Bật Mí 24 Cách Chăm Sóc Tóc Suôn Mềm Mượt, Chắc Khỏe Ngay Tại Nhà

chăm sóc tóc đúng cách

Chăm sóc tóc đúng cách là chìa khóa giúp mái tóc phát triển đúng chu trình và luôn ở trạng thái chắc khỏe nhất. Nếu tóc không được chăm sóc đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng gãy rụng, hư tổn và xơ rối.

Có một triết lý mà ai cũng cần lưu tâm là “bạn chăm da kĩ càng bao nhiêu, thì cũng nên dưỡng tóc chu đáo bấy nhiêu”. Chăm sóc và nuôi dưỡng tóc đúng cách mang lại cho chúng ta những lợi ích sau đây:

1. Duy trì mái tóc chắc khỏe và suôn mượt

Trước tác động của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cùng các tác nhân gây hại bên ngoài như nắng gió, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời và hóa chất… mái tóc khó giữ được sự chắc khỏe và bóng mượt mãi. Vì vậy, chủ động chăm dưỡng tóc từ sớm thông qua việc bổ sung dưỡng chất cần thiết, tẩy tế bào chết, massage da đầu, chống nắng… sẽ giúp trẻ hóa mái tóc và duy trì được suối tóc bóng khỏe dài lâu. 

2. Phục hồi hư tổn cho mái tóc

Những hư tổn phổ biến như khô, xơ và chẻ ngọn khiến mái tóc trông “già nua” và mất thẩm mỹ. Thật tuyệt vời khi chăm sóc tóc đúng cách có thể ngăn chặn hư tổn lan rộng và phục hồi hư tổn cho mái tóc hiệu quả. Chăm chút kỹ lưỡng mỗi ngày, mái tóc sẽ rủ bỏ được hết thương tổn, hồi sinh mạnh mẽ.

3. Giảm nguy cơ xuất hiện gàu 

Gàu không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt cho da đầu, mà còn làm tăng nguy cơ rụng tóc. Do đó, việc ngăn chặn gàu xuất hiện cũng là cách bảo vệ sức khỏe mái tóc và da đầu của chúng ta.

Mặc dù không thể giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra gàu, thế nhưng việc chăm sóc và dưỡng tóc khoa học sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng này. Chẳng hạn, lựa chọn dầu gội đầu phù hợp hay thường xuyên tẩy da chết cho da đầu sẽ góp phần cân bằng dầu nhờn và hạn chế sự sinh trưởng của nấm Malassezia, từ đó giảm bớt rủi ro xuất hiện gàu giúp da đầu thông thoáng, thúc đẩy tóc mọc khỏe hơn.

4. Ngăn ngừa rụng tóc, thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn

Vấn đề khiến nhiều người đau đầu khi nghĩ đến đó là tóc rụng bất thường và chậm mọc lại. Tình trạng này liên quan chủ yếu đến sức khỏe của tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong nang tóc.

Bên cạnh sự rối loạn thần kinh nội tiết, việc chăm sóc tóc hay làm đẹp tóc sai cách cũng là một trong những lý do làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tóc rụng nhiều và kém phát triển. Do đó, chăm chút mái tóc cẩn thận chính là cách bảo vệ tế bào mầm tóc hiệu quả, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc nhanh hơn.

chăm sóc tóc đúng cách ngăn tóc gãy rụng

Chăm sóc tóc kỹ càng hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc

5. Bảo vệ sức khỏe da đầu

Các vấn đề thường gặp ở da đầu như ngứa ngáy, bong tróc, viêm nhiễm… đều có thể cản trở sự “lớn lên” của tóc. Chăm sóc tóc thận trọng từ những việc đơn giản như gội đầu sạch sẽ bằng loại dầu phù hợp hoặc đội mũ khi ra ngoài để tránh gió, bụi bẩn cũng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của da đầu, tạo môi trường thuận lợi cho tóc sinh trưởng.

6. Chống lại tác hại của các yếu tố môi trường

Việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường, bao gồm bức xạ mặt trời, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và hóa chất khác làm tăng sinh gốc tự do, dẫn đến rụng tóc. Nếu chăm sóc tóc tại nhà kỹ càng, nhất là tẩy tế bào chết đúng cách sẽ giúp loại bỏ những phân tử độc hại trước khi chúng tấn công vào chân tóc, ngăn ngừa hư tổn, giữ mái tóc chắc khỏe.

7. Dễ dàng tạo kiểu tóc theo ý muốn

Mái tóc bóng khỏe nhờ được chăm sóc đúng cách giúp giữ nếp tốt hơn và lên màu chuẩn xác, mang lại cho chúng ta mẫu tóc mới ưng ý nhất. Đây là điều mà một mái tóc khô xơ và dễ gãy rụng “mơ ước”. Tuy nhiên, dù bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe đến mấy cũng cần hạn chế tạo kiểu và nhuộm màu, bởi lạm dụng công nghệ làm đẹp tại salon sẽ khiến tóc “héo mòn” dần theo thời gian.

► Nếu như bạn đang có một mái tóc khô xơ, hãy xem bài viết 20 cách phục hồi tóc khô xơ và chẻ ngọn tại nhà để biết cách chăm tóc tốt cho tình trạng tóc của mình nhé!

8. Nâng tầm diện mạo

Không thể phủ nhận rằng, mái tóc đẹp sẽ làm cho gương mặt trông tươi tắn, trẻ trung và sắc nét hơn rất nhiều. Thêm nữa, mái tóc đẹp giúp che giấu phần nào khuyết điểm cơ thể, tôn lên vóc dáng của chúng ta. Chính mái tóc chắc khỏe đã góp phần nâng tầm diện mạo để chúng ta có thể tự tin hơn về vẻ ngoài của bản thân và tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. 

Một quy trình chăm sóc tóc và nuôi dưỡng tóc khoa học đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của của mái tóc, góp phần ngăn chặn các yếu tố gây rụng tóc và tạo điều kiện thuận lợi cho tóc mọc lên suôn mượt.

Bắt đầu thói quen chăm sóc tóc chỉn chu, bạn có thể cảm thấy phiền phức vì cần thực hiện khá nhiều công đoạn. Thế nhưng, từng bước từng bước làm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ phát hiện mọi thứ giản đơn hơn nhiều so với những gì mình nghĩ.

Việc chăm sóc tóc cũng giống như khi chăm sóc da, có thể là một thách thức lớn đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những ai bị hạn chế về thời gian. Tuy nhiên, không cần “nhìn Đông ngó Tây” để thêm bối rối, bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau là sẽ sở hữu mái tóc suôn mượt mà không “mất tiền” cho salon:

Bước 1: Chải tóc bằng lược thưa và massage thư giãn da đầu

Công đoạn đầu tiên trong quy trình chăm sóc chuẩn salon tại nhà là chải tóc và massage da đầu. Dùng lược thưa nhẹ nhàng gỡ tóc rối trước khi gội sẽ làm giảm đáng kể lượng tóc rụng xuống ống thoát nước. Sau đó, dùng các đầu ngón tay xoa bóp đều khắp da dầu khoảng 5 phút để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng… mà chúng ta sử dụng ở những bước chăm sóc tóc tiếp theo.

Bước 2: Tẩy tế bào chết cho da đầu

Dầu nhờn, bụi bẩn, vảy chết hay tàn dư của sản phẩm tạo kiểu tóc bám ở da đầu, bưng bít chân tóc lâu ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy mà còn là nguyên nhân làm suy yếu tóc. Tẩy tế bào chết sẽ loại bỏ hết những “kẻ ăn bám” này giúp da đầu sạch sẽ và thông thoáng.

Tẩy da chết là khâu không thể thiếu trong cách dưỡng tóc chuẩn chỉnh còn bởi tác dụng làm dịu kích ứng và giảm căng thẳng, tiếp thêm sinh lực cho da đầu. Có thể thấy, tẩy tế bào chết mang lại lợi ích cho hầu hết mọi người, đặc biệt là người da đầu nhiều gàu, da đầu khô và tóc dầu.

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như muối, nước cốt chanh, mật ong, dầu oliu… hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết cho da đầu sẵn có ngoài thị trường để loại bỏ tế bào chết cho da đầu. Dưới đây là 2 cách làm sạch da chết từ thiên nhiên đơn giản để các bạn tham khảo:

Tẩy tế bào chết da đầu bằng đường nâu và bột yến mạch 

  • Bước 1: Trộn đều 2 thìa cà phê đường nâu, 2 thìa cà phê bột yến mạch đã nghiền mịn và 2 thìa cà phê dầu dưỡng tóc tùy chọn để tạo thành hỗn sền sệt.

  • Bước 2: Làm ướt tóc, rồi thoa đều hỗn hợp này lên toàn bộ da đầu và tóc.

  • Bước 3: Massage theo chuyển động tròn khoảng 5 phút để làm bong hết tế bào chết.

  • Bước 4: Gội đầu lại bằng dầu gội và dưỡng tóc bằng dầu xả.

Sử dụng bã cà phê và dầu thiên nhiên 

  • Bước 1: Trộn đều 4 muỗng canh dầu thiên nhiên mà bạn yêu thích (dầu dừa hoặc dầu ô liu) với 6 muỗng canh bã cà phê để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.

  • Bước 2: Làm ướt tóc, rồi bôi hỗn hợp lên khắp da đầu và tóc.

  • Bước 3: Massage trong khoảng 5 phút để lột bỏ hết bụi bẩn, mảng bám khỏi chân tóc và da đầu.

  • Bước 4: Xả hết hỗn hợp tẩy tế bào chết, sau đó gội đầu và dưỡng tóc như bình thường.

tẩy tế bào chết da đầu bằng bã cà phê

Dùng bã cà phê tẩy tế bào chết giúp da đầu sạch bụi bẩn và dầu nhờn

Mặc dù các công thức tẩy tế bào chết này hoàn toàn từ thiên nhiên, nhưng bạn chỉ nên áp dụng 1 hoặc 2 lần mỗi tuần. Tuyệt đối không thực hiện mỗi ngày vì có thể gây tổn thương da đầu và chân tóc.

Bước 3: Gội đầu sạch sẽ

Làm gì thì làm cũng không được bỏ qua công đoạn gội đầu bởi chỉ khi tóc sạch thì nhìn mới mượt mà; da đầu phải sạch thì chân tóc mới khỏe mạnh. Nhưng không phải vì thế mà bạn gội đầu mỗi ngày đâu nhé! (2) (3)

Chuyên gia khuyên, chúng ta chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần/ 1 tuần và hòa loãng dầu gội với nước rồi thoa lên tóc. Làm như vậy để đảm bảo toàn bộ da đầu đều được làm sạch và tránh tình trạng da đầu ở một vị trí nào đó bị “bội thực” dầu gội do xoa dầu gội trực tiếp lên tóc.

Khi gội đầu, bạn có thể kết hợp massage da đầu nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay để kích thích tuần hoàn máu giúp tóc mọc tốt hơn. Tránh dùng móng tay cào (gãi) da đầu bằng lực mạnh nếu không muốn da đầu của bạn trầy xước và chân tóc bị tổn thương.

Bước 4: Thoa dầu xả dưỡng ẩm cho tóc

Sau bước gội đầu sạch sẽ là đến công đoạn xả tóc. Dầu xả cung cấp độ ẩm giúp mái tóc bóng mượt tức thì và quan trọng hơn, dưỡng chất trong dầu xả giúp phục hồi lớp biểu bì (cutin) – phần ngoài cùng của sợi tóc, từ đó giảm bớt tác động độc hại từ môi trường đến kết cấu bên trong sợi tóc. (4)

Mỗi loại tóc sẽ phù hợp với một loại dầu xả nhất định. Nếu tóc khô xơ, bạn cần dầu xả có khả năng cấp ẩm cao, còn nếu tóc nhờn thì bạn cần dầu xả ít dầu. 

Bạn nên thoa dầu xả từ ngọn tóc (phần bị hư tổn rõ nhất) đến phần cách da đầu khoảng 1 đốt ngón tay, không nên thoa sát chân tóc vì có thể khiến da đầu bết và xuất hiện gàu nhiều hơn.

Để dầu xả thẩm thấu vào sâu bên trong lớp biểu bì, bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng mái tóc và ủ dầu xả bằng mũ ủ tóc cá nhân khoảng 5 – 7 phút.

Bước 5: Cung cấp thêm dưỡng chất chăm sóc tóc 

Hầu hết mọi người đều sẽ dừng ở bước ủ dầu xả vì cho rằng, đến đây là đủ để có mái tóc khỏe đẹp. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, dưỡng tóc mềm mượt từ thiên nhiên thông qua mặt nạ tóc tự chế bằng trứng gà, dầu oliu, dầu dừa… hay tinh dầu chiết xuất từ thực vật là khâu cần có trong quy trình chăm sóc tóc tại nhà.

Những dưỡng chất tự nhiên này giúp tăng cường độ ẩm cho tóc, giảm xơ rối và đưa tóc vào nếp dễ dàng hơn. Bạn đừng sợ mất nhiều thời gian cho công đoạn này bởi mỗi tuần chỉ yêu cầu đắp mặt nạ hoặc bôi tinh dầu dưỡng cho tóc 1 lần.

Bước 6: Để tóc khô tự nhiên

Sấy tóc là lựa chọn số 1 của nhiều chị em để thoát khỏi tình trạng ướt át, khó chịu, nhưng hơi nóng thổi trực tiếp vào tóc sẽ khiến tóc dễ bị khô và xơ. Do đó, nếu chưa gấp gáp phải ra đường, bạn nên để tóc khô tự nhiên (hạn chế sử dụng máy sấy), sau đó mới chải để tóc vào nếp nhé. 

Bí quyết để mái tóc bóng mượt đó là bạn dùng khăn mềm thấm bớt nước. Sau đó, bạn có thể dùng khăn quấn tóc lại và để trên đầu cho khăn tự thấm nước, hoặc lau nhẹ rồi để tóc khô tự nhiên.

Bước 7: Bổ sung tinh chất chuyên sâu

Lúc tóc đã khô hoàn toàn, bạn dùng tay (hoặc lược) xới nhẹ mái tóc để từng sợi tóc bung rời đem lại cảm giác bồng bềnh. Trước khi đi ngủ, bạn nên “ru êm” mái tóc bằng chút dầu dưỡng hoặc serum chuyên sâu sẽ giúp mái tóc suôn mượt và mềm mại. Bạn cũng có thể bổ sung các sản phẩm nuôi dưỡng và phục hồi tế bào mầm tóc chuyên biệt (điển hình như Qik Hair) để giúp tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Bước 8: Bảo vệ tóc cẩn thận

Nếu như da cần bôi chống nắng trước khi ra ngoài, thì tóc cũng cần được săn sóc cẩn thận nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố gây hại từ môi trường như khói bụi, ánh nắng mặt trời… Do đó, bạn hãy nhớ thoa dầu dưỡng bảo vệ tóc (có thể dạng xịt, dạng gel hoặc dầu dưỡng) mỗi sáng nhé!

sử dụng dầu dưỡng tóc

Thoa dầu dưỡng tóc để hạn chế tác hại từ bên ngoài

Thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc tóc như đã hướng dẫn, mái tóc của bạn sẽ óng ả và tràn đầy sức sống. Nghe có vẻ rắc rối, nhưng bắt tay vào hành động, bạn sẽ thấy quy cách chăm tóc này thật sự đơn giản và dễ dàng.

Bên cạnh quy trình chăm sóc tóc bài bản, để tóc bóng khỏe và mượt mà hơn, bạn cần phải lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây: (5)

1. Hiểu rõ loại tóc của mình

Muốn biết mái tóc cần gì hoặc thiếu gì, bạn phải hiểu rõ loại tóc của mình. Từ việc nhận biết chính xác đặc điểm của mái tóc là tóc khô hay tóc dầu, tóc khỏe hay tóc yếu, tóc thẳng hay tóc xoăn, tóc mỏng hay tóc dày… bạn sẽ có cơ sở để điều chỉnh quy trình chăm sóc phù hợp nhất với từng loại tóc.

► Xem thêm bài viết Cách chăm sóc tóc mỏng yếu trở nên chắc khỏe bất ngờ nếu như bạn đang có một mái tóc mỏng và dễ gãy rụng.

► Xem ngay bài viết: Các loại tóc thường gặp và cách chăm sóc chi tiết để hiểu hơn về loại tóc của mình.

2. Gội tóc khi cần thiết

Không có đáp án chung cho câu hỏi nên gội đầu bao nhiêu lần trong tuần, nhưng theo các chuyên gia, mỗi người nên gội cách ngày hoặc 3 lần/ 1 tuần. Bởi nếu gội đầu mỗi ngày sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc dễ bị hư hại hơn. Bạn có thể tham khảo lịch gội cho từng loại tóc như sau:

  • Đối với tóc khô nên gội 3 ngày/ 1 lần (tuần 2 lần).

  • Đối với tóc dầu nên gội cách ngày (tuần gội 3 – 4 lần).

  • Đối với tóc bình thường (không khô, không nhờn) nên gội 2 – 3 lần/ tuần.

► Mời bạn xem thêm bài viết Gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không? Tóc bẩn hay sạch giúp tóc nhanh dài hơn? để tìm hiểu thêm về việc nên gội đầu như thế nào cho hợp lý nhé!

3. Không gội đầu bằng nước nóng

Nước nóng làm tăng nguy cơ mất đi lớp dầu bảo vệ tóc của bạn. Vậy nên, cách chăm sóc đẹp tự nhiên là gội đầu bằng nước bình thường (vào mùa đông có thể gội bằng nước ấm). Đặc biệt, nếu bạn đang ở xử lạnh hoặc khi tiết trời từ thu chuyển sang đông, bạn chắc chắn sẽ cần tới bài viết cách chăm sóc tóc mùa đông.

4. Dùng lược thưa kẽ để chải tóc

Chải tóc sau khi tóc đã khô và nên chải bằng lược thưa. Bởi vì, dùng chiếc lược thông thường để chải, tóc sẽ bị kéo giãn, khiến tóc dễ bị gãy và hư tổn.

⇒ Xem thêm: 7 mẹo chải tóc đúng cách để ít bị rụng và óng mượt.

5. Không sử dụng máy sấy công suất lớn

Trong lúc vội vã đi làm, đi học hay đi chơi, nhiều người thường có thói quen bật máy sấy công suất lớn nhất để tóc nhanh khô. Điều này không chỉ làm tóc khô xơ mà còn có thể làm bỏng da đầu.

Theo chuyên gia, khi sử dụng máy sấy, nên để chế độ làm khô trung bình đến khi tóc gần khô thì chuyển sang tốc độ gió thấp nhất. Trước khi sấy, mọi người nhớ thoa gel dưỡng để bảo vệ tóc khỏi tác hại của nhiệt.  

6. Cần xả sạch Clo trên tóc sau khi bơi 

Clo trong nước ở hồ nơi có thể làm tóc khô và dễ gãy. Vậy nên, trước khi xuống hồ bơi, mọi người cần đội mũ bơi và bôi sản phẩm cân bằng độ pH, còn sau khi bơi xong, cần gội lại tóc thật sạch để rửa trôi hết clo. 

7. Tránh chạm hoặc vuốt tóc nhiều lần

Vốn dĩ tóc của bạn đã có sẵn lớp dầu tự nhiên để làm bóng và giữ ẩm cho tóc, nên khi chạm tay liên tục lên tóc sẽ làm tăng lượng dầu gây ra hiện tướng bóng nhờn và bết dính. Hạn chế tối đa hành động vuốt tóc, sờ tay lên tóc sẽ giúp bạn giữ mái tóc bồng bềnh và “buông lơi” tự nhiên.

chạm hay vuốt tóc nhiều lần

Không nên chạm hoặc vuốt tóc nhiều vì sẽ làm tăng lượng dầu trên tóc gây bết dính

8. Cắt tỉa tóc thường xuyên

Thường xuyên “tỉa tót” phần ngọn tóc khô, chẻ nhánh sẽ mang lại diện mạo khỏe khoắn và suôn mượt cho mái tóc. Việc cắt tỉa tóc nên tiến hành khoảng 3 tháng một lần và nếu tóc bạn bị chẻ ngọn nặng, hãy tỉa tóc 6 tuần một lần.

Cách tỉa tóc không khó như cắt tóc tạo kiểu ở tiệm. Bạn hoàn toàn có thể “san phẳng” ngọn tóc chẻ, khô và xơ bằng một chiếc kéo thật sắc bén. Đối với trường hợp chẻ ngọn, bài viết cách chăm sóc tóc chẻ ngọn sẽ làm hài lòng mong muốn của bạn.

9. Hạn chế nhuộm tóc

Phủ hóa chất đổi màu tóc là cách làm đẹp tóc phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay. Thế nhưng, hóa chất là một trong những tác nhân chính làm hỏng mái tóc của bạn, và nếu lạm dụng thuốc nhuộm quá nhiều sẽ dẫn đến những hư tổn không thể sửa chữa, đặc biệt là khi chúng tiếp cận và tiêu diệt tế bào mầm tóc bên trong nang tóc. Hãy hạn chế tối đa nhuộm tóc (nhất là thuốc nhuộm vĩnh viễn) để gìn giữ mái tóc chắc khỏe theo thời gian bạn nhé!

► Hãy bỏ túi cho mình 18 cách chăm sóc tóc nhuộm giúp dưỡng bền màu, giảm khô xơ và gãy rụng để áp dụng khi cần thiết bạn nha!

10. Bảo vệ tóc trước ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng tóc tương tự như khi nó làm tổn thương da của bạn. Tiếp xúc trực tiếp và liên tục với ánh nắng mặt trời sẽ làm khô tóc, đổi màu tóc. Chính vì thế, bất cứ khi nào phải ở ngoài trời trong thời gian dài, bạn hãy bảo vệ mái tóc bằng mũ và sử dụng sản phẩm dưỡng tóc chứa các thành phần chống tia UV.

11. Hạn chế các dụng cụ tạo kiểu tóc có nhiệt độ cao

Sự phổ biến của các loại máy ép, máy uốn mini giúp mọi người có thể dễ dàng tạo kiểu tóc theo ý muốn ngay tại nhà. Tuy nhiên, việc lạm dụng các dụng cụ tạo kiểu tóc này khiến những hư tổn như khô, xơ, chẻ ngọn… dần xuất hiện trên mái tóc. Để giữ sự bóng mượt tự nhiên của tóc, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại máy tạo kiểu này.

► Nếu bạn đã làm đẹp cho mái tóc của mình bằng việc uốn tóc hay duỗi thì hãy xem ngay bài viết Cách chăm sóc tóc uốn giữ nếp lâu và không bị khô ngay tại nhà và bài viết Cách chăm sóc tóc duỗi thẳng và cúp tại nhà nhé. Nó sẽ giúp cho mái tóc của bạn càng ngày càng đẹp hơn đấy!

12. Tránh buộc tóc quá chặt

Buộc tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím sẽ giúp bạn dễ dàng vận động, nhưng lưu ý không kéo tóc quá chặt vì sẽ làm tóc bị hư tổn và gãy rụng. Cố gắng thay đổi kiểu tóc khác như cài tóc bằng băng đô, buộc tóc bằng ruy băng… để mái tóc được “tự do” tung bay.

13. Dưỡng tóc tại nhà bằng thiên nhiên

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn sản phẩm chăm sóc tóc khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn, nhưng đừng bỏ phí những công thức dưỡng tóc từ nguyên liệu tự nhiên ngay trong nhà bếp như trứng gà, dầu ô liu, mật ong, nha đam, trà xanh… Dưỡng chất tự nhiên không thể thay thế công dụng của các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên biệt, nhưng sẽ góp phần giúp mái tóc bóng đẹp và khỏe khoắn hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm các cách dưỡng tóc từ thiên nhiên, mời bạn xem phần tiếp theo của bài viết.

14. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tóc

Để sở hữu mái tóc khỏe mạnh, bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh. Và muốn duy trì thể trạng tốt nhất, bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm:

  • Axit béo không bão hòa có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó và hạnh nhân…

  • Vitamin B6 có nhiều trong chuối, khoai tây và rau bina…

  • Protein có nhiều trong cá, gà, trứng và các sản phẩm từ đậu nành…

  • Axit folic có nhiều trong trái cây họ cam quýt và rau tươi, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng…

thực phẩm tốt cho tóc

Những thực phẩm giàu protein, vitamin B6, folate, axit béo… rất tốt cho tóc

Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn hãy loại bỏ những “thứ độc hại” ra khỏi cơ thể như thuốc lá, đồ uống có cồn và cố gắng giữ trạng thái tâm lý thoải mái nhất. Đây là cách chăm sóc tóc luôn chắc khỏe mà tất cả chúng ta đều cần chú ý.

► Tìm hiểu thêm: Top 22 thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả: Nên ăn gì và kiêng gì?

15. Không nên trị gàu bằng dầu

Hầu hết mọi người đều cho rằng, tóc bị gàu là do da đầu khô, nên dùng các loại dầu để cải thiện tình hình. Đây là sai lầm lớn khiến vảy gàu ngày càng dày thêm, bởi gàu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nấm men, viêm bã tiết nhờn, vệ sinh da đầu kém… Những ai có da đầu nhiều gàu nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn loại dầu gội phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể.

16. Để tóc được thoải mái khi ngủ

Buộc tóc quá chặt hoặc giữ nguyên các kiểu tóc đuôi ngựa, thắt bím… đi ngủ sẽ làm cho tóc bị đứt gãy và rụng nhiều hơn. Trước khi thả mình xuống tấm nệm êm ái, hãy tháo hết ghim, kẹp và dây thun ra khỏi mái tóc bạn nhé!

Trên đây là những lưu ý quan trọng giúp mái tóc của bạn tránh được nguy cơ “lão hóa sớm”, giữ độ bóng mượt và sáng khỏe dài lâu. Để tăng thêm sức sống và khả năng phát triển cho sợi tóc, mọi người nên dưỡng tóc bằng các nguyên liệu thiên nhiên theo những công thức chuyên gia Qik Hair hướng dẫn sau đây.

Chắc hẳn, bạn cũng đã và đang trải nghiệm một số cách dưỡng tóc thiên nhiên tại nhà. Chúng có mang lại kết quả như bạn mong đợi? Hãy tham khảo thêm danh sách gồm 14 công thức chăm sóc tóc tự nhiên, có lạ có quen dưới đây để dễ dàng thay đổi nếu những thứ bạn đang áp dụng không phù hợp.

1. Dầu dừa

Đây là cách dưỡng tóc chắc khỏe được nhiều người dùng và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Các chất chống oxy hóa, axit béo và vitamin E có trong dầu dừa sẽ giúp xoa dịu hư tổn, phục hồi mái tóc mềm mượt.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng dầu dừa

  • Bước 1: Làm ướt tóc, rồi lấy một lượng dầu dừa nguyên chất thoa đều từ chân đến ngọn tóc.

  • Bước 2: Ủ dầu dừa trong khoảng 30 phút.

  • Bước 3: Làm sạch tóc bằng dầu gội và dưỡng tóc như bình thường.

► Hãy xem ngay bài viết cách ủ tóc bằng dầu dừa để chăm sóc mái tóc tốt hơn nhé!

2. Nha đam

Nha đam từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu dưỡng tóc, loại bỏ dầu thừa làm thông thoáng chân tóc giúp giảm rụng tóc. Tinh chất nha đam còn có tác dụng chống viêm, dưỡng ẩm giúp giảm kích ứng da đầu, đồng thời tăng cường sự phát triển của sợi tóc nhờ có hàm lượng cao các vitamin C, E, B12, axit folic.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng nha đam

  • Bước 1: Trộn đều 4 muỗng cà phê gel nha đam với 2 muỗng cà phê giấm táo và 1 muỗng cà phê mật ong với nhau.

  • Bước 2: Thoa hỗn hợp lên khắp da đầu và ủ trong khoảng 20 phút.

  • Bước 3: Gội sạch lại đầu bằng dầu gội, rồi xả tóc và ủ tóc bằng các sản phẩm thường dùng.

► Còn đợi gì mà không sử thêm 5 cách ủ tóc bằng nha đam tươi cùng các loại nguyên liệu khác nhằm dưỡng sợi tóc tốt hơn.

3. Bia 

Nguyên liệu dùng để nấu bia là hoa bia và mạch nha chứa hàm lượng vitamin B và protein dồi dào. Đây là 2 dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mái tóc, thế nên gội đầu bằng bia sẽ giúp mái tóc bóng và khỏe hơn.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng bia

  • Bước 1: Đun sôi khoảng 1 lon bia và để nguội ngoài môi trường trong khoảng 45 phút.

  • Bước 2: Dùng bia gội trực tiếp lên tóc và ủ khoảng 5 phút.

  • Bước 3: Gội sạch lại tóc bằng nước lạnh và dầu gội, thoa một chút dầu thơm để át mùi bia còn vương lại.

► Bạn có thể tham khảo thêm về cách ủ tóc bằng bia dưỡng tóc chắc khỏe mềm mượt tại nhà nhé!

4. Dầu ô liu 

Một hợp chất gọi là squalene được tìm thấy trong dầu ô liu nguyên chất hoạt động như một chất dưỡng ẩm, thế nên chăm sóc tóc tại nhà bằng dầu ô liu sẽ giúp giảm tình trạng khô, xơ cho tóc. Ngoài ra, dầu ô liu còn chứa nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa khác giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng dầu ô liu

  • Bước 1: Xay mịn ½ trái bơ chín, rồi trộn đều với 2 muỗng cà phê dầu ô liu.

  • Bước 2: Đắp mặt nạ này lên toàn bộ chân tóc và sợi tóc.

  • Bước 3: Sau khoảng 15-20 phút gội sạch lại bằng nước và dầu gội.

Dưỡng tóc tại nhà bằng dầu ô liu và quả bơ giúp mái tóc suôn mượt

► Các chuyên gia Qik cũng đã chuẫn bị sẵn 1 bài viết chuyên sâu về cách dưỡng tóc bằng dầu oliu, giúp mái tóc mọc nhanh dài!

5. Trứng gà 

Nếu mái tóc khô hoặc dễ gãy, bạn hãy sử dụng trắng trứng để chăm sóc tóc. Trứng gà giàu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu như selen, canxi, magiê, kali và phốt pho sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của tóc và làm cho mái tóc mềm mượt.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng trứng gà 

  • Bước 1: Cho 1 quả trứng, 1 quả chuối chín đã nghiền mịn, 3 muỗng cà phê sữa tươi không đường, 3 muỗng cà phê mật ong và 5 muỗng dầu ô liu vào bát, rồi đánh thật đều tay.

  • Bước 2: Thoa đều hỗn hợp này lên toàn bộ da đầu và mái tóc.

  • Bước 3: Ủ trong khoảng 30 phút thì gội sạch bằng dầu gội và nước mát.

► Qik Hair cũng đã chuẩn bị sẵn bài viết cách ủ tóc bằng trứng gà cho các chị em học cách nuôi dưỡng.

6. Quả bơ 

Các khoáng chất có trong dầu bơ là kali và magiê có công dụng làm tóc trông mượt mà và bóng hơn. Cách nuôi dưỡng tóc bằng bơ cũng là cung cấp một lượng biotin và vitamin B-complex tuyệt vời giúp tóc mọc khỏe mạnh hơn.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng quả bơ

  • Bước 1: Đánh đều 1 quả bơ với 2 muỗng cà phê dầu dừa tạo thành một hỗn hợp sền sệt.

  • Bước 2: Dùng hỗn hợp này bôi lên tóc (phủ đều cả da đầu và từng sợi tóc).

  • Bước 3: Giữ lớp mặt nạ này khoảng 15 – 20 phút, rồi gội sạch với dầu gội.

mặt nạ tóc làm từ trái bơ

Đắp mặt nạ trái bơ thường xuyên giúp mái tóc mượt mà và bóng hơn

7. Vitamin E 

Vitamin E có khả năng làm loãng dầu nhờn trên da đầu và ngăn ngừa kích ứng da. Nhờ đó, khi thoa vitamin E lên tóc và da đầu, không chỉ tăng độ sáng bóng cho sợi tóc mà còn làm thoáng chân tóc và giảm ngứa da đầu.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng vitamin E

  • Bước 1: Thoa vitamin E lên tóc, xoa bóp nhẹ nhàng để tinh dầu thấm sâu vào chân tóc.

  • Bước 2: Giữ mặt nạ vitamin E ít nhất 15 phút trên tóc.

  • Bước 3: Sau khoảng thời gian này, bạn hãy gội sạch vitamin E trên tóc bằng dầu gội đầu thông thường.

8. Nước vo gạo lên men

Chất Pitera (chất trong suốt không màu) sinh ra trong quá trình nước gạo lên men rất giàu vitamin, khoáng chất, axit amin và axit hữu cơ giữ cho mái tóc khỏe mạnh. Hơn nữa, nước vo gạo lên men có tính axit cao giúp cân bằng độ pH của tóc.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng nước vo gạo

  • Bước 1: Để lên men nước vo gạo, bạn đựng trong hộp nhựa, đậy nắp kín và đặt ở nhiệt độ phòng khoảng nửa ngày (hoặc lâu hơn nhưng không quá 24 giờ).

  • Bước 2: Sau khi gội đầu và xả tóc kỹ càng, bạn thoa nước vo gạo này lên cả tóc lẫn da đầu.

  • Bước 3: Giữ yên trong vòng 2 phút rồi gội đầu lại bằng nước lạnh.

9. Vitamin B1 

Khi vitamin B1 thấm sâu vào trong da đầu sẽ kích thích tuần hoàn máu, tăng cường oxy và dưỡng chất đến chân tóc, hỗ trợ giảm rụng tóc. 

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng vitamin B1

  • Bước 1: Ngâm vitamin B1 (khoảng 10 viên) trong nước, chờ đến khi chúng tan hết thì trộn lẫn với dầu gội.

  • Bước 2: Xoa bóp nhẹ nhàng để vitamin B1 dễ thẩm thấu vào da đầu.

  • Bước 3: Xả sạch dầu gội, rồi làm khô tóc và dưỡng ẩm cho tóc.

► Tìm hiểu thêm: 5 cách gội đầu bằng vitamin B1, giúp giảm rụng, kích tóc mọc nhanh

10. Sữa chua 

Protein trong sữa chua giúp tóc chắc khỏe. Hơn nữa, axit lactic có trong sữa chua sẽ loại bỏ tế bào chết, làm sạch da đầu. 

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng sữa chua

  • Bước 1: Thoa sữa chua không đường lên da đầu và toàn bộ mái tóc sau khi đã gội đầu sạch sẽ.

  • Bước 2: Dùng mũ trùm đầu ủ mặt nạ sữa chua trong 20 phút.

  • Bước 3: Loại bỏ hết lớp mặt trên tóc bằng nước ấm và dưỡng tóc.

11.  Cà phê

Nước xịt tóc làm từ cà phê là sản phẩm dưỡng tóc mềm mượt từ thiên nhiên ít người biết. Hợp chất flavonoid trong cà phê hoạt động rất “năng nổ” trong lĩnh vực chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo tóc.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng cà phê

  • Bước 1: Tùy vào độ dài và dày của tóc, cho khoảng 1 – 2 ly nước cà phê đã nguội vào bình xịt.

  • Bước 2: Gội sạch đầu, xịt nước cà phê lên tóc và ủ trong mũ trùm đầu trong vòng 20 phút.

  • Bước 3: Gội sạch cà phê bằng nước lạnh hay nước ấm đều được.

12. Mật ong 

Do chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein và chất chống oxy hóa, mật ong là dưỡng chất thiên nhiên dưỡng da và chăm sóc tóc tại nhà tuyệt vời. Mái tóc được “tắm” trong mật ong sẽ giảm gãy rụng, giảm xoăn cứng và phục hồi độ bóng sáng, mềm mượt.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng mật ong

  • Bước 1: Trộn 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê dầu dừa với nhau rồi đun nóng hỗn hợp này.

  • Bước 2: Khi hỗn hợp mật ong và dầu dừa nguội, cho 1 quả trứng gà đã đánh bông vào khuấy đều tay.

  • Bước 3: Sau khi gội sạch đầu, đắp mặt nạ này lên toàn bộ mái tóc và ủ trong khoảng từ 15-20 phút rồi gội sạch bằng nước ấm.

13. Trà xanh 

Chất flavonoid và chất chống oxy hóa có trong trà xanh giúp cải thiện sức khỏe da đầu và tóc chắc khỏe hơn. Đặc biệt, các tinh chất này cũng hỗ trợ giảm rụng tóc và ngăn ngừa hói đầu, đặc biệt là ở nam giới.

⇒ Bạn có thể xem thêm: 11 cách chăm sóc tóc nam giới tại nhà chuẩn cho từng loại tóc.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng trà xanh

  • Bước 1: Đun sôi một nắm lá trà xanh với 500ml nước trong 5 phút.

  • Bước 2: Lọc lấy nước trà xanh, để nguội và gội đều lên mái tóc.

  • Bước 3: Ủ khoảng 30 phút rồi làm sạch lại tóc bằng dầu gội.

ủ tóc với trà xanh

Ủ tóc với nước trà xanh tăng độ bóng và giữ màu tóc tự nhiên hiệu quả

14. Bồ kết 

Gội đầu bằng bồ kết là cách dưỡng tóc mềm mượt tại nhà chuẩn dân gian được các bà, các mẹ vô cùng yêu thích. Trái bồ kết chứa hoạt chất saponin và saponaretin hỗ trợ giảm rụng và thúc đẩy mọc tóc.

Hướng dẫn chăm sóc tóc bằng bồ kết

  • Bước 1: Bẻ 5 – 6 trái bồ kết đã phơi khô thành từng miếng nhỏ và cho vào nồi nước (lượng nước vừa đủ cho 1 lần gội) đun sôi.

  • Bước 2: Để nước bồ kết nguội thì bắt đầu gội đầu thật kỹ.

  • Bước 3: Xả sạch lại với nước lạnh, rồi dưỡng ẩm cho tóc.

Chúng ta không thể phủ nhận nếu kiên trì chăm sóc tóc bằng các dưỡng chất tự nhiên sẽ giúp tóc mềm mượt và óng ả hơn. Nhưng với những mái tóc xơ yếu, rụng nhiều và chậm mọc thì cơ bản đây không phải là giải pháp “trị tận gốc”. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm 1 bài viết chuyên sâu về cách ủ tóc mềm mượt tại nhà.

CHÚ Ý!!! Qik luôn cập nhật đều mỗi ngày các chủ đề về chăm sóc mái tóc sao cho chắc khỏe. Đó là lý do vì sao chuyên mục dưỡng tóc ra đời giúp bạn bổ sung kiến thức – https://qik.com.vn/cham-soc-toc-c19.html.

Tên

Tế bào mầm tóc nằm khá sâu bên trong nang tóc mới chính là “phần tử” cần được bảo vệ và nuôi dưỡng. Bởi lẽ chúng là “hạt mầm” quyết định sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc . Có thể nói, tế bào mầm tóc mà TS. Lê Thúy Tươi đề cập đến đóng vai trò quyết định tóc mọc nhanh hay chậm, khỏe hay yếu, dày hay mỏng… mà những dưỡng chất tự nhiên bạn sử dụng ở trên không thể tiếp cận đến. 

TS Lê Thúy Tươi cho hay

Chính vì vậy, để nuôi dưỡng và duy trì mái tóc khỏe đẹp từ gốc, chúng ta cần một giải pháp chuyên biệt, có thể đảm bảo chu trình phát triển của tế bào mầm tóc. Qua một số nghiên cứu thực nghiệm bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất đủ khả năng tác động được đến từng tế bào mầm tóc, giúp giảm rụng, tăng mọc và giữ mái tóc bóng mượt hiệu quả đó là Cynatine®.

Qik Hair là sản phẩm chăm sóc tóc đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại có chứa Cynatine®. Với thành phần chủ chốt là Cynatine® cùng nhiều hoạt chất dưỡng tóc mềm mượt siêu việt khác, Qik Hair đã phát triển thành hai công thức chuyên biệt cho nam và nữ giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam (nữ), thúc đẩy tế bào mọc tóc phát triển, từ đó giảm rụng và tăng mọc tóc hữu hiệu đó là:

  • Cynatine® kết hợp với Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, Ginkgo Biloba Leaf Powder, American Ginseng Root… tạo nên công thức CLI-α dành riêng cho nam.
  • Cynatine® kết hợp với Black Cohosh, Horsetail, Pumpkin Seed… tạo nên công thức CLI-β dành riêng cho nữ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống khoa học, kiên trì chăm sóc tóc bằng tinh chất thiên nhiên và uống Qik Hair mỗi ngày là cách chăm sóc tóc hoàn hảo nhất. Riêng với trường hợp rụng tóc, tóc hư tổn liên quan đến bệnh lý toàn thân, ngoài chế độ trên, bạn cần phác đồ điều trị riêng biệt từ bác sĩ.
banner dat hang qik hair pc
qikhair-dsk

⇒ Xem thêm: 14 cách giúp tóc chắc khỏe đơn giản và hiệu quả tại nhà.

Còn đợi gì mà không nhanh tay áp dụng cách chăm sóc tóc đẹp, mềm mượt ngay tại nhà cùng Qik Hair. Đừng quên bổ sung các viên uống giàu dưỡng chất quý giá từ Qik.

Từ khóa » Cách Bẻ Bão Tóc