Bắt Học Trò Vo Tròn Tờ Giấy Rồi Ném Vào Thùng Rác, Người Thầy Này ...
0 Lời bình
Một giáo viên cấp 3 đã dùng một trò chơi hết sức đơn giản nhưng lại ẩn chứa hàm ý sâu sắc để dạy các em học sinh về ý nghĩa và sứ mệnh của những người nắm giữ thế mạnh trong xã hội.
Ban đầu, thầy giáo cho mỗi học trò một tờ giấy, sau đó bảo các em vo tròn tờ giấy lại.
Tiếp theo, thầy giáo đặt một thùng rác ở phía trên chính giữa lớp học.
Thầy nói với các học trò rằng: “Trò chơi này rất đơn giản. Mỗi em đại diện cho một phần của quốc gia, đều có cơ hội trở nên vô cùng giàu có, có thể chen chân vào tầng lớp thượng lưu”.
“Chỉ cần các em có thể ngồi tại vị trí của mình, ném cục giấy trên tay vào trong thùng rác này, người nào ném trúng có thể trở thành người thuộc tầng lớp thượng lưu”.
Sau đó, các em học sinh ngồi phía cuối lớp bắt đầu phản đối: “Như vậy là không công bằng ạ”. Họ biết rằng các bạn ngồi phía trước sẽ có nhiều cơ hội ném cục giấy vào thùng hơn.
Tiếp đó, tất cả học sinh đều bắt đầu thử ném giấy, kết quả đúng như dự đoán, đa phần các học sinh ngồi hàng trên đều ném giấy vào thùng thành công (nhưng không hoàn toàn trúng 100%), còn các em ngồi ở hàng sau lại chỉ có một số ném vào được.
Và thầy giáo giải thích rằng: “Các bạn ngồi càng gần thùng rác thì tỉ lệ ném vào càng cao. Đây chính là cái mà người ta xem là thế mạnh trong xã hội. Các em có chú ý hay không, tất cả những người nghi ngờ về tính công bằng đều là những bạn ngồi ở phía dưới lớp?”.
Ngược lại, các học sinh ngồi phía trên cũng gần như không ý chú đến thế mạnh “bẩm sinh” của mình, những gì các em nhìn thấy chỉ có khoảng cách ngắn ngủi giữa các em và chính mục tiêu của mình.
Các học sinh ngồi càng gần thùng rác thì tỉ lệ ném vào càng cao.
Thầy nói tiếp: “Vì thế nên là một học sinh được đi học, điều mà các em phải làm chính là để ý đến những ưu thế mà các em có. Sau đó vận dụng thế mạnh được gọi là “giáo dục” này để cố gắng cống hiến cho xã hội cũng như tiếp tục không ngừng để bảo vệ những người bị lãng quên ở phía sau các em do họ không có thế mạnh”.
Một trò chơi đơn giản nhưng lời giải thích đơn giản của thầy giáo lại là một bài học sâu sắc cho các em học sinh. Quan niệm này thật sự là điều rất cần trong xã hội, không được xem nhẹ thế mạnh mình có mà phải biết sử dụng chúng và cố gắng để xã hội trở nên tốt hơn.
Nếu mỗi người đều nghĩ một chút cho xã hội này chứ không chỉ cầu mong cho sự giàu có và thành đạt của bản thân thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.
QTNS online sưu tầm từ nguồn Tinhhoa.net
Gửi Lời bình Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa nghiệp vụ quản lý nhân sự- Danh mục quy trình nghiệp vụ chuẩn trong quản lý nhân sự ( HR SOP )
- Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản trị nhân sự?
- Các chức năng thường có trong phần mềm nhân sự
- Các báo biểu thường có trong phần mềm nhân sự
- Top 5 Phần Mềm Nhân Sự Online Tốt Nhất Hiện Nay
Máy chấm công khuôn mặt
Máy chấm công khuôn mặt Máy chấm công khuôn mặt là sản phẩm công nghệ cao, hiện đại nhất trong những sản phẩm thuộc dòng máy chấm côngTừ khóa » Giấy Vo Tròn
-
Quan Sát Chuyển động Của 2 Tờ Giấy, Một để Phẳng, Một Vo Tròn Lại ...
-
Vỏ Tròn Giấy Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
4. Sự Rơi Tự Do - Củng Cố Kiến Thức
-
Tại Sao Tờ Giấy Vo Tròn Rơi Nhanh Hơn
-
Bài 4. Sự Rơi Tự Do
-
Tổng Hợp Giấy Vo Tròn Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Tổng Hợp Cục Giấy Vo Tròn Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Lấy Hai Tờ Giấy Tập Học Sinh, Một để Phẳng, Một Vo Tròn Lại. Thả ...
-
Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 4: Sự Rơi Tự Do
-
Trong TN 2, Hai Tờ Giấy Giống Nhau, Nặng Như Nhau, Tại Sao Tờ Giấy ...
-
Trả Lời Câu Hỏi C1 Trang 24 – Bài 4 - SGK Môn Vật Lý Lớp 10
-
Thí Nghiệm 1: Thả Một Tờ Giấy Và Một Hòn Sỏi - Haylamdo
-
Trong TN 2, Hai Tờ Giấy Giống Nhau, Nặng Như Nhau, Tại ... - Haylamdo