Bất đồng Nhóm Máu Mẹ Con ABO Có Nguy Hiểm & Cách Chữa
Có thể bạn quan tâm
Bất đồng nhóm máu mẹ con ABO hay Không tương thích ABO là một tình trạng có thể xảy ra trong thai kỳ. Về cơ bản, nó là một phản ứng miễn dịch xảy ra khi em bé có nhóm máu hệ ABO khác với nhóm máu của mẹ và do đó bị ảnh hưởng bởi các kháng thể do người mẹ sản xuất ra. Điều này nằm ngoài sự kiểm soát của người mẹ, vì nhóm máu là một phần bản chất tự nhiên của mỗi người. Các em bé có ABO không tương thích cần phải được theo dõi chặt chẽ, mặc dù nếu được điều trị hiệu quả thì chúng cũng đáp ứng rất tốt và không có ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe.
Tham khảo: Nhóm máu RH là gì
Vậy nó là gì?
Các nhóm máu khác nhau thì không tương thích với nhau, và khi trộn lẫn với nhau thì có thể phát sinh các biến chứng. Các nhóm máu khác nhau là do các phân tử nhỏ trên bề mặt của các tế bào máu khác nhau. Ở mỗi người đều có sự kết hợp của hai phân tử bề mặt mang tính chất riêng biệt của mình. Nhóm máu O không chứa bất kỳ phân tử bề mặt nào trong khi các nhóm máu khác thì có.
Khi có sự pha trộn của các nhóm máu khác nhau, hệ thống miễn dịch được kích hoạt và các kháng nguyên được sản xuất. Những kháng nguyên đó có thể làm phát sinh các vấn đề cho em bé.
Kiểm tra vấn đề tương thích máu là một trong những lý do vì sao việc xét nghiệm và xác định nhóm máu là rất quan trọng ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Tương tự như vậy,trước khi hiến và nhận máu cũng như các cơ quan nội tạng, việc xác định nhóm máu tương thích sẽ giúp làm giảm khả năng phát sinh vấn đề. Lý do là vì, tình trạng bất đồng nhóm máu mẹ consẽ dẫn đến những phản ứng tương tự như phản ứng miễn dịch với mức độ nhạy cảm cao.
Tham khảo: Những việc cần làm trước khi mang thai
Các nhóm máu chính thường xảy ra hiện tượng không tương thích ABO là:
- Ở thai nhi có nhóm máu A, B, hoặc AB.
- Ở bà mẹ có nhóm máu O.
Trẻ thừa hưởng nhóm máu từ cha mẹ, nhưng điều này không có nghĩa là em bé sẽ luôn luôn có cùng nhóm máu với người mẹ; người cha cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Nếu một em bé có nhóm máu O, hoặc em bé và mẹ có cùng nhóm máu, nói chung sẽ không có vấn đề gì xảy ra.
Tham khảo: Chăm sóc thai nhi
Nhưng không phải máu của bà mẹ và em bé được giữ tách riêng ra sao?
Người mẹ có nhóm máu O sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại các nhóm máu A và B, nhưng những kháng thể này quá lớn nên không thể vượt qua nhau thai được. Thông thường, trong suốt quá trình mang thai thì máu của người mẹ và em bé không thể pha trộn lẫn nhau. Chúng được giữ riêng biệt với nhau bởi màng nhau thai. Màng này như một bức tường chắn mà oxy và chất dinh dưỡng có thể đi xuyên vào để nuôi dưỡng em bé, nhưng máu thì lại không thể vượt qua. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phổ biến khi một vài tế bào máu của em bé di chuyển vào dòng máu của người mẹ. Đó là khi có trường hợp sẩy thai, trong lúc sinh, hoặc khi người mẹ bị một chấn thương nào đó.
Khi điều này xảy ra, các kháng thể nhỏ hơn gọi là Anti-A hay Anti-B có thể di chuyển ngược trở lại vào dòng máu của em bé. Kết quả là, chúng sẽ tấn công và tiêu diệt các tế bào hồng cầu của thai nhi. Những em bé bị ảnh hưởng theo cách này sẽ bị vàng da sơ sinh. Trường hợp này được gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh. Nếu lượng hồng huyết cầu quá thấp, bé có thể cần truyền máu để giúp nồng độ sắt trong máu trở lại đến mức độ bình thường. Cũng có khi cần phải thay máu. Việc này phải được thực hiện hết sức cẩn thận, những lượng máu nhỏ được đo lường kỹ lưỡng của em bé sẽ được loại bỏ và thay thế ngay lập tức bằng lượng máu hiến tặng cùng loại.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý thêm:
Thiếu máu tán huyết do bất đồng nhóm máu ABO có thể xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh, nước tiểu trong, phân vàng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, lượng bilirubin trong máu sẽ nhanh chóng giảm xuống, đào thải ra ngoài mà không gây hậu quả gì. Còn nếu phát hiện muộn có thể gây các di chứng về sau.
Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu và/hoặc vàng da, em bé có thể cần phải được theo dõi và chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Theo dõi và giám sát việc cho ăn, độ ẩm, lượng sắt, và mức độ vàng da chỉ được thực hiện tốt nhất ở nơi có đầy đủ đội ngũ chuyên gia y tế.
Các phương pháp điều trị
Các em bé mắc bệnh tán huyết có khuynh hướng bị vàng da rất nhanh sau khi sinh, với biểu hiện khá rõ ở da và mắt. Vàng da chính là kết quả của việc có quá nhiều bilirubin trong máu. Những em bé bị vàng da thường trông tái xám, hoặc có da giống như màu ôliu, cho dù về mặt di truyền thì chúng thuộc chủng người da trắng (Caucasian).
Tham khảo: Vàng da sơ sinh
Làm thế nào để đo mức Bilirubin?
Xét nghiệm máu ở em bé thường được thực hiện bằng cách chích lấy máu từ gót chân, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để đo mức bilirubin. Nếu nó vượt ngưỡng an toàn thì cần bắt đầu điều trị bằng đèn chiếu, một phương tiện cung cấp sóng ánh sáng.Khi sóng ánh sáng được hấp thụ qua da thì bilirubin sẽ bị biến đổi và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân.
Em bé bị thừa Bilirubin được điều trị như thế nào?
Trẻ sơ sinh được điều trị bằng đèn chiếu thường có phân màu xanh lá cây và không đồng bộ. Điều này là bình thường, và nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang đào thải bilirubin dư thừa. Một lựa chọn phổ biến khác thay thế cho đèn chiếu là sử dụng chăn Bili (Biliblanket). Loại chăn này sử dụng công nghệ sợi quang để cung cấp ánh sáng an toàn nhưng rất hiệu quả trực tiếp đến da bé. Chăn Bili có thể được sử dụng trong 24 giờ mỗi ngày, cho đến khi mực bilirubin đã giảm và các kháng thể của mẹ không còn trong máu của em bé. Việc điều trị này thường diễn ra vài ngày sau khi sinh.
Mẹ có biết:
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé
Từ khóa » Bố Mẹ Nhóm Máu A Và O Thì Con Nhóm Máu Gì
-
Nhóm Máu A Và Những Vấn đề Cần Chú ý để Bảo Vệ Sức Khỏe
-
Bố Nhóm Máu A Mẹ Nhóm Máu O Con Nhóm Máu Gì? - NOVAGEN
-
Xác định Huyết Thống Qua Nhóm Máu ABO Có Chính Xác Không?
-
Sự Liên Quan Giữa Nhóm Máu Cha Mẹ Và Con Cái - Vinmec
-
Cha Nhóm Máu A, Mẹ AB Thì Con Nhóm Máu Gì? - Báo Thanh Niên
-
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG THEO NHÓM MÁU
-
[Chuyên Gia Giải đáp]: Anh Em Ruột Có Cùng Nhóm Máu Không?
-
Những Trường Hợp Bạn Cần Biết Chính Xác Nhóm Máu Của Bản Thân
-
XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU CỦA CON KHI BIẾT NHÓM MÁU CỦA BỐ MẸ
-
6. Bố Mẹ Cùng Nhóm Máu A, Chắc Chắn Sẽ Sinh Ra Con ... - VnExpress
-
CÓ THỂ DỰA VÀO NHÓM MÁU ĐỂ XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG?
-
Con Nhóm Máu O Thì Bố Mẹ Nhóm Máu Gì?
-
Con Nhóm Máu Ab Thì Bố Mẹ Nhóm Máu Gì?
-
SƠ NÉT VỀ NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ Rh D(âm)
-
Bố Nhóm Máu O, Mẹ Nhóm Máu B, Con Nhóm Máu Gì? Nhiều Phụ ...
-
Giải Mã 'nỗi Oan' Cha Con Không Cùng Nhóm Máu Thì Không Phải Ruột ...
-
Bố Nhóm Máu B, Mẹ Nhóm Máu A Vẫn Có Thể Sinh Con Nhóm Máu O?