Bật Mí 9 Phương Pháp Dạy Trẻ Chậm Nói Ở Nhà

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Bạn phát hiện trẻ nhà mình có dấu hiệu chậm nói hơn so với các đứa trẻ khác đồng trang lứa. Bạn loay hoay không biết làm cách nào để khiến trẻ có thể tập nói được nhanh như bình thường. Đừng quá lo lắng vì đã có bài viết dưới đây, chúng mình sẽ bật mí 9 phương pháp dạy trẻ chậm nói ở nhà hiệu quả cho nhiều bậc phụ huynh có thể tham khảo.

👉👉👉 Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia

Mục lục:

  • Giai đoạn phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ
  • Dấu hiệu nhận biết triệu chứng chậm nói ở trẻ
  • Cách luyện tập cho trẻ chậm nói tại nhà

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ

Thông thường, trẻ em sẽ có những giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau tùy theo độ tuổi, khả năng tiếp thu âm thanh nhanh hay chậm. Cụ thể như sau:

Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu biết cười, nghe chuyện và phản ứng nhẹ trước cuộc hội thoại của những người xung quanh như nhìn theo giọng nói,….

Từ 5 đến 6 tháng tuổi: Trẻ biết phát âm những tiếng đơn giản “ê”, “a”,.. góp chuyện và thể hiện cảm xúc cùng mọi người.

Từ 6 đến 9 tháng tuổi: Trẻ nói được những từ có 2 âm tiết đơn giản như “ma ma”,… Bên cạnh đó, trẻ có thói quen bập bẹ nói theo những âm thanh từ người xung quanh.

Từ 9 đến 12 tháng tuổi: Một số trẻ phát triển nhanh, học cách bắt chước người lớn và có thể nói được một câu 3 từ.

Từ 12 đến 15 tháng tuổi: Trẻ học cách ghép các từ đơn với nhau để tạo câu hoàn chỉnh khoảng 4 từ.

Trẻ tròn 2 tuổi: Vốn từ vựng của trẻ có khoảng 50 đến 75 từ. Trẻ biết nói cụm từ phổ biến như “xin chào”, “có thích”, “không thích”,… với mọi người.

Từ 2 đến 4 tuổi: Trẻ có thể nói sõi những cụm từ ngắn như đặt câu hỏi cho bố mẹ, trả lời câu hỏi của mọi người xung quanh, hát hò, miêu tả đồ vật trẻ thích.

daytrechamnoi

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng chậm nói ở trẻ

Với những cột mốc phát triển ngôn ngữ được nêu ở trên, bố mẹ có thể nhận thấy sự thất thường của trẻ khi xuất hiện dấu hiệu chậm nói:

Giai đoạn mới đẻ được vài tuần: Trẻ không phát ra âm thanh nào đặc biệt, phần lớn là im lặng.

Lúc 3 đến 4 tháng tuổi: Trẻ không phản ứng lại với âm thanh tác động từ bên ngoài nhiều.

Lúc 4 đến 7 tháng tuổi: Trẻ vẫn chưa ngồi được vững, thờ ơ với việc mọi người xung quanh trêu đùa, gọi tên mình. 

Lúc 7 đến 12 tháng tuổi: Trẻ phần lớn vẫn nằm im và không tò mò nhiều với mọi đồ vật ở xung quanh.

Lúc 12 đến 24 tháng tuổi: Trẻ chậm nói sẽ thường không bắt chước lại những lời nói của người khác. Không phản ứng bằng các cử chỉ: vỗ tay, bắt tay, nắm tay,…nếu như được yêu cầu. 

Trên 2 tuổi: Lúc này, trẻ vẫn chỉ dừng lại ở việc nghe và nhìn mọi người nói chuyện với nhau. Không tự mình phát âm những cụm từ dài hơn ngoài tiếng “e”, “a”,… 

Trên đây là các dấu hiệu cho thấy sự đáng báo động, đòi hỏi bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để khám tổng quan và chữa trị kịp thời tình trạng chậm nói ở trẻ.

trechamnoi

Cách luyện tập cho trẻ chậm nói tại nhà

Sau khi đưa trẻ từ bệnh viện khám trở về, quá trình tập luyện thêm nhằm thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất cần thiết:

  • Bắt đầu cho trẻ nói những từ dễ nói, ít âm tiết như “mẹ”, “bà”, “bố”,…để trẻ tập làm quen với hoạt động phát ra âm thanh.
  • Không nên thúc ép trẻ phải nói nhanh, nói nhiều khi đang trong quá trình luyện tập phát triển ngôn ngữ. Khi trẻ có tiến bộ, bố mẹ hãy động viên bằng những lời khen để tiếp thêm sự tự tin cho trẻ.
  • Đưa trẻ đi nhà trẻ, khu vui chơi cũng là một sáng kiến hay. Việc giao lưu với nhiều bạn bè cùng tuổi sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp nhanh chóng.
  • Giảm thời gian xem tivi của trẻ vì không ai muốn trẻ chỉ biết cắm mặt vào những thiết bị điện tử thông minh, không nô đùa hay nói chuyện với bạn bè.
  • Trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể ôm trẻ vào lòng và đọc sách, báo, truyện cho trẻ. Vừa giúp ru ngủ hiệu quả, vừa để trẻ tiếp xúc âm thanh một cách tự nhiên, gần gũi.
  • Khi trẻ có hứng thú đặt những câu hỏi cho người xung quanh để thỏa mãn trí tò mò, người lớn cần trả lời lại những thắc mắc để khuyến khích trẻ hỏi nhiều hơn.
  • Khi trẻ nói sai, không chuẩn, bố mẹ không nên bắt chước lỗi sai của trẻ. Vì chúng sẽ nghĩ mình đã nói đúng, bố mẹ cần chỉnh lại cách phát âm để trẻ nói tiến bộ hơn lần sau.
  • Dạy trẻ học nói bằng hình ảnh minh họa như chỉ tay vào đồ vật: quả bóng, cái bàn, cái ghế, cái cây,… và bảo trẻ nói bắt chước theo mình.
  • Cách hữu hiệu nhất vẫn là bố mẹ dành thời gian thường xuyên hơn cùng nói chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi.

day-trechamnoi

Quá trình luyện tập phát triển cho trẻ chậm nói tại nhà không quá phức tạp như nhiều phụ huynh thường nghĩ. Chỉ cần kiên trì và thường xuyên nói chuyện với trẻ, khích lệ và động viên, trẻ sẽ sớm nói chuyện lại như bình thường.

Từ khóa » Dạy Trẻ Nói Sõi