Bảo Vệ Thực Vật - VNUF2
Có thể bạn quan tâm
Ngành Bảo vệ thực vật là gì?
• Bảo vệ thực vật (Plant Protection) là ngành đào tạo các kiến thức về cây trồng, đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng... • Những người làm việc trong ngành Bảo vệ thực vật chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.• Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật của Phân hiệu Trường ĐH Lâm nghiệp cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên môn về khoa học và kỹ thuật cây trồng, đặc biệt là kiến thức phòng trừ sâu, bệnh, dịch hại để bảo vệ cây trồng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Một số môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến như: Quản lý dịch hại tổng hợp, Côn trùng chuyên khoa, Bệnh cây chuyên khoa, Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Dịch tễ học trong BVTV, Động vật hại nông nghiệp, …
Học ngành Bảo vệ thực vật ở đâu?Hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Bảo vệ thực vật sau:- Khu vực miền Bắc:• Đại học Lâm nghiệp• Học viện Nông nghiệp Việt Nam• Đại học Nông lâm Bắc Giang- Khu vực miền Nam:• Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai• Đại học Nông lâm TP.HCM• Đại học Cần Thơ
Học ngành Bảo vệ thực vật sau khi ra trường làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí sau:• Các cơ quan quản lý công tác Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Khuyến nông từ cấp Tỉnh thành đến Trung Ương và xuống tới tận từng đơn vị địa phương huyện, xã… như Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Trung tâm KDTV vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật địa phương, Chi cục KDTV trực thuộc...• Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu cũng rộng mở với sinh viên ngành bảo vệ thực vật. Một số các đơn vị sinh viên có thể tham khảo như các trường Đại học, Cao đẳng liên quan, các cơ sở, các viện, các trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm giống cây trồng..• Bạn cũng có thể làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên trong ngành.• Ngành Bảo vệ thực vật hiện nay đang được chính phủ khuyến khích đầu tư với nhiều chính sách hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể tự xây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Hoặc thành lập các công ty tổ chức tư vấn hỗ trợ công tác Bảo vệ thực vật.
Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật Phân hiệu Trường ĐH Lâm nghiệp học tập thực tế tại vườn ươm.
Những tố chất phù hợp với ngành Bảo vệ thực vật.
Để có thể theo học ngành Bảo vệ thực vật, người học cần có một số tố chất dưới đây:• Yêu thiên nhiên, môi trường;• Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;• Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;• Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;• Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);• Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;• Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;• Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý;
Sinh viên K61_BVTV Phân hiệu Trường ĐH Lâm nghiệp học tập tại thực địa
Ngành Bảo vệ thực vật xét tuyển bằng phương thức nào?
Phương thức 1: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà trường.
Phương thức 2: Thí sinh đạt một trong các tiêu chí sau:
+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển học kỳ I năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);+ Điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học dùng để xét tuyển cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);+ Trung bình chung của tổng điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Phương thức 3: Thí sinh dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để xét tuyển. (Từ 600 điểm trở lên).
Phương thức 4: (Xét tuyển thẳng) Được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Tổ hợp môn xét tuyển
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học- C15: Toán, Văn, KHXH- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh- D01: Toán,Văn, Tiếng Anh
Đăng ký xét tuyển TẠI ĐÂY
Văn phòng tuyển sinh – Phân hiệu trường ĐH Lâm nghiệpĐ/c: Thị trấn Trảng Bom, H. Trảng Bom, Đồng NaiĐT: 02516 508 777 – 02516 578 999Website: https://vnuf2.edu.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/VNUF2Youtube: VNUF2 Channel
Từ khóa » Trồng Trọt Và Bảo Vệ Thực Vật Là Gì
-
Nghề Bảo Vệ Thực Vật - UEF
-
Ngành Bảo Vệ Thực Vật - Trang Thông Tin Tuyển Sinh Chính Thức Của ...
-
Trồng Trọt Và Bảo Vệ Thực Vật - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Thái Nguyên
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Ngành Bảo Vệ Thực Vật - Tuyển Sinh Số
-
Ngành Bảo Vệ Thực Vật Là Gì? Có Những Cơ Hội Việc Làm Thế Nào?
-
Bảo Vệ Thực Vật - Tuyển Sinh Đại Học Cần Thơ
-
Chi Cục Trồng Trọt Và BVTV - Đắk Lắk
-
Ngành Bảo Vệ Thực Vật Là Gì? Ra Trường Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?
-
Ngành Bảo Vệ Thực Vật Ra Làm Gì - 100% Có Việc Sau Tốt Nghiệp
-
Vị Trí Và Chức Năng; Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Chi Cục Trồng Trọt Và ...
-
Chi Cục Trồng Trọt Và Bảo Vệ Thực Vật
-
Giới Thiệu Ngành Bảo Vệ Thực Vật
-
Giới Thiệu Về Hoạt động Của Chi Cục Trồng Trọt Và Bảo Vệ Thực Vật ...
-
Thuốc Bảo Vệ Thực Vật – Wikipedia Tiếng Việt