Bảo Vệ Trẻ Em để Có Tương Lai Tốt đẹp Hơn
Có thể bạn quan tâm
Chủ trì Hội thảo “Định hướng truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”, ngày 25/5 tại Hòa Bình, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH Đặng Hoa Nam cho biết: Cùng với trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chúng ta tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em và bảo vệ trẻ em an toàn trên không gian mạng, giải quyết những vấn đề của giới trẻ, phá bỏ các mối nguy hiểm, những hình thức xâm hại, bạo lực trẻ em…
Theo Cục trưởng Đặng Hoa Nam, truyền thông cần tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức về trẻ em được thực hiện đầy đủ các quyền và nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em. Cùng với đó là truyền thông về những kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Để đảm bảo truyền thông hiệu quả, cần thống nhất về nội dung, thông điệp và sử dụng đồng bộ 3 kênh (báo chí, mạng xã hội, truyền thông cộng đồng). Cùng với đó là đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, thông tin đến từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư.
Thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Nguyễn Thị Nga cho biết: Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ trẻ em được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19. Tuy nhiên, năm 2021 toàn quốc phát hiện xảy ra 1.914 vụ xâm hại trẻ em, với 2.198 đối tượng, xâm hại 1.987 em. Mặc dù số vụ xâm hại trẻ em giảm 1,6% nhưng lại có diễn biến phức tạp, xảy ra một số vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong xã hội.
Vì thế, theo Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Nguyễn Thị Nga, để giảm thiểu tai nạn, bạo lực, xâm hại trẻ em thì cần chú ý truyền thông ở 3 cấp độ là phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, trong đó vấn đề phòng ngừa được đưa lên hàng đầu. Và, phải ưu tiên bảo vệ trẻ em tại gia đình, đề cao vai trò của cha mẹ, người chăm sóc và trẻ em được cung cấp thông tin, tham gia ý kiến.
Cách sử dụng mạng internet của trẻ em hiện nay rất khác so với thế hệ trước, vì thế nhà báo Hoàng Anh Tú cho rằng, báo chí cần có vai trò cung cấp thông tin cho các phụ huynh về những kỹ năng giúp trẻ em an toàn trên không gian mạng.
Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Ngân chia sẻ về việc trong quá trình tuyên truyền, truyền thông về những vấn đề liên quan tới trẻ em trên không gian mạng, các đơn vị cần đặt lợi ích của trẻ em lên hàng đầu, xác định đúng đề tài, chủ đề. Đặc biệt là có phương pháp khai thác thông tin phù hợp, đúng nguyên tắc về bảo vệ trẻ em.
Từ khóa » Cục Trẻ Em Vào Cuộc
-
Lãnh đạo Cục Trẻ Em: Phải Truy Cứu Trách Nhiệm Lãnh đạo Phường
-
Cục Trưởng Cục Trẻ Em Lên Tiếng Vụ Bé Gái Bị 9 Chiếc đinh Cắm Trong ...
-
Tổng đài Bảo Vệ Trẻ Em 111
-
Cục Trẻ Em Tổng Kết Công Tác Năm 2020, Phương Hướng, Nhiệm Vụ ...
-
Cục Trưởng Cục Trẻ Em: Cần Phải Xử Lý Mạnh Tay, Kịch Khung Hình ...
-
Công Tác Truyền Thông Về Trẻ Em Năm 2022 Sẽ Tập Trung Nâng Cao ...
-
Hãy Lên Tiếng Phòng, Chống Xâm Hại, Bạo Lực Trẻ Em - Bộ Lao động
-
Cục Trẻ Em đề Nghị Bảo Vệ Trẻ Em Trên Không Gian Mạng
-
Trẻ Em được Bảo Vệ, Chăm Sóc Toàn Diện Hơn - Kinh Tế - Xã Hội
-
Hãy Lên Tiếng để Bảo Vệ Trẻ Em - Báo Nhân Dân
-
Hãy Lên Tiếng để Bảo Vệ Trẻ Em - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Để Không Phải Nói "giá Như" Trước Những Vụ Xâm Hại Trẻ Em
-
Ngăn Chặn Bóc Lột Và Xâm Hại Trẻ Em: Cần Sự Vào Cuộc Của Cả Cộng ...