"Bật Mí" 11 Yếu Tố Kinh Doanh Phòng Gym Hiệu Quả, Thành Công

Kinh doanh phòng tập gym luôn cần có những chiến lược thông minh để kinh doanh có lãi. Trong thời buổi mà đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cũng ngày càng được chú trọng.

Xem thêm: Đăng ký kinh doanh phòng gym cần những gì?

Theo đó, các phòng gym Fitness, yoga, kickfit,… được mở ra ngày càng nhiều. Để kinh doanh thành công ở ngành này bạn phải tìm được con đường riêng cho riêng mình, cho cả trong công việc và cá nhân.

Để kinh doanh thành công, có thể sẽ mất một thời gian dài, nhưng học hỏi từ những người thành công sẽ là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất. Những bài học kinh doanh tốt nhất chúng ta sẽ học được đều bắt nguồn từ những điều đơn giản, những điều hiện hữu trước mắt, nhưng bạn có thể đã bỏ lỡ.

Có thể bạn quan tâm: Tư vấn mở phòng gym với 9 bước chi tiết

Dù dùng bất cứ cách thức nào để cạnh tranh thì người chủ phòng gym cũng cần phải nhớ rằng kinh doanh phòng tập thể hình không chỉ mục tiêu lợi nhuận mà hơn hết là tạo ra một môi trường tập luyện an toàn và lành mạnh cho khách hàng. Chỉ khi tuân thủ nguyên tắc hàng đầu là làm hài lòng khách hàng thì mới thu hút được thêm càng nhiều khách hàng mới đến với phòng gym của bạn.

Kinh doanh phòng tập Gym luôn cần có những chiến lược thông minh để kinh doanh hiệu quả và có lãi. Dù có nhiều sai lầm, thiếu sót nhưng 11 yếu tố trong kế hoạch kinh doanh phòng Gym sau đây sẽ giúp bạn tự tin bắt tay vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.

  1. 1. Kinh doanh phòng Gym cần xác định nguồn vốn cụ thể
  2. 2. Thông minh trong việc lựa chọn vị trí phòng tập
  3. 3. Xác định đối tượng khách hàng
  4. 4. Lựa chọn máy móc phòng gym
  5. 5. Thiết kế đẹp mắt, hợp lý, tạo thiện cảm với người tập
    1. 5.1 Thiết kế nội thất bắt mắt
    2. 5.2 Thiết kế tạo điểm nhấn mang phong cách riêng
  6. 6. Bố trí sắp xếp các loại máy tập hợp lý
  7. 7. Luôn tạo sự khác biệt so với đối thủ với phong cách riêng
  8. 8. Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho phòng tập.
  9. 9. Đội ngũ nhân sự phòng gym
    1. 9.1 Huấn luyện viên nhiệt tình, chuyên nghiệp
    2. 9.2 Nhân viên Lễ tân, tạp vụ
    3. 9.3 Quản lý
  10. 10. Chú trọng công tác marketing, truyền thông cho phòng tập
  11. 11. Quản lý và vận hành phòng gym
    1. 11.1 Quản lý phòng gym bằng phần mềm chuyên biệt
    2. 11.2 Quản lý trang thiết bị, máy móc phòng tập
    3. 1.13 Giám sát hoạt động phòng tập bằng camera

1. Kinh doanh phòng Gym cần xác định nguồn vốn cụ thể

Trong quá trình Setup phòng tập gym, việc đầu tiên là cần phải hạch toán ngân sách xem khả năng tài chính của mình là bao nhiêu. Và sau đó mới lựa chọn hình thức phòng gym của mình.

Bạn cần lên danh sách các đầu mục cho ngân sách của mình:

+ Số tiền bạn đang có sẵn trong tay

+ Số tiền bạn có thể huy động nhanh từ nguồn tài sản khác (hàng hóa, cổ phiếu, …)

+ Số tiền bạn có thể vay mượn từ bạn bè, ngân hàng…

+ Số tiền bạn có thể xoay dần trong quá trình triển khai

+ Hay thậm chí cả số tiền mà các đối tác có thể gối lại cho bạn chậm

Tuy nhiên, bạn cần cân đối để tránh tối đa việc vung tay quá trán. Và cần một khoản dự phòng cho việc duy trì hoạt động cơ bản của phòng tập gym như: tiền điện, tiền nước, trả lương cho nhân viên,…

Xem thêm: Mở phòng gym bao nhiêu tiền?

2. Thông minh trong việc lựa chọn vị trí phòng tập

Để kinh doanh phòng gym thuận lợi, bạn cần có một vị trí đẹp để có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phòng gym thông minh

Một vị trí đẹp sẽ giúp công việc kinh doanh phòng gym của bạn thuận lợi hơn

Lượng khách hàng tiềm năng ở đây được phân làm 3 nhóm chính: bình dân, phổ thông và cao cấp

Đối với nhóm khách hàng bình dân và phổ thông, thì những địa điểm lựa chọn nên gần với các khu trường học, khu dân cư hay gần các khu công nghiệp là tốt nhất. Và với phân khúc này bạn chỉ cần thuê mặt bằng giá không quá cao, từ đó giảm được giá vé, và sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Thiết kế phòng gym bình dân với chi phí thấp

Đối với nhóm khách hàng cao cấp, thì một địa điểm đẹp, rộng rãi và thuận tiện là điểm cộng lớn nhất. Tuy nhiên bạn sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho việc cải tạo, trang trí, marketing quảng bá phòng tập.

3. Xác định đối tượng khách hàng

Trong kinh doanh, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong công tác đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Kinh doanh phòng tập gym cũng vậy, bạn cần biết khách hàng của mình là ai và nhu cầu của họ là gì?

Xác định khách hàng mục tiêu khi kinh doanh phòng tập gym

Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ dễ dàng hơn trong công tác đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp

Khi xác định được đối tượng khách hàng chính, từ đó bạn có thể đưa ra mức đầu tư phù hợp và các gói thẻ hợp lý cho hội viên.

Đối với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, công nhân,… họ có mức chi phí trung bình nên giá vé có thể giảm, song có thể bù lại bởi số lượng.

Còn đối với nhóm đối tượng khách hàng cao cấp. Chi phí bạn sẽ phải bỏ ra để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các dịch vụ tiện ích, chất lượng phòng tập nên giá vé sẽ cao hơn. Tuy nhiên với nhóm khách hàng này họ sẵn sàng chi trả để tận hưởng những tiện ích mà phòng tập mang lại.

Xem thêm: Mở phòng gym có lãi không?

4. Lựa chọn máy móc phòng gym

Khi bạn mở phòng tập thể hình bạn sẽ phải đầu tư nhiều thứ chứ không chỉ có máy tập. Theo kinh nghiệm tổng quan, thị trường kinh doanh chiếm 20% trong chiến lược kinh doanh.

Khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phân tích đối thủ, thị trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó, bạn mới quyết định nên đầu tư vào máy tập nào, giá cả như thế nào để đảm bảo tương xứng quyền lợi của bạn với khách hàng.

Do đó, bạn không nên quá chú trọng bước đầu ở máy tập mà hãy nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đối thủ kinh doanh trước nhé.

Nếu ban đầu kinh phí khiêm tốn, bạn cứ đầu tư các máy tập cơ bản. Khi đã có nguồn thu, bạn mua thêm các máy tập đa dạng khác. Điều này giúp máy móc của phòng bạn trở nên phong phú và dễ hấp dẫn, thu hút khách hàng.

Bạn cũng cần quan tâm tới nguồn gốc của máy tập, tránh mua phải những loại máy kém chất lượng. Máy tập thể hình cần sự chắc chắn, an toàn và thẩm mỹ là điều tốt nhất.

Bạn thử đặt mình vào vị trí của người đi tập, trong khi tập mà máy tập không đảm bảo được sự chắc chắn an toàn thì chắc chắn phòng tập ấy sẽ gây mất thiện cảm. Điều này ảnh hưởng tới uy tín của phòng tập, và ảnh hưởng tới doanh thu của phòng gym.

Lựa chọn dụng cụ và máy tập gym phù hợp để kinh doanh phòng tập thể hình

Cần trang bị các loại dụng cụ và máy tập gym phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu tập luyện của người tập

Hơn nữa, nếu khách hàng là người tập chuyên nghiệp, những người tập thể hình nâng cao, họ sẽ quan tâm tới độ “vào cơ” của máy tập mà chọn phòng tập cho mình. Nên, nếu tài chính bạn đủ, nên chọn những hãng máy tập lớn và uy tín để đảm bảo giữ chân được khách hàng lâu dài nhất co thể.

Tuy máy móc không phải là tất cả, nhưng đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng phòng tập của bạn. Khách hàng có quay lại và tăng lên hay không cũng một phần nhờ vào trang thiết bị.

Tính thẩm mỹ của máy tập gym là một phần, nhưng quan trọng hơn là độ bền, chắc chắn và an toàn của người tập.

Ngày nay, không chỉ có những người đàn ông mới tới phòng tập gym. Phòng gym bây giờ cũng là nơi tập luyện ưa thích của chị em. Vì thế, nếu quảng bá đánh vào tâm lý phụ nữ tốt thì chắc chắn rằng số lượng khách hàng đến phòng gym của bạn cũng tăng lên.

Phái nữ sẽ tập trung nhiều vào giảm mỡ nên họ sẽ ưa thích những máy tập cardio, máy tập bụng, mông, đùi,… nhiều hơn.

Máy tập mông Impulse IT9508 phòng gym

Máy tập mông Impulse IT9508 được chị em phụ nữ vô cùng ưa chuộng tại phòng gym

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Fitness thì có hàng trăm, hàng nghìn các phòng tập được mở ra mỗi năm. Nếu phòng tập của bạn không thay đổi máy móc, không đầu tư máy tập mới, môn học mới thì có thể sẽ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh này.

Banner tư vấn setup gym miễn phí PC Banner tư vấn setup gym miễn phí mobile

5. Thiết kế đẹp mắt, hợp lý, tạo thiện cảm với người tập

5.1 Thiết kế nội thất bắt mắt

Một phòng gym thành công không chỉ thể hiện ở chất lượng dịch vụ mà còn thể hiện ở sự chuyên nghiệp trong thiết kế bắt mắt, tạo cảm hứng cho người tập luyện.

Thiết kế nội thất phòng gym đẹp tạo cho người tập một môi trường phục tập luyện tốt hơn, tăng cao lợi thế cạnh tranh với đối thủ và thu hút, giữ chân khách hàng tốt hơn.

Nếu bạn đầu tư một phòng tập với quy mô nhỏ, thiết kế không cần quá cầu kỳ, tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và đầy đủ các phân khu chức năng hợp lý.

Nếu bạn đầu tư phòng tập ở quy mô lớn và bài bản, bạn sẽ cần sự tư vấn của những người đi trước. Hoặc những đơn vị setup phòng tập gm uy tín chuyên nghiệp và tận tâm.

Thiết kế nội thất phòng gym bắt mắt

Thiết kế nội thất đẹp giúp phòng tập trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo cảm hứng cho người tập

Một phòng tập gym chuyên nghiệp sẽ cần có ít nhất hai phân khu: Khu vực tập luyện, và khu vực thư giãn. Ngày này, ở nhiều phòng tập gym cao cấp còn xây dựng nhiều tiện ích đi kèm như khu vực boxing, lớp cycling, phòng tắm, phòng thay đồ,… Kèm theo các tiện ích như dịch vụ ăn uống, hồ bơi, xông hơi,.. nâng cao chất lượng dịch vụ.

Xem thêm: 99+ dự án, mẫu thiết kế phòng gym để bạn tham khảo

5.2 Thiết kế tạo điểm nhấn mang phong cách riêng

Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của con người là sức khỏe và sắc đẹp, chính vì thế mà số lượng người đến những phòng tập gym ngày càng đông. Điều đáng quan tâm là phòng tập gym đâu chỉ để luyện tập, phòng tập gym còn là nơi lui tới để thư giãn và giải trí sau những giờ học tập và rèn luyện căng thẳng.

Ai đó đã từng nói, ánh sáng là thứ trang sức đẹp nhất và miễn phí. Quả là vậy, với việc sử dụng ánh sáng hợp lý trang trí cho phòng gym, bạn vừa có thể tạo nên điểm nhấn của phòng gym, vừa tạo động lực cho khách hàng.

Hoặc bạn có thể trang trí thêm cây xanh, đó là màu của sức sống, sự vận động, nhìn vào nó con người ta sẽ có được cảm giác nhẹ nhàng bình yên. Đây là màu của tự nhiên, của môi trường tươi tắn năng động, tượng trưng cho sức sống và hy vọng.

Ngoài ra, để trang trí tạo điểm nhấn cho phòng gym không thể thiếu một thứ: đó là Gương.

Thiết kế trang trí phòng gym bằng gương

Bất kỳ phòng gym nào cũng cần trang bị hệ thống gương để không gian phòng thêm rộng hơn, tạo nguồn cảm hứng cho người tập

Tại sao nên lắp gương trong phòng tập? Lý do như sau:

+ Tâm lý khách hàng thường thích nhìn ngắm chính mình trong lúc luyện tập, nó cũng rất tác dụng trong việc thúc đẩy động lực hăng hái tập của họ.

+ Nó sẽ giúp phản sáng ánh sáng, góp phần tiết kiệm điện. Mà lại khiến cho không gian tập luyện thêm bừng sáng.

+ Việc lắp những khung gương lớn cũng khiến cho một nơi diện tích nhỏ có được cảm giác rộng lớn hơn.

Ngoài việc nhìn, nếu bạn chọn được âm nhạc tốt cũng giúp khách hàng hài lòng. Một cách phối hợp hài hòa giữa nhạc hứng khởi tập luyện và nhạc êm ái cho thư giãn.

Sở dĩ đây là một tiêu chí quan trọng vì không gian phòng tập không chỉ là nơi tập luyện nâng cao sức khỏe mà còn giúp cho người tập thư giãn, xua đi sự mệt mỏi.

Tiếp đến là việc sắp xếp các loại máy tập sao cho không gian hợp lý nhất mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng khi tập luyện.

6. Bố trí sắp xếp các loại máy tập hợp lý

Không gian là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến cảm giác cũng như cảm xúc của người tập. Cần phải bố trí một không gian hài hòa, động nhất và đảm bảo an toàn khoảng cách giữa các máy tập. Sắp xếp các máy sao cho phù hợp và không bị lãng phí không gian, diện tích sàn.

Đối với các thiết bị gọn gàng như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục,… cần phải bố trí cách nhau khoảng 50-100cm. Còn các thiết bị tập nặng như giàn tạ cần phải bố trí nơi ít người đi qua, khoảng cách an toàn giữa các máy là 1 – 2m.

Khi lựa chọn mặt bằng cũng như sắp xếp máy tập bạn cần đảm bảo không gian tập luyện hợp lý. Đồng thời, bố trí hệ thống quạt thông gió, điều hòa đảm bảo hoạt động tốt, mang lại bầu không khí trong lành, thoải mái cho hội viên.

Máy móc trong phòng tập gym bao gồm: Máy cardio, máy khối kèm tạ, máy tập tháo lắp tạ rời, khu ghế tập tạ đơn.

+ Các máy tập gym nên phân khu theo chức năng (nhóm cơ) hoặc cấu tạo (dàn khung, máy tạ rời, máy tạ khối…) nên đặt gần nhau. Ví dụ: Khu máy tập Cardio riêng, khu máy tập ngực; khu máy tạ khối, khu máy tập Robot, khu vực tạ đơn riêng, …

Sắp xếp các khu chức năng riêng biệt cho phòng gym

Phân khu chức năng riêng biệt nhằm thuận tiện cho người tập và tiện cho việc quản lý

+ Vị trí đặt các trang thiết bị tập nặng và nâng tạ cần để tránh xa những thứ dễ hư, dễ vỡ như gương và cửa sổ.

+ Những loại máy sử dụng tạ đĩa nên sắp xếp gần nhau để người tập có thể tiện di chuyển, tháo lắp tạ luân phiên giữa các máy với nhau khi tập.

+ Sắp xếp các máy tập cao, kệ và tạ tay (tạ đơn) dọc theo các bức tường. Các loại ghế băng ghế tập ngắn và các máy tập thấp cho các nhóm cơ bắp đặt ở trung tâm của khu vực.

+ Đặt khu vực dụng cụ giãn cơ và khởi động trên chu vi của phòng tập để thuận tiện cho khách hàng sử dụng trước và sau tập luyện.

+ Nên sắp xếp các lối đi trong phòng tập để chúng có thể phân ra từng khu vực tập thể dục. Ngoài ra, các lối đi cũng có thể dẫn tới được ở giữa phòng tập dễ dàng cũng như tạo các lối ra trong trường hợp khẩn cấp.

+ Biển bảng, hướng dẫn, banner, TV… nên để vị trí hợp lý, dễ nhìn, không gây vướng cho các máy tập.

7. Luôn tạo sự khác biệt so với đối thủ với phong cách riêng

Trước khi mở phòng tập gym, để tạo được sự khác biệt, bạn cần tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh của mình đã có những dịch vụ gì? Giá cả ra sao? Từ đó tạo sự khác biệt cho riêng phòng tập của mình, từ trang thiết bị thiết kế tới dịch vụ, …

Ngoài ra, xây dựng văn hóa phòng tập riêng cho bạn là điều cần thiết bởi nó giúp các học viên thoải mái, nghỉ ngơi sau mỗi giờ tập luyện, không gian nghỉ ngơi còn có thể giải trí, giao lưu kết bạn với những học viên khác.

Một điều khá đơn giản nhưng lại giúp bạn quản lý phòng tập tốt đó là bảng nội quy. Có bảng nội quy hợp lý, phù hợp với đặc điểm khách hàng và cách quản lý của bạn sẽ giúp mọi người có ý thức hơn. Việc họ có ý thức và biết đến nội quy câu lạc bộ sẽ giúp tuân thủ quy định chung của phòng hơn.

Tiếp theo, đừng quên kinh doanh thêm những thứ cần thiết bên ngoài như nước uống, quần áo, giày thể thao, khăn lau, găng tay,…

Hơn nữa, những dịch vụ từ nhân viên của phòng tập, sự chăm sóc tận tình chính là yếu tố quan trọng giúp níu giữ khách hàng. Hãy cố gắng tạo sự khác biệt với đối thủ, bạn sẽ thấy mọi vấn đề thuận lợi hơn rất nhiều.

8. Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho phòng tập.

Các phòng tập thể hình cần phải có những nhân viên bảo trì, vệ sinh máy móc như máy chạy bộ, xe đạp để làm sạch khu vực bên dưới thiết bị nhằm giảm thiểu lượng bụi bẩn.

Chủ cơ sở cũng cần phải lau sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc như: màn hình hiển thị, các nút bấm, tay vịn, thảm chạy để triệt mầm bệnh cho người tập.

Do số lượng người tập đông và phải sử dụng chung dụng cụ ở phòng tập gym nên người tập cần biết tự bảo vệ mình khỏi những vi khuẩn có hại từ những dụng cụ này, đặc biệt là vào mùa hè hay những ngày thời tiết nắng nóng.

Chẳng hạn như mua và mang theo khăn lót để không trực tiếp tiếp xúc với dụng cụ. Người tập cũng nên chọn đến những cơ sở tập gym có uy tín và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh, không nên tiết kiệm, ham rẻ mà hại đến thân.

Điều đặc biệt các chuyên gia y tế lưu ý, chủ cơ sở của các phòng tập gym, yoga, thể hình muốn giữ khách hàng phải bảo vệ sức khỏe cho khách hàng của mình bằng cách luôn vệ sinh thảm sàn thường xuyên. Cơ sở tập luyện phải bố trí ở những nơi thoáng mát, các dụng cụ tập phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, được sát khuẩn sau một ngày sử dụng.

9. Đội ngũ nhân sự phòng gym

Tùy theo quy mô phòng tập mà đội ngũ nhân sự của bạn có thể ít hay nhiều bộ phận khác nhau. VÍ dụ như: quản lý, HLV, lế tân, kế toán, tạp vụ, marketing, sale, …

Nếu bạn đầu tư theo quy mô lớn thì bạn cần một ekip nhiệt tình và đam mê với nghề. Họ sẽ là người tìm kiếm, tư vấn và hướng dẫn và chăm sóc khách hàng của bạn. Và nếu làm tốt những công tác này, bạn sẽ tạo dựng được lòng tin tưởng, và yêu thích của hội viên.

9.1 Huấn luyện viên nhiệt tình, chuyên nghiệp

HLV là người sẽ trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng, nếu thái độ của HLV không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của khách hàng.

Đối với khách hàng, sự hài lòng và gắn bó lâu dài với một câu lạc bộ không phải chỉ ở phòng tập đẹp hay giá rẻ mà còn ở thái độ của nhân viên và đội ngũ quản lý phòng tập đó. Nên sự chuyên nghiệp nhiệt tình của đội ngũ HLV sẽ được đánh giá bởi khách hàng đầu tiên.

Huấn luyện viên phòng tập gym

HLV cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để người tập thoải mái và có động lực hơn khi tập luyện

Dù ít hay nhiều, phòng gym nào cũng cần có một HLV, và nếu bạn vừa là chủ vừa là HLV thì đó cũng là một điều tốt. Hoặc bạn có thể thuê thêm, nhưng cần có sự chọn lựa và đào tạo bài bản.

Hãy chắc chắn huấn luyện viên của bạn được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp và nắm rõ những quy chuẩn an toàn trong phòng tập để tránh những sự cố đáng tiếc.

Huấn luyện viên ngoài việc phải có những kỹ năng chuyên môn về thể lực, những thấu hiểu về dinh dưỡng liên quan đến tập luyện. Cũng như cách thức, phương pháp tập luyện an toàn để từ đó giải thích, hướng dẫn cho người tập, khiến họ thoải mái và có động lực hơn khi tập luyện.

Bên cạnh đó, để việc kinh doanh hiệu quả hơn thì huấn luyện viên cũng cần trau dồi thêm kiến thức về kỹ năng mềm, marketing, giao tiếp với khách hàng.

9.2 Nhân viên Lễ tân, tạp vụ

Ngoài HLV thì đây là bộ phận giao tiếp với khách hàng thường xuyên nhất. Khi khách hàng tới phòng bạn lần đầu thì lễ tân chính là những người tiếp xúc với họ đầu tiên.

Lễ tân quan trọng là phải có sự trung thực, nhanh nhẹn, nhiệt tình và giao tiếp với khách hàng tốt,có khả năng giải quyết nhiều thắc mắc phát sinh của khách hàng. Tất nhiên ngoại hình cũng là một điểm cộng.

Nhân viên Lễ tân, tạp vụ phòng gym

Nhân viên Lễ tân, tạp vụ góp phần giúp phòng gym sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp hơn

Bên cạnh đó, những người tạp vụ cũng góp công thầm lặng vào sự hoạt động trơn tru của phòng. Họ giúp khách hàng hài lòng với sự sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp phòng tập của bạn.

Bạn rất cần lưu ý tới khâu vệ sinh phòng tập. Đây cũng là một trong những yếu tốt quyết định xem khách hàng có muốn gắn bó lâu dài với bạn hay không.

9.3 Quản lý

Nếu bạn không thường xuyên có mặt ở phòng tập và không sát sao được công việc tại phòng gym của mình. Bạn có thể giao cho một người tin tưởng quản lý giúp bạn. Người quản lý sẽ thay bạn quyết định và chịu trách nhiệm mọi công việc tại phòng tập.

Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm cho việc vận hành của phòng. Như một giám đốc, bạn sẽ lo từ khâu quản lý nhân sự, marketing, bán hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi, quảng bá, rồi tới cả chăm sóc mối quan hệ với khách hàng…

Quản lý là một công việc bao quát chung và đa năng. Cần xắn tay vào tất cả các khâu vận hành của phòng. Phòng tập bạn có vận hành trơn tru hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng, kinh nghiệm và độ tâm huyết của người quản lý.

10. Chú trọng công tác marketing, truyền thông cho phòng tập

Một yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh phòng Gym là thiết kế và marketing.

Để tiếp cận tới các học viên, để khách hàng biết đến phòng tập thì phải có đội ngũ truyền thông giúp bạn quảng bá hình ảnh, dịch vụ của phòng tập. Nếu phòng tập và các gói kinh doanh của bạn không có sức hấp dẫn thì dù marketing có tốt đến mấy bạn cũng dễ thất bại.

Phòng tập GYM nào cũng cần marketing quảng cáo dịch vụ trên website, fanpage Facebook, Google, phát tờ rơi nên chắc chắn cần có sự kết hợp của thiết kế.

Thiết kế và marketing cần liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên các ý tưởng quảng bá hiệu quả. Việc quảng cáo có thành công hay không, có thu hút các học viên hay không đều do người thiết kế.

Nếu thiết kế banner, poster, tờ rơi, bảng hiệu, hình ảnh không đẹp thì việc quảng cáo sẽ trở nên tốn kém, vô ích.

Do đó, bất cứ phòng tập Gym nào muốn phát triển thì đều cần tìm cho mình đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đắc lực, giàu kinh nghiệm và có đam mê sáng tạo.

11. Quản lý và vận hành phòng gym

11.1 Quản lý phòng gym bằng phần mềm chuyên biệt

Cuộc sống luôn vận hành theo lối tịnh tiến không ngừng, ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống. Điều này đòi hỏi con ngưởi cần có những góc nhìn bao quát và xa rộng hơn để kịp thời đáp ứng được những yêu cầu của thời đại công nghệ khoa học phát triển.

Kinh doanh phòng tập gym cũng không thể nằm ngoài quy luật đó, cũng phải cần được làm mới để đáp ứng cho những nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng và cũng chính để hoàn thiện hơn kỹ năng quản lý, quản trị, giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng đương đầu trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Hệ thông cửa tự động phòng tập gym

Hệ thống cửa đóng mở tự động là một giải pháp tốt cho các phòng gym hiện nay

Các thông tin hội viên được ghi chép bằng tay, không có gì đảm bảo chính xác và nhân viên các ca làm rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Điều này cũng sẽ làm mất đi chi phí cho nhân lực đáng kể, chi tiêu quản lý phòng gym không đạt hiệu quả cao.

Ngày nay, các phòng tập đang cải tiến công việc quản lý hoạt động kinh doanh bằng cách thông qua các phần mềm quản lý phòng tập thông minh, xừ lý dữ liệu nhanh chóng, chuẩn xác và tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như nhân lực hơn những hình thức quản trị truyền thống.

11.2 Quản lý trang thiết bị, máy móc phòng tập

Trước tiên bạn phải nắm rõ cách thức hoạt động của từng loại máy, cách khắc phục nếu như có sự cố nếu có. Làm sao để máy móc có thể vận hành tốt nhưng vẫn đảm bảo tuổi thọ của máy.

Ngoài ra, máy móc cần được bảo dưỡng, chăm sóc thường xuyên sẽ vận hành tốt hơn, sạch sẽ và trông luôn mới qua thời gian. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nâng cấp, đổi mới trang thiết bị cho hợp xu hướng nhờ vào khoản quỹ dự phòng này.

Mẹo nhỏ: Bạn nên giành một quỹ khấu hao máy móc hàng tháng, quỹ này dùng để duy tu, nâng cấp, bảo dưỡng thiết bị phòng tập gym khi cần thiết.

1.13 Giám sát hoạt động phòng tập bằng camera

Việc lắp đặt và sử dụng camera giám sát giờ không còn gì xa lạ. Có hệ thống camera tại phòng sẽ giúp bạn theo dõi hoạt động của phòng dễ dàng và thuận tiện.

Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu bạn cũng có thể xem được những gì đang diễn ra tại phòng. Và bạn cũng có thể xem những bản ghi khi cần kiểm tra lại. Có hệ thống camera cũng giúp bạn tránh được một số rắc rối không cần thiết.

Xem thêm: Dịch vụ di dời phòng gym từ A-Z tại PT Fitness

Hy vọng với những yếu tố trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cho việc quản lý và vận hành phòng gym của mình. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Khách Hàng Phòng Gym