Bật Mí 6 Mẹo Mọc Răng Không Sốt Cho Bé Vô Cùng đơn Giản

Tìm hiểu một số mẹo mọc răng không sốt và áp dụng cho con có thể phần nào giúp ích cho bé, giảm bớt sự khó chịu, quấy khóc cũng như giúp cha mẹ chăm sóc bé nhẹ nhàng hơn.

Sốt mọc răng là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ em khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng. Liệu có cách nào giúp trẻ mọc răng không sốt hoặc làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bé mọc răng? Câu trả lời là có. Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây để biết được những mẹo mọc răng không sốt cho bé theo quan niệm dân gian mà nhiều mẹ bỉm chia sẻ bạn nhé! 

Những dấu hiệu trẻ sốt mọc răng là gì? 

Sốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, do đó cha mẹ cần phân biệt được trẻ sốt mọc răng hay sốt vì những nguyên nhân, bệnh lý khác. Nếu nhận định sai có thể dẫn đến những biện pháp chăm sóc, xử trí không phù hợp, gây chậm trễ trong việc khám và điều trị sớm. Do đó, các mẹ nên cần biết về các dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ, bao gồm:

  • Nướu sưng căng, sốt nhẹ khoảng 38ºC, thậm chí không sốt. Biểu hiện sốt mọc răng của bé thường diễn ra khoảng 3 – 5 ngày trước khi răng nhú lên. Một số trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ sốt cao hơn.
  • Chảy nước mũi, cáu kỉnh, dễ quấy khóc.
  • Chảy nước dãi nhiều xuống khu vực quanh miệng cổ nên có thể gây phát ban tạm thời ở vùng da này.
  • Hay bỏ tay vào miệng, có xu hướng hay cắn, nhai đồ vật cho vào miệng.
  • Nướu sưng to và đỏ.
  • Trẻ bỏ bú, biếng ăn, bỏ ăn dặm.
  • Khó ngủ, hay xoa/cọ má, kéo tai.
  • Có thể vừa sốt mọc răng kèm theo tiêu chảy (còn gọi là tướt mọc răng).

trẻ mọc răng bị sốt: Khi nào cần đưa đi khám?

Các biểu hiện trên thường sẽ tự hết khi răng mọc lên. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ vì rất có thể lúc này trẻ bị sốt vì bệnh thay vì sốt mọc răng:

  • Răng đã nhú lên nhưng các triệu chứng sốt mọc răng vẫn còn và thậm chí nặng hơn
  • Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38°C
  • Bé hơn 3 tháng tuổi và bị trẻ bị sốt mọc răng 39ºC hoặc cao hơn
  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ
  • Sốt cao có kèm tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban
  • Ngủ li bì, lơ mơ
  • Quấy khóc không ngừng và bạn không thể dỗ được bé
  • Tiêu chảy (đi tướt) kéo dài hơn 1 tuần
  • Đi ngoài có máu trong phân
  • Sụt cân đáng kể (giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể)
  • dấu hiệu mất nước (môi khô, da khô, tiểu ít, khóc không có nước mắt…).

Mách mẹ 7 mẹo mọc răng không sốt cho bé  

Có rất nhiều cách mà cha mẹ có thể làm để hỗ trợ quá trình mọc răng của trẻ diễn ra “êm đềm” hơn. Sau đây là một vài mẹo mọc răng không sốt để bạn tham khảo và áp dụng thử nếu phù hợp: 

1. Cách mọc răng không sốt bằng giá đỗ cho bé

Nhờ có chức năng làm lành vết thương nhanh chóng, giá đỗ có thể làm dịu vết nứt ở nướu khi răng mọc, từ đó giúp vết thương hở ở vị trí mọc răng nhanh lành. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng ở những vết nứt nướu sẽ được giảm đáng kể, giúp trẻ phòng ngừa được tình trạng sốt mọc răng.

Cha mẹ có thể rơ nướu và rơ lưỡi cho trẻ bằng nước ép cốt giá đỗ hấp chín với một ít muối. Đây là một mẹo giúp trẻ mọc răng không sốt đơn giản, hiệu quả được nhiều mẹ sử dụng. Khi lựa chọn giá đỗ, bạn nên chọn những mầm giá trắng, thơm, mập mạp, có thể ăn thử xem giá có vị ngọt, mát đặc trưng không.

2. Mẹo mọc răng không sốt bằng giá đỗ và lá hẹ

Theo quan niệm lưu truyền trong dân gian, giá đỗ luôn xuất hiện trong các câu thần chú mọc răng không sốt, chẳng hạn như:

  • Mọc răng như giá, mọc răng không sốt
  • Mọc răng như giá, mọc răng không đau
  • Mọc răng như giá, mọc răng không khóc
  • Mọc răng như giá, mọc răng không sưng
  • Mọc răng như giá, mọc răng sớm biết đi
  • Mọc răng như giá, mọc răng không mọc lệch

Nhìn chung, các mẹ đều mong muốn trẻ mọc răng không sốt, đau nhức, mọc răng khỏe mạnh nhờ vào công dụng từ giá đỗ. Để mang lại hiệu quả tốt hơn, nhiều mẹ còn dùng kết hợp giá đỗ và lá hẹ, đều có tính mát cùng khả năng kháng khuẩn cao giúp quá trình trẻ mọc răng không sốt cao. Bạn cũng chọn giá đỗ và lá hẹ tươi, để giã nát hoặc xay (có thêm một ít muối ) rồi chắt lấy nước cốt dùng rơ nướu, rơ lưỡi và khoang miệng cho trẻ.

Lưu ý khi rơ lá hẹ và giá giúp bé mọc răng không sốt

Theo chia sẻ của nhiều mẹ bỉm, việc áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng giá đỗ và lá hẹ có thể hạn chế nguy cơ sốt mọc răng ở trẻ, đồng thời làm giảm đau nhức, khó chịu trong quá trình mọc răng cho bé. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo này, bạn cần lưu ý hai điều sau:
  • Chọn đúng số lượng giá và hẹ theo giới tính của bé. Theo quan niệm dân gian, bạn nên chọn 7 cọng giá và 7 lá hẹ đối với bé trai, còn đối với bé gái thì chọn 9 cọng giá và 9 lá hẹ.
  • Đọc câu thần chú mọc răng không sốt khi rơ nướu cho bé: “Mọc răng như giá không đau không sốt, mọc tốt như hẹ”.

3. Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ

mẹo mọc răng không sốt

Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ được áp dụng cho bé từ 3 tháng 10 ngày (100 ngày) tuổi trở lên. Khi trẻ mọc răng, nướu sẽ tách ra để răng mọc lên. Do đó, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào nướu ngay vị trí răng đang mọc tăng cao, khiến bé dễ bị sốt và đau răng.

Trong khi đó, lá hẹ lại có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây sốt và sưng đau ở phần lợi bị hở. Vì vậy, nhiều người dùng lá hẹ như một mẹo mọc răng không sốt cho trẻ nhỏ bằng cách giã nhuyễn lá hẹ tươi và chắt lọc lấy nước cốt, sau đó thấm vào gạc sạch quấn quanh ngón tay massage nướu cho trẻ.

4. Rơ nướu bằng nước lá rau ngót 

Một trong những mẹo mọc răng không sốt khác cho bé theo dân gian là dùng lá rau ngót. Nhờ vào tính mát và khả năng giải độc, hoạt huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, rau ngót có thể được sử dụng để làm giảm đau và giảm sốt mọc răng.

Cách thực hiện cũng tương tự như khi dùng giá đỗ hoặc lá hẹ giúp bé mọc răng không sốt:

  • Rửa sạch lá rau ngót rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
  • Quấn gạc sạch quanh ngón tay, rồi chấm vào nước cốt rau ngót và rơ đều lên phần lợi sau khi bé bú 30 phút.

5. Mẹo mọc răng không sốt bằng đậu xanh 

Loại đậu quen thuộc này rất an toàn đối với sức khỏe của bé và cực kỳ phù hợp cho bé bắt đầu mọc răng. Với nhiều chất dinh dưỡng và đặc tính thanh nhiệt, đậu xanh có thể làm giảm sưng đau ở vị trí mọc răng và ngăn ngừa triệu chứng sốt mọc răng ở trẻ. 

Cách dùng đậu xanh giúp bé mọc răng không sốt như sau:

  • Ngâm 100g đậu xanh nguyên hạt trong nước ấm 30 phút, sau đó xả sạch, cho vào nồi đun cho tới khi đậu chín nhừ.
  • Múc đậu ra chén cho nguội bớt rồi giã hoặc xay mịn.
  • Quấn gạc sạch quanh ngón tay, lấy 1 ít đậu xanh mịn rồi quết đều lên nướu của bé.

Lưu ý, khi lấy bột đậu xanh mịn để quết lên nướu bé cần nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh để đậu xanh lọt xuống họng bé gây hóc, sặc. Thời điểm phù hợp để áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng đậu xanh là khi phát hiện ra bé thường xuyên chảy nước miếng hoặc sưng nướu. Đó là dấu hiệu răng bắt đầu mọc.

6. Dùng quả na 

mẹo mọc răng không sốt bằng quả na

Việc dùng quả na (mãng cầu ta) như một mẹo mọc răng không sốt cho bé đã được áp dụng từ xa xưa. Những chất dinh dưỡng của quả na có thể có lợi cho quá trình mọc răng của bé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng mẹo mọc răng không sốt này cho trẻ đã bắt đầu mọc răng. Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Chọn quả na to, chín cây, gai nở.
  • Bóc bỏ vỏ, bỏ hạt, lấy phần thịt dằm nát rồi bón cho bé.

Nếu trẻ thích, mẹ có thể cho con gặm trực tiếp những miếng thịt quả na đã xé nhỏ được bỏ hạt, bỏ vỏ sạch sẽ. Cho bé uống nước ép quả na cũng có thể giúp bé mọc răng không sốt.

7. Mẹo mọc răng không sốt: Cho trẻ gặm chân gà luộc 

Bạn có thể bất ngờ với mẹo mọc răng không sốt bằng chân gà luộc. Thế nhưng đây là phương pháp được áp dụng nhiều và có tỷ lệ thành công khá cao mà nhiều mẹ bỉm chia sẻ. Mẹo mọc răng không sốt này thích hợp cho những trẻ đã quen với việc ăn dặm. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch chân gà, cắt bỏ móng rồi luộc chín hoàn toàn
  • Cho bé gặm ăn trong 15 phút.

Hãy áp dụng cách này 1 – 2 lần/ tuần để thấy được hiệu quả bất ngờ trong việc ngăn ngừa sốt mọc răng ở trẻ nhỏ.

Lưu ý

Ngoài ra, bên cạnh những mẹo mọc răng không sốt trên, bạn cũng nên áp dụng những cách sau để hỗ trợ quá trình mọc răng của bé:
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé qua chế độ ăn hàng ngày 
  • Quan sát các triệu chứng bất thường trong quá trình mọc răng của trẻ để kịp thời có biện pháp chữa trị phù hợp.

Trẻ sốt mọc răng và những thắc mắc thường gặp 

1. Trẻ sốt mọc răng 39ºC có nguy hiểm không?

Việc mọc răng có thể khiến trẻ có nhiệt độ cơ thể ấm hơn bình thường. Thân nhiệt trẻ trong quá trình mọc răng thường dao động từ 37,2 – 37,8°C. Thực tế, trẻ sốt mọc răng 39ºC nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nếu không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác thì tình trạng này không đáng lo ngại. 

Trẻ sốt mọc răng 39ºC thường sẽ khỏi sau 3 – 4 ngày hoặc cho đến khi răng đã nhú lên. Nếu trẻ sốt từ 39ºC trở lên nhưng vẫn vui chơi, đùa nghịch, vẫn bú sữa như bình thường, thì cha mẹ không cần quá lo lắng, có thể tự chăm sóc trẻ chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt mọc răng 39ºC kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng khác, như co giật, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, ho hoặc hắt hơi, ngủ li bì… thì đây là tình trạng nguy hiểm, phụ huynh cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Trẻ sốt mọc răng có sốt liên tục không?

trẻ sốt mọc răng có sốt liên tục không

Sốt mọc răng thực chất là tình trạng thân nhiệt trẻ tăng nhẹ hơn mức bình thường, không vượt quá 38ºC hoặc thậm chí có trẻ không sốt và diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày trước khi răng nhú lên. Khi răng đã mọc thì sốt và các triệu chứng mọc răng khác cũng biến mất. Do đó, trẻ sốt mọc răng sẽ không sốt liên tục quá nhiều ngày.

Nếu sau răng đã nhú lên mà triệu chứng sốt vẫn còn kéo dài hoặc thậm chí nặng hơn thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây sốt và điều trị kịp thời.

3. Trẻ sốt mọc răng trong bao lâu?

“Trẻ sốt mọc răng mấy ngày?”, “trẻ sốt mọc răng hàm bao lâu thì khỏi?” hay “trẻ mọc răng hàm sốt mấy ngày?” đều là những thắc mắc của cha mẹ khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn mọc răng. Thông thường, trẻ sẽ sốt mọc răng trong 3 – 5 ngày khi nướu bắt đầu sưng căng, trước khi răng nhú lên. Cùng lúc đó, trẻ có thể biểu hiện sự khó chịu, quấy khóc hoặc có những thay đổi về tâm trạng như bỏ bú, bỏ ăn dặm, hay đưa đồ vật vào miệng để gặm, nhai…

Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ bên cạnh sốt mọc răng. Nếu thấy có biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

4. Trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc hạ sốt? 

Sốt mọc răng thường không khiến trẻ sốt cao quá 38ºC và chỉ kéo dài trong khoảng ngắn ngày nên trẻ mọc răng không nên uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, bạn nên chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong khoảng thời gian này như vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ, cho trẻ bú sữa hoặc ăn dặm đầy đủ, bổ sung dưỡng chất cần thiết để trẻ mọc răng khỏe mạnh.

5. Bé mọc răng bị sốt cao liên tục và nôn mửa có nguy hiểm không? 

Nếu nhận thấy bé mọc răng bị sốt cao liên tục và nôn mửa thì đó là một dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viên để kiểm ra, can thiệp điều trị ngay. Lúc này, trẻ có thể bị sốt do liên quan đến bệnh lý chứ không chỉ đơn thuần là sốt mọc răng. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác.

6. Trẻ sốt mọc răng xong phát ban có sao không? 

trẻ sốt mọc răng bị phát ban

Trẻ trong quá trình sốt mọc răng cũng hay chảy nước dãi nhiều xuống khu vực quanh miệng cổ. Do đó, cha mẹ có thể thấy con bị phát ban tạm thời ở vùng da này và điều đó hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao và phát ban toàn thân thì là biểu hiện bất thường. Cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp.

7. Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài phải làm sao? 

Thời điểm trẻ mọc răng thường bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi, đây cũng là lúc trẻ mất dần các kháng thể nhận từ mẹ qua nhau thai và bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Hệ miễn dịch trẻ phải tự phát triển hoàn thiện cộng thêm việc tiếp xúc với nguồn thức ăn mới ngoài sữa và phản xạ đưa đồ vật vào miệng gặm, nhai khi mọc răng khiến hệ tiêu hóa dễ bị nhiễm trùng và gây ra tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy do mọc răng thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi chua, không kèm nhầy, máu. Tình trạng này thường không kéo dài quá 4 ngày. Ngoài ra, triệu chứng tiêu chảy do mọc răng còn đi kèm với các dấu hiệu như chảy nước dãi, hay cho tay hoặc đồ vật vào miệng, nhưng không có dấu hiệu mệt lả, mất nước.

Tiêu chảy do mọc răng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhưng không cần phải điều trị. Tuy nhiên, bạn phải đưa con đi khám ngay nếu trẻ mọc răng bị tiêu chảy dài ngày và đi đại tiện 5 – 6 lần trong một ngày. Trong thời gian con bị tiêu chảy do mọc răng, các mẹ cần chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đồ vật để phòng ngừa tiêu chảy nặng hơn, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn dặm cho trẻ, bổ sung đủ lượng chất lỏng cần thiết.

8. Trẻ mọc răng sốt về đêm phải làm sao? 

bé mọc răng bị sốt phải làm sao

Sự thật việc trẻ mọc răng sốt về đêm có thể đó không phải là cơn sốt liên quan đến mọc răng. Sự thật là quá trình mọc răng khiến thân thiệt trẻ tăng nhẹ chứ không phải là cơn sốt thực sự. Do đó, nếu bạn băn khoăn rằng trẻ sốt mọc răng về đêm phải làm sao hoặc cần làm gì thì hãy hạ sốt cho trẻ bằng các cách hạ sốt nhanh tại nhà như lau người bằng khăn ấm, thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ, bổ sung chất lỏng… 

Nếu trẻ vẫn không hạ sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt theo liều dùng khuyến cáo. Trường hợp trẻ vẫn sốt cao liên tục và kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại khác thì cần đến bệnh viện có chuyên khoa nhi gần nhất ngay để kiểm tra.

9. Trẻ sốt mọc răng có nên tắm không?

Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ bị sốt mọc răng thì lo lắng không biết trẻ sốt mọc răng có nên tắm hay không. Không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ sốt mọc răng sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, làm bệnh lâu khỏi hơn hay thậm chí là tiến triển nặng hơn.

Theo các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc kiêng cữ tắm rửa khi trẻ sốt mọc răng là một quan niệm sai lầm. Nguyên nhân là vì khi bị sốt, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường nếu không được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ có thể khiến trẻ:

  • Ngứa ngáy, khó chịu
  • Mồ hôi ứ động trên da khiến trẻ gặp phải các bệnh ngoài da
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng da và các bộ phận khác

Do đó, trẻ bị sốt mọc răng vẫn nên tắm rửa bình thường nhưng lưu ý:

  • Hạn chế tắm nước lạnh, duy trì nhiệt độ nước tắm ổn định
  • Không tắm quá lâu, tắm ở nơi kín gió
  • Massage cơ thể cho trẻ trong lúc tắm
  • Lau khô người sau khi tắm và mặc quần áo trước khi ra ngoài để tránh cảm lạnh.

10. Trẻ sốt mọc răng, cha mẹ nên cho bé ăn gì hay kiêng ăn gì? 

bé mọc răng nên ăn thục phẩm nào

Tùy từng thời điểm mọc răng và tình trạng sức khỏe của trẻ mà cha mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm sau cho trẻ đang sốt mọc răng:

  • Thực phẩm dạng xay nhuyễn để ăn dặm dễ dàng, lựa chọn thực phẩm có mùi gần giống sữa mẹ, đồng thời mềm, dễ nuốt.
  • Ăn thêm bánh ăn dặm khi mọc thêm nhiều răng hơn, bởi lúc này trẻ thường bị ngứa răng và muốn nhai, cắn nhiều thứ xung quanh.
  • Luộc rau củ cho trẻ cầm ăn khi bước sang giai đoạn mọc nhiều hơn 5 chiếc răng, vừa giúp trẻ giải tỏa cảm giác ngứa nướu, vừa an toàn và bổ sung thêm nhiều chất xơ.
  • Cho uống thêm các loại đồ uống mát, nhiều vitamin C để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, lở loét nướu.

Ngược lại, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, khô vì có thể gây tổn thương thêm phần nướu răng đang mọc.

11. Áp dụng mẹo mọc răng không sốt, cần lưu ý gì?

Khi áp dụng các mẹo mọc răng không sốt cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Chỉ nên áp dụng cho bé đủ 100 ngày tuổi. Điều này cũng lý giải vì sao biện pháp này còn được biết đến với tên gọi “mẹo mọc răng không sốt 3 tháng 10 ngày”.
  • Thời điểm thực hiện mẹo mọc răng không phù hợp là sau khi trẻ bú sữa xong khoảng 30 phút. Lúc này, bạn rơ lưỡi và nướu cho trẻ, vừa giúp giảm nguy cơ sốt mọc răng, vừa vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học cho trẻ mọc răng, bao gồm cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng trẻ đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý, cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D hỗ trợ quá trình mọc răng.

Chúc các cha mẹ biết cách áp dụng hiệu quả các mẹo mọc răng không sốt ở trẻ và chăm sóc trẻ phát triển khỏe mạnh theo từng cột mốc nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Từ khóa » Cách Sát Lá Hẹ Vào Lợi Cho Bé