Bật Mí: Ăn Dừa Có Béo Không? Cách ăn Cơm Dừa Không Béo?

Dừa là một loại trái cây đặc sản của miền Tây sông nước, cùi dừa ăn vị ngọt dịu thơm thơm, thế nhưng nó lại là món mà hội chị em không mấy ưa thích vì cho rằng cùi dừa ăn sẽ rất béo. Vậy thực hư là gì, ăn dừa có béo không? Cùng dammenaunuong.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ăn cùi dừa có béo không?

Ăn dừa có béo không?

Để biết một loại thực phẩm có béo hay không, bạn hãy xem lượng calo trong nó là bao nhiêu. Với cơm dừa cũng vậy.

Dừa có hai loại: Dừa già và dừa non. Mỗi loại lại có một lượng calo khác nhau

cơm dừa

Với lượng calo mà cơm dừa mang lại có thể khẳng định ăn cùi dừa già sẽ rất béo. Lượng calo trong cùi dừa già chủ yếu là chất béo no, vậy nên, khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ gây ra tình trạng tích trữ mỡ thừa dưới da và trong nội tạng. Lượng mỡ thừa tích tụ lại sẽ gây đến tình trạng không kiểm soát được cân nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vừa muốn ăn cùi dừa, vừa muốn giảm cân thì tốt nhất nên hạn chế cơm dừa già, mà có thể thay thế bằng cơm dừa non. Cơm dừa non chứa ít calo hơn ngoài ra nó cũng khá mềm, thơm ngọt dễ ăn. 

Làm thế nào để ăn cùi dừa không bị tăng cân?

ăn cùi dừa

1. Muốn cùi dừa mà không bị tăng cân, bạn cần phải kiểm soát được lượng cùi dừa ăn trong ngày, trong tuần cân bằng với các loại thực phẩm khác. Ví dụ: Bạn đang muốn giảm cân, bạn chỉ được ăn 2000 calo/ngày, ăn mất 100g cùi dừa = 40calo, bạn sẽ phải cắt giảm đi lượng calo trong ngày để được cân đối.

calo trong thực phẩm khác

2. Kết hợp những ăn uống với chế độ tập luyện thể thao phù hợp để tiêu hao năng lượng tương đương. Ví như với 40 calo cùi dừa non, bạn cần chạy bộ liên tục trong vòng 15 phút, 368 calo của 100g cùi dừa già bạn cần chạy bộ khoảng 1 tiếng.

tập thể thao

3. Những người có tiền sử béo phì nên hạn chế ăn cùi dừa vì lượng chất béo sẽ tích dồn lại trong cơ thể làm cho tình trạng cơ thể xấu đi.

béo phì

Mặc dù ăn nhiều dừa có nguy cơ bị tăng cân khá cao, nhưng đây lại là một loại quả vô cùng tốt cho sức khỏe. Vậy nên, nếu không cần lo ngại đến cân nặng, bạn nên sử dụng nó mỗi ngày. Hoặc kết hợp chế độ ăn, chế độ tập luyện để không bị tăng cân.

Lợi ích tuyệt vời của việc ăn cùi dừa

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g:

  • Năng lượng: 1.481 kJ (354 kcal)
  • Chất đạm: 3.3 g
  • Cacbohydrat: 15.23 g
  • Đường: 6.23 g
  • Chất xơ thực phẩm: 9.0 g
  • Chất béo: 33.49 g
  • Chất béo bão hòa: 29.70 g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 1.43 g
  • Chất béo không bão hòa đa: 0.37 g

Lợi ích khi ăn cùi dừa

Các loại Vitamin có trong cùi dừa:

  • Thiamine (B1): (6%) 0.066 mg
  • Riboflavin (B2): (2%) 0.02 mg
  • Niacin (B3): (4%) 0.54 mg
  • Pantothenic acid (B5):(6%) 0.300 mg
  • Vitamin B6: (4%) 0.054 mg
  • Folate (B9):(7%) 26 μg
  • Vitamin C: 3.3 mg (4%)

Lợi ích khi ăn cùi dừa

Các loại khoáng chất có trong cùi dừa:

  • Canxi: (1%) 14 mg
  • Sắt: (19%) 2.43 mg
  • Magiê: (9%) 32 mg
  • Phốt pho: (16%) 113 mg
  • Kali: (8%) 356 mg
  • Kẽm: (12%) 1.1 mg

Lợi ích khi ăn cùi dừa

Nhờ các thành phần trên, cùi dừa có những tác dụng không ngờ đến sức khỏe, sắc đẹp của chúng ta:

1.Tác dụng làm đẹp

Ăn cùi dừa thường xuyên giúp cải thiện sắc tố da, giúp da dẻ trở lên mịn màng, trắng mịn hơn trông thấy.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cùi dừa để đắp mặt nạ, dưỡng tóc. Chỉ cần lấy miếng cơm dừa xoa lên mặt hay xay ra lấy nước cốt thoa lên tóc là được.

Cải thiện làn da

2.Tác dụng với sức khỏe

  • Bổ sung chất xơ, tốt cho tim mạch:

Cơm dừa rất giàu chất xơ, khi ăn dừa, chất xơ hấp thụ vào cơ thể giúp loại bỏ được nhiều cholesterol xấu gây những bệnh về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp,…

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: 

Ăn cùi dừa non có thể giúp chúng ta ngăn ngừa nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, thành ruột, viêm đau đường ruột do vi khuẩn,… Cùi dừa non ăn khá an toàn, ít khi xả ra tác dụng phụ.

  • Ngừa ung thư: 

Chất dinh dưỡng có trong cùi dừa non giúp cơ thể chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra nó còn bổ sung chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.

  • Tăng cường chức năng não bộ: 

Các dưỡng chất trong cùi dừa non giúp bộ não được chăm sóc, giảm thiểu nguy cơ tiến triển của bệnh mất trí nhớ Alzheimer, cải thiện sự minh mẫn, an thần, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo.

Cơ thể luôn khỏe mạnh

Bạn có thể sử dụng cùi dừa để làm nước cốt dừa, chế biến nhiều món ăn khác nhau như: bánh khoai mì hấp nước cốt dừa, chuối hấp nước cốt dừa,…

Nói chung ăn cùi dừa rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên với những ai có thân hình hơi đầy đặn nên hạn chế hoặc có một chế độ ăn hợp lý. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 100-200 g cùi dừa thôi nhé!

Chúc bạn có vóc dáng đẹp nhất!

>> Cách làm nước cốt dừa sền sệt

Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch

Tiêm xơ tĩnh mạch

Laser nội tĩnh mạch

Keo sinh học Venaseal

Từ khóa » Cùi Dừa Chứa Bao Nhiêu Calo