Bát Cung Thuộc Bát Quái Ngũ Hành
Có thể bạn quan tâm
Bắt đầu từ 8 quẻ đơn của Bát Quái mà hình thành nên 64 quẻ khác nhau, đó là việc sử dụng 8 quẻ trùng ghép với nhau mà thành. Tương ứng với mỗi quẻ đơn Bát Quái như vậy sẽ đi kèm với tính chất ngũ hành.
Trong đó quẻ Càn và quẻ Đoài thuộc ngũ hành Kim – quẻ Khôn và quẻ Cấn thuộc ngũ hành Thổ – quẻ Chấn và quẻ Tốn thuộc ngũ hành Mộc – quẻ Khảm thuộc ngũ hành Thủy – quẻ Ly thuộc ngũ hành Hỏa.
Hình thành tám cung:
Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:
https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/
Chúng ta sẽ sử dụng 8 quẻ đơn của Bát Quái làm cơ sở, dùng biện pháp kết hợp từ một quẻ với 7 quẻ còn lại, trong đó 1 quẻ đơn sẽ được thể hiện bằng ba vạch, thì sau khi kết hợp với 1 trong 7 quẻ đơn còn lại sẽ tạo thành quẻ có 6 vạch do tự thân và tự tương trùng mà có. Từ đó chúng ta sẽ có được 8 quẻ 6 vạch, quẻ này và 8 quẻ 6 vạch do quẻ này hợp thành thì được gọi là một cung, 64 quẻ sẽ đều tồn tại tám cung quẻ kết thành.
Từ cách hình thành này, để dễ hiểu thì chúng ta có thể xem nhóm 8 quẻ với 6 vạch này là một hệ thống nhỏ, còn 64 quẻ là một hệ thống lớn. Từ đó chúng ta sẽ không còn bỡ ngỡ mà nói rằng 64 quẻ là do tám hệ thống nhỏ hợp thành.
Tám cung sẽ có tên gọi như sau: Cung Càn – cung Đoài – cung Ly – cung Chấn – cung Tốn – cung Khảm – cung Cấn – cung Khôn. Nếu như ta dùng tám cùng này kết hợp với Ngũ Hành, thì tám cung này sẽ có tên gọi như sau: cung Càn và cung Đoài thuộc hành Kim – cung Khôn và cung Cần thuộc hành Thổ – cung Chấn và cung Tốn thuộc hành Mộc – cung Khảm thuộc hành Thủy – cung Ly thuộc hành Hỏa.
Bát Quái tượng lệ hay tượng cho tám quẻ:
Để dễ nhớ tượng của tám quẻ Bát Quái thì chỉ cần nhớ đoạn thơ như sau: Càn tam liên, Khôn lục đoạn, Chấn ngưỡng vu, Cấn phúc uyển, Ly trung hư, Khảm thủy trung mãn, Đoài thượng khuyết, Tốn hạ đoạn.
Càn tam liên là quẻ Càn có ba vạch thẳng liền không bị đứt đoạn.
Khôn lục đoạn là quẻ Khôn với ba hào đều chia một thành hai được quái đồ với sáu đoạn rời.
Chấn ngưỡng vu là quẻ Chấn với ba hào, trong đó hai hào trên là âm đứt đoạn và một hào dưới là dương liền vạch, bạn có thể nghĩ quẻ Chấn giống như một cái ống nhổ mà để ngửa lên trên, từ đó mới được đặt là ngưỡng vu.
Cấn phúc uyển là quẻ Cấn với ba hào, trong đó có một hào dương liền vạch, hai hào dưới là âm hào đứt đoạn, với quẻ Cấn này thì chúng ta nhìn gần giống như một cái bát úp ngược lại.
Ly trung hư là quẻ Ly, trong đó có hai hào dương vạch liền nằm ở phía trên và ở phía dưới, còn ở chính giữa là hào âm đứt đoạn.
Khảm trung mãn là quẻ Khảm, với hai hào âm đứt đoạn nằm ở phía trên và phía dưới, còn chính giữa là hào dương liền vạch, phần ở chính giữa thì đủ đầy.
Đoài thượng khuyết là quẻ Đoài, có hai hào dương liền vạch nằm ở phía dưới, phía trên cùng là hào âm đứt đoạn, gần như là phần miệng bị thiếu.
Tốn hạ đoạn là quẻ Tốn, với hai hào trên là dương liền vạch, phía dưới là hào âm đứt đoạn.
Mười Thiên Can: còn được gọi là Thập Thiên Can.
Bao gồm:
Giáp và Ất phương Đông thuộc Mộc.
Bính và Đinh phương Nam thuộc Hỏa.
Mậu và Kỷ Trung ương thuộc Thổ.
Canh và Tân phương Tây thuộc Kim.
Nhâm và Quý phương Bắc thuộc Thủy.
Ngày xưa thì Thiên Can được sử dụng cho thời gian, với 10 phù hiệu được đọc theo thứ tự là Giáp – Ât – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý.
Thời gian ở đây cụ thể dùng để chỉ cho ngày, ngày là dương, dương là trời. Với 10 Thiên Can như vậy sẽ được phân ra thành 2 nhóm, thứ nhất là Âm Can, thứ hai là Dương Can. Trong đó Dương Can gồm Giáp – Bính – Mậu – Canh – Nhâm. Âm Can bao gồm Ất – Đinh – Kỷ – Tân – Quý.
Khi kết hợp 10 Thiên Can với Ngũ Hành phong thủy thì sẽ được:
Can Giáp và Ất thuộc ngũ hành Mộc, Can Giáp là Dương Mộc, Can Ất là Âm Mộc.
Can Bính và Đinh thuộc ngũ hành Hỏa, Can Bính là Dương Hỏa, Can Đinh là Âm Hỏa.
Can Mậu và Kỷ thuộc ngũ hành Thổ, Can Mậu là Dương Thổ, Can Kỷ là Âm Thổ.
Can Canh và Tân thuộc ngũ hành Kim, Can Canh là Dương Kim, Can Tân là Âm Kim.
Can Nhâm và Quý thuộc ngũ hành Thủy, Can Nhâm là Dương Thủy, Can Quý là Âm Thủy.
10 Thiên Can kết hợp với ngũ phương:
Phương Đông có Can Giáp và Ất.
Phương Nam có Can Bính và Đinh.
Phương Tây có Can Canh và Tân.
Phương Bắc có Can Nhâm và Quý.
Phương Trung có Can Mậu và Kỷ.
Mười hai Địa Chi: hay còn gọi là Thập Nhị Địa Chi.
Bao gồm: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi.
Địa Chi cũng là một cách là người xưa sử dụng để nói về thời gian, cụ thể đó là tháng, trong đó sẽ được phân ra thành hai nhóm, một là Âm Chi và hai là Dương Chi. Dương Chi gồm có Tý – Dần – Thìn – Ngọ – Thân – Tuất, Âm Chi gồm Sửu – Mão – Tỵ – Mùi – Dậu – Hợi.
Một tháng như vậy bao gồm trung bình là 30 ngày, một tuần gồm có 10 ngày, tương ứng với 10 Thiên Can được lặp lại tuần tự.
Nếu như dùng 12 Chi kết hợp với 10 Can chúng ta sẽ có được 60 loại khác biệt nhau, đây là thập lục giáp tý. Khi sử dụng Thập Lục Giáp Tý thì chúng ta vừa có thể biết được năm – tháng – ngày và giờ.
Kết hợp 12 Địa Chi với Ngũ Hành:
Chi Dần và Mão thuộc ngũ hành Mộc, Chi Dần là Dương Mộc, Chi Mão là Âm Mộc.
Chi Tỵ và Ngọ thuộc ngũ hành Hỏa, Chi Tỵ thuộc Âm Hỏa, Chi Ngọ thuộc Dương Hỏa.
Chi Thân và Dậu thuộc ngũ hành Kim, Chi Thân là Dương Kim, Chi Dậu là Âm Kim.
Chi Hợi và Tý thuộc ngũ hành Thủy, Chi Hợi là Âm Thủy, chi Tý là Dương Thủy.
Chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc ngũ hành Thổ, Chi Thìn và Tuất là Dương Thổ, chi Sửu và Mùi là Âm Thổ.
12 Địa Chi kết hợp với 12 cầm tinh:
Chi Tý là Thủy – Chuột.
Chi Sửu là Ngưu – Trâu.
Chi Dần là Hổ.
Chi Mão là Thố – Thỏ.
Chi Thìn là Long – Rồng.
Chi Tỵ là Xà – Rắn.
Chi Ngọ là Mã – Ngựa.
Chi Mùi là Dương – Dê.
Chi Thân là Hầu – Khỉ.
Chi Dậu là Kê – Gà.
Chi Tuất là Khuyển – Chó.
Chi Hợi là Trư – Lợn.
Từ khóa » Các Quẻ Ngũ Hành
-
Phân Nhóm Các Quẻ Theo Ngũ Hành Của Mệnh - Dịch Học
-
64 Quẻ Dịch Và Âm Dương Ngũ Hành Can Chi - Phong Thủy Kỳ Bách
-
Bảng Tính Ngũ Hành Của 64 Quẻ Dịch Dùng ... - Nhà Đất Hải Phòng
-
Bảng Tính Ngũ Hành Của 64 Quẻ Dịch Dùng Trong Dự đoán
-
Chi Tiết Về 8 Quẻ đơn Trong Kinh Dịch - Thăng Long Đạo Quán
-
Chương 2: 8 Cung Và 64 Quẻ Dịch | Hà Schema | - Haschema
-
Đặc điểm Của 8 Quẻ Trong Kinh Dịch - Fudozon
-
Ngũ Hành - Tử Vi Cổ Học
-
GIEO QUẺ NGŨ HÀNH - Tử Vi Cổ Học
-
Bát Quái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sơ đồ Ngũ Hành Bát Quái, Tra Bát Trạch Phong Thủy Xem Hướng Chuẩn
-
Xem Tự Học Kinh Dịch Hội 64 Gieo Quẻ Ngũ Hành Luận Giải ... - Facebook
-
Ngũ Hành, Quẻ Kinh Dịch, Mai Hoa Dịch Số, Thái Ất, Bát Tự Hà Lạc ...