 1987 và đã điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất vào năm 1992.
Chúng ta cần làm gì?
Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.
Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:
1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.
3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.
Theo Tuấn Hà - Vietnamnet- 3,915
- 35.903
Đời sống
-
Tại sao một quả chuối lại lơ lửng bên trong tàu vũ trụ Starship khi bay thử nghiệm?
-
Bác sĩ hologram - giải pháp mới cho y tế vùng sâu
-
Công bố kính mắt chống co giật cho người động kinh
-
Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng?
-
Khi người phụ nữ cao nhất và thấp nhất thế giới gặp nhau
-
Loài rắn độc tại Việt Nam nổi bật với "chiếc đầu trắng tang tóc"
Giải pháp
-
Khai thác năng lượng địa nhiệt của Trái Đất
-
Đo khí thải của bò để chống biến đối khí hậu
-
Giới khoa học Trung Quốc biến nước thải thành vật liệu bán dẫn
-
Côn trùng sẽ là nguồn thực phẩm tương lai?
-
Đức sử dụng nấm khử ô nhiễm đất và nguồn nước
-
Giảm phát thải khí nhà kính ấn tượng, Trung Quốc đã làm cách nào?
Tiêu điểm
-
Các nhà khoa học Nga tìm ra phương pháp giám sát ô nhiễm nước theo thời gian thực
-
Trung Quốc biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh
-
Vật liệu tự nhiên siêu bền, nếu trải lên mái nhà, nó sẽ không bị mục nát trong suốt 300 năm
-
Công nghệ Nhật Bản cho phép cảnh báo sớm sóng thần
-
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
-
Một số biện pháp phòng chống sét đánh
-
Các loài ký sinh trùng thích làm tổ và ăn não con người
Trang chủ .
Bảo mật .
Liên hệ .
Facebook .
Copyright © 2024 KhoaHoc.tvTừ khóa » Giải Pháp Bảo Vệ Tầng Ozon
-
CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN - Vấn đề Lỗ Thủng Tầng Ozon
-
Tầng Ozon Là Gì? Vai Trò Và Giải Pháp Giúp Bảo Vệ Tầng Ozon
-
Dán Nhãn Năng Lượng: Giải Pháp Bảo Vệ Tầng Ozon
-
VAI TRÒ CỦA TẦNG OZON, SỰ SUY GIẢM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC ...
-
Dán Nhãn Năng Lượng: Giải Pháp Bảo Vệ Tầng ôzôn
-
Việt Nam Hướng Tới Các Giải Pháp Ngăn Suy Giảm Tầng Ozôn
-
Việt Nam Nỗ Lực Bảo Vệ Tầng Ozone, Bảo Quản Thực Phẩm Và Vaccine
-
Bảo Vệ Tầng Ozon, Làm Chậm Lại Quá Trình Biến đổi Khí Hậu
-
Cách để Bảo Vệ Tầng ôzôn - WikiHow
-
Bảo Vệ Tầng Ozon - Bảo Vệ Cuộc Sống
-
Bảo Vệ Tầng Ozone, Làm Chậm Lại Quá Trình Biến đổi Khí Hậu
-
Vai Trò Của Tầng Ozon? Việt Nam Nỗ Lực Trong Việc Bảo Vệ Tầng Ozon
-
“Giải Cứu” Tầng Ozone
-
Giảm Nhẹ Phát Thải Khí Nhà Kính Và Bảo Vệ Tầng Ozone