Bất động Sản Phía Nam Hà Nội Tăng Sức Hút Từ Trục Giao Thông 7.500 ...
Có thể bạn quan tâm
Hạ tầng và bất động sản: Nước nổi thuyền lên
Là một ngành kinh tế đặc thù, bất động sản có mối liên hệ mật thiết với quy hoạch hạ tầng, đặc biệt là sự phát triển của hạ tầng giao thông, mối quan hệ này được ví như nước với thuyền, "nước nổi thì thuyền lên". Nơi nào có các tuyến đường giao thông liên vùng thuận tiện, đầy đủ tiện ích sẽ thu hút người dân đến sinh sống, kéo theo sự tăng giá bất động sản khu vực đó.
Và câu chuyện cầu đường chạy tới đâu, bất động sản sôi động tới đó là thực tế trong suốt quá trình phát triển bất động sản từ trước tới nay.
Bất động sản Hạ Long là một ví dụ điển hình, kể từ khi cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đi vào hoạt động, bất động sản Quảng Ninh đã bước vào chu kỳ mới với mức giá tăng từ 20-30%, đặc biệt khu vực trung tâm du lịch như đường Bãi Cháy đã lên tới 70-80 triệu đồng/m2, Còn tại các tỉnh phía Nam, nếu như khu vực phía Tây TPHCM trước kia không có tên trong bản đồ bất động sản thành phố vì quá xa thì nay khi các công trình giao thông hoàn thiện như đại lộ Võ Văn Kiệt nối từ các quận phía Tây sang Đông hay đường Kinh Dương Vương vừa hoàn thành đề án nâng cấp… đã biến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Lối mở từ hạ tầng giao thông cho bất động sản vệ tinh Hà Nội
Trong bối cảnh khu trung tâm đối diện thách thức thiếu quỹ đất để phát triển dự án quy mô lớn, việc các doanh nghiệp và nhà đầu tư tìm đến các đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu. Nhờ sự đầu tư bài bản về quy hoạch, hạ tầng đã và đang giúp bất động sản đô thị vệ tinh sẵn sàng bùng nổ trong thời gian tới.
Mới đây nhất, dự án giao thông đình đám - tuyến đường trục phía Nam Hà Nội với mức đầu tư 7.500 tỷ đồng bao gồm 8 làn xe xuyên qua 4 quận, huyện TP Hà Nội là: Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa và Phú Xuyên đã tạo ra sự "đột biến" cho bất động sản tại các khu vực mà tuyến đường này đi qua.
Đây là tuyến đường bộ trọng điểm trên địa bàn TP Hà Nội, đồng thời cũng kết nối Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình với chủ trương nâng cấp thành tuyến quốc lộ Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính. Tuyến đường này kết nối trung tâm Hà Nội đi các quận huyện phía Nam như: Hà Đông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Mỹ Đức của TP Hà Nội, qua Hà Nam tới Ninh Bình.
Được coi là đường trục kết nối nội, ngoại thành dài nhất thủ đô, với điểm đầu giao đường Phúc La - Văn Phú (Kiến Hưng, Hà Đông), điểm cuối tiếp giao quốc lộ 1A - đoạn phía dưới cầu Giẽ (Châu Can, Phú Xuyên), chạy song song với các trục Tố Hữu, Quang Trung đã và đang tạo ra một đà phát triển bền vững cho thị trường bất động sản vệ tinh thủ đô trong việc tạo ra một liên kết vùng trong toàn bộ các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bất động sản là lĩnh vực hưởng lợi đầu tiên.
Với sự có mặt của tuyến huyết mạch này sẽ tạo ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản nhanh chóng với mức lợi nhuận hấp dẫn. Đây cũng là định hướng phát triển của các dự án bất động sản tại các quốc gia tiên tiến khi người dân có xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm nhưng sự thuận tiện trong kết nối giao thông vẫn phải được đảm bảo.
"Điểm hội tụ, đích thành công" tại Inoha City
Được quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh duy nhất trong bốn địa phương có tuyến đường cao tốc trọng điểm và quốc lộ 1A theo trục phía Nam Hà Nội chạy qua, Phú Xuyên có nhiều lợi thế về vị trí địa lý liên vùng và chủ trương phát triển của Hà Nội khiến mảnh đất này đang trở thành "điểm hội tụ" lý tưởng của các doanh nghiệp bất động sản và giới đầu tư để cùng đi tới "đích thành công" phía trước.
Trong đó, khu đô thị thương mại dịch vụ Inoha City thuộc tổ hợp công nghiệp - đô thị quy mô hơn 600 ha do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển N&G làm chủ đầu tư đang nhận được sự quan tâm và hấp thụ lớn từ thị trường. Dự án nằm trong quần thể tổ hợp khu công nghiệp - đô thị dịch vụ được tư vấn thiết kế bởi Tập đoàn danh tiếng Nikken Sekkei Nhật Bản, tái hiện lại những giá trị tinh hoa xưa của Hà Nội, nơi có những con phố cổ sầm uất và náo nhiệt ngày đêm nhưng vẫn giữ được nét rất riêng đầy duyên dáng.
Tọa lạc trong quần thể dự án khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, sở hữu vị trí chiến lược trên trục cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình (quốc lộ 1A mới) và quốc Lộ 1A cũ, trục cao tốc Tây Bắc - quốc lộ 5, giữa gần 36 làng nghề truyền thống tại Phú Xuyên, Inoha City hàng ngày đón lưu lượng người qua lại đông đúc, dễ dàng tiếp cận đến các tuyến đường quốc lộ huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế. Inoha City hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát huy lợi thế trở thành trung tâm văn hóa - kinh tế phía Nam Hà Nội.
Ngoài những lợi thế về vị trí, hạ tầng, Inoha City còn nằm trong khu vực chưa bị tác động bởi những cơn sóng lên xuống liên tục của giá đất nên vẫn sở hữu nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Ngoài ra, điểm cộng lớn của dự án là sản phẩm đất nền phân lô và chưa bắt buộc xây dựng ngay, điều này sẽ giúp khách hàng linh hoạt trong việc sử dụng để ở, xây dựng cho thuê hoặc chuyển nhượng mang lại tính thanh khoản cao. Đặc biệt với dự án đã đầy đủ pháp lý cùng số vốn đầu tư không quá lớn, khoảng một tỷ đồng thì đây là thời điểm "đúng lúc" nhất để các nhà đầu tư xuống tiền tại Inoha City.
Từ khóa » đường Trục Kinh Tế Phía Nam Hà Nội
-
Đường Trục Phía Nam Hà Nội Có Tác động Thế Nào Tới Thủ đô Và Khu ...
-
Vì Sao Dự án đường Trục Phía Nam Vẫn Còn 23km Nữa Chưa Triển Khai?
-
Dự án Nâng Cấp Mở Rộng đường Trục Kinh Tế Phát Triển Phía Nam ...
-
“Giải Cứu” Dự án đường Trục Phía Nam Hà Nội | Bất động Sản
-
Hà Nội: Thanh Lý, Chấm Dứt Hợp đồng Với 6 Dự án BT - Hànộimới
-
Top 7 Bản đô Dự án đường Trục Phía Nam Hà Nội Mới Nhất Năm 2022
-
Top 14 Tiến độ Dự án đường Trục Phía Nam Hà Nội Mới Nhất Năm 2022
-
Kiểm Tra 5 Dự án Hạ Tầng Giao Thông Tại Hà Nội, đẩy Nhanh Tiến độ
-
Toàn Cảnh Tuyến đường Hơn 7.500 Tỷ đồng Kết Nối 4 Quận, Huyện ở ...
-
Hà Nội Lên Tiếng Vụ “nội Chiến” Dự án BT đường Trục Phía Nam Hà Tây
-
Cienco 5 đẩy Nhanh Dự án đường Trục Phía Nam Hà Nội
-
Quy Hoạch Hà Nội: Bốn đại Dự án đô Thị Nam Cường Ra Sao?
-
Trục Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Bắc - Nam Hà Nội - KIENTRUC.VN
-
Quốc Lộ 21C – Wikipedia Tiếng Việt