Bật Mí Bản Mô Tả Công Việc Của Hoạt Náo Viên Cực Thú Vị!
Có thể bạn quan tâm
1. Bạn hiểu gì về nghề hoạt náo viên?
Bạn có thường xuyên nhìn thấy các hoạt náo viên không? Thông thường, hoạt náo viên sẽ là một đội nữ giới có ngoại hình bắt mắt, chuyên tham gia cổ vũ và khuấy động các phong trào, hoạt động cộng đồng. Hoạt náo viên chính là những người thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình, vui tươi, sôi động của tập thể, đồng đội.
Nếu như bạn hay xem ti vi, ngồi nghiền ngẫm trước các trận bóng đá thì sẽ không ít lần bắt gặp hình ảnh cổ vũ của các hoạt náo viên. Những hoạt náo viên ở trong đội cổ vũ có thể chia ra làm hai phần trình diễn của một bên nam, một bên nữ hoặc gộp cả hai. Để cuộc trình diễn, cổ vũ diễn ra trơn tru, liền mạch, không bị ngắt quãng, các hoạt náo viên đã phải bỏ ra một phần công sức không hề nhỏ để tập đi tập lại các động tác khó, vũ điệu phức tạp và có những pha lộn nhào, xoay người trên không mượt mà nhất.
Trong quá trình biểu diễn, các hoạt náo viên sẽ được mặc trang phục giống nhau để biểu diễn và cổ vũ cho đội nhà tham gia thi đấu. Các đạo cụ mà họ hay dùng để biểu diễn thường là chùm hoa, bông tua rua,... Quá trình biểu diễn của họ có thể diễn ra theo hai kiểu:
- Nhảy theo bài nhịp điệu đã tập sẵn.
- Nhảy theo nhạc, theo giai điệu phát sinh trong trận đấu.
Việc làm Thể dục - Thể thao
2. Mô tả công việc hoạt náo viên
Hoạt náo viên thường sẽ đảm nhận các công việc như sau:
- Thường xuyên luyện tập và dựng bài cho các buổi diễn của trận đấu
Bạn cũng phải chủ động tập luyện hàng ngày để không quên động tác và duy trì thân hình khỏe mạnh. Đồng thời, bạn cần tham gia biên bài vũ điệu mới, nghĩ ra các động tác mới để cả nhóm cùng tập theo và làm phong phú, đa dạng bài nhảy.
- Tham gia tất cả những buổi tổng duyệt trước ngày diễn ra sự kiện
Bất cứ một sự kiện nào cũng phải có buổi tổng duyệt trước ngày diễn ra để mọi thứ hoàn thiện đúng theo tiến trình, kịch bản và khớp với thời gian của chương trình. Trong khi đó, các hoạt náo viên sẽ tham gia những chương trình như vậy. Vì tiết mục biểu diễn của hoạt náo viên cũng nằm trong kế hoạch nên hoạt náo viên cũng phải thu xếp thời gian để tham gia những buổi tổng duyệt như vậy.
- Tham gia những hoạt động liên quan đến biểu diễn, nhảy múa, các hoạt động tập thể, trò chơi và cổ vũ trong sự kiện
Nơi nào có nhạc, nơi đó sẽ có hoạt náo viên. Nhưng như đã nói từ đầu, hoạt náo viên sẽ không làm việc một mình và làm chung cùng tập thể. Nhảy múa là công việc chính của hoạt náo viên. Khi diễn ra các trận đấu (đua xe, cưỡi ngựa, đá bóng) hoặc sự kiện ca nhạc nào đó, hoạt náo viên sẽ xuất hiện. Do đó, các hoạt náo viên cũng được xếp vào nhóm ngành Marketing - PR. Bởi trong Marketing - PR sẽ có các sự kiện. Những ai muốn làm hoạt náo viên có thể đến các công ty cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện để ứng tuyển.
- Kiểm tra xem đã có đủ đạo cụ trước khi biểu diễn hay chưa
Một điều quan trọng trước mỗi buổi biểu diễn mà bất cứ hoạt náo viên nào cũng phải làm đó là kiểm tra đạo cụ trước khi lên trình diễn. Vì đạo cụ phục vụ rất nhiều cho tiết mục và tạo ra tính đẹp mắt, đồng đều nên các thành viên không thể bỏ sót thứ gì được, đặc biệt là bông tay cổ vũ.
- Thông báo cho các thành viên trong đội
Nếu bạn là đội trưởng hoạt náo viên, bạn nên có một danh sách các thành viên và chắc chắn mọi người trong đội đều được thông báo về các sự kiện sắp tới. Phải có một người quản lý đội hoặc nhóm đó để công việc hoạt động có hiệu quả.
- Gọi cổ vũ
Bạn có thể được yêu cầu lên kế hoạch cổ vũ các trò chơi và sự kiện. Hoạt náo viên có thể cổ vũ bóng đá, các trận game, đấu thể thao,...
- Tổ chức làm bảng hiệu
Nhiệm vụ này đôi khi được giao cho đội trưởng hoạt náo viên. Khi biểu diễn, các hoạt náo viên sẽ sử dụng thêm bảng hiệu để tạo điểm nhấn cho tiết mục và khích lệ đội nhà, khẳng định sức mạnh của đội. Bảng hiệu thường sẽ là một tấm băng rôn to được căng ra, ở trên có ghi dòng chữ in màu. Hoặc bảng hiệu chỉ đơn giản là những tấm bảng ghi từng chữ cái rời và mỗi hoạt náo viên sẽ cầm tấm bảng đó để ráp lại thành dòng chữ có ý nghĩa.
- Giúp tổ chức các sự kiện gây quỹ
Trao đổi với Huấn luyện viên / Cố vấn về việc nhận lời sự kiện gây quỹ. Qua đó, các hoạt náo viên sẽ lên kế hoạch biên bài, biên động tác phù hợp với đối tượng khán giả trong buổi gây quỹ đó.
Việc làm nhân viên chạy sự kiện
- Tạo mối quan hệ thân thiện với đội bạn
Hoạt náo viên còn đóng vai trò là đại sứ của đội bằng cách chào hỏi và làm cho các đội khách đến thăm cảm thấy được chào đón. Trong trận đấu, mỗi đội thi đấu sẽ có một đội hoạt náo viên riêng cho bên đó. Các hoạt náo viên này không những cổ vũ đội mình mà còn chia sẻ niềm vui với đội khách để làm tăng không khí sôi động của trận đấu. Thái độ nhã nhặn, lịch sự với hoạt náo viên đội bạn là điều cần phải làm để xây dựng hình ảnh tốt về đội của mình.
- Tham gia việc bổ sung thành viên cho đội hình
Với kinh nghiệm và kỹ năng biểu diễn, các hoạt náo viên sẽ tham gia vào việc tuyển thành viên và bổ sung người cho đội hình. Việc tuyển thành viên sẽ diễn ra theo mỗi tháng hoặc chu kỳ riêng của đội hình hoặc công ty đó. Đôi khi, một số công ty sẽ có bộ phận chuyên biệt riêng để tuyển các hoạt náo viên. Nhưng hoạt náo viên là công việc có tính chuyên biệt về nghệ thuật, không giống các việc làm công sở nên nhân sự không thể tuyển được mà những hoạt náo viên kì cựu trước đó sẽ lo trách nhiệm tuyển chính.
Bật mí: Lương nhân viên tổ chức sự kiện chi tiết tại đây!
3. Nơi làm việc của hoạt náo viên
Khác với bên nước ngoài, hoạt náo viên của Việt Nam sẽ không nhảy ở sân cỏ bóng đá, sân ngoài trời mà chủ yếu làm việc cho các công ty hoặc trung tâm tổ chức sự kiện. Nghề hoạt náo viên có thể vừa làm toàn thời gian, vừa làm bán thời gian, lịch diễn liên tục thay đổi linh hoạt vì chủ yếu phụ thuộc vào thời gian diễn ra sự kiện là chính.
Thỉnh thoảng, hoạt náo viên sẽ làm việc ở các nhà thi đấu hoặc hội thể thao dành cho sinh viên. Trước giờ diễn, các hoạt náo viên sẽ tập trung lại một điểm cố định để thay trang phục, make up chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để diễn ra sự kiện. Sau đó, hoạt náo viên sẽ biểu diễn ở những nơi đông người tụ tập và yêu thích sự ồn ào.
Việc làm cộng tác viên tổ chức sự kiện
4. Tiêu chí tuyển hoạt náo viên
- Biết giải quyết xung đột: Trong một nhóm toàn con gái, nơi đông người chắc chắn sẽ không tránh khỏi những trường hợp lời qua tiếng lại. Vì thế, bạn phải là người đứng ra hòa giải cho các thành viên trong nhóm và biết sống vì tập thể, biết nhường nhịn.
- Thảo luận về vai trò và nhiệm vụ của bạn với huấn luyện viên của bạn: Cần làm rõ ngay từ đầu chính xác những gì bạn sẽ chịu trách nhiệm và những gì bạn có thể làm được. Mỗi đội và huấn luyện viên là khác nhau, vì vậy tốt nhất nên trao đổi với nhau rõ ràng từ khi bắt đầu.
- Có khả năng giao tiếp với huấn luyện viên: Đôi khi bạn có thể được yêu cầu đóng vai trò trung tâm từ đội hình đến huấn luyện viên. Bạn nên nhận ra điều này và không ngần ngại làm những gì phù hợp với toàn đội. Bạn không chỉ nên nói rõ ràng mà còn phải là người biết lắng nghe tốt. Hãy khéo léo và tôn trọng cảm xúc của người khác.
- Là vận động viên, đội cổ vũ sử dụng sức mạnh, sức bền và kỹ năng của họ để trở thành những người lãnh đạo đám đông xuất sắc, những người đột kích tinh thần và giải trí. Giống như các sinh viên, vận động viên khác, đội hoạt náo viên nên tập luyện và rèn luyện để có thể trạng tốt nhất nhằm thực hiện các pha nguy hiểm, nhảy và xếp hình kim tự tháp. Đội cổ vũ sử dụng sức mạnh của mình để nâng tinh thần của các thành viên khác. Độ bền là bắt buộc vì đội cổ vũ nên dẫn dắt đám đông cho đến khi kết thúc buổi trình diễn.
- Hoạt náo viên nên tạo ra các thời gian chờ, giờ nghỉ giải lao và các màn trình diễn sau trận đấu. Những màn trình diễn này làm tăng sự phấn khích chung của trò chơi, làm sống lại sân vận động năng lượng và giữ người hâm mộ trên ghế của họ. Buổi biểu diễn có thể bao gồm cổ vũ, các điệu nhảy của ban nhạc, các bài hát bên lề, các pha nguy hiểm và các chương trình cổ vũ cho âm nhạc. Những màn trình diễn thú vị, hấp dẫn có sự tham gia của khu vực người hâm mộ sinh viên, cựu sinh viên và phụ huynh truyền bá tinh thần học đường và khiến người hâm mộ hồi hộp cho trò chơi tiếp theo.
- Bạn nên trở thành một người đáng tin cậy, đúng giờ và trưởng thành về mặt cảm xúc.
- Bạn nên luôn luôn nêu gương tốt và cách bạn hành động.
- Công bằng: Bạn nên tách rời tình cảm cá nhân trong công việc. Quyết định của bạn không nên dựa trên sự thiên vị, và bạn nên luôn luôn làm những gì tốt nhất cho toàn đội và không phải bất kỳ một cá nhân nào.
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong về công việc hoạt náo viên. Bạn có cảm thấy nghề hoạt náo viên có nhiều điểm thú vị không? Nếu cảm thấy yêu thích công việc này, đừng ngại dấn thân nhé. Vì bạn còn trẻ, bạn có thể thử mọi thứ mà mình muốn và Hoàng Nga chắc chắn rằng, trở thành hoạt náo viên sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ trong cuộc đời của bạn đấy.
Từ khóa » Hoạt Náo Viên Có ý Nghĩa Là Gì
-
Hoạt Náo Viên Là Gì? Những điều Cần Biết Về Nghề đầy Năng động
-
Hoạt Náo Viên Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Hoạt Náo Viên Là Gì? Những điều Cần Biết Về Nghề đầy Năng động ...
-
Hoạt Náo Viên Là Gì? Điều Kiện để Trở Thành Hoạt Náo Viên Giỏi
-
Hoạt Náo Viên Là Gì? Những điều Cần Biết Về Nghề đầy Năng động
-
Bạn Biết Gì Về Kỹ Năng Hoạt Náo Viên Là Gì, Nghĩa Của Từ Hoạt ...
-
Hoạt Náo Viên Là Gì
-
Hoạt Náo Viên - Wiktionary Tiếng Việt
-
Hoạt Náo Viên Tiếng Anh Là Gì, Cheerleading Trong Tiếng Tiếng Việt
-
Hoạt Náo Viên Cần Chú Ý Những Gì Trước Khi Dẫn - SKYENTER
-
Bạn Biết Gì Về Kỹ Năng Hoạt Náo Và Làm Sao Hoàn Thiện Nó?
-
Hoạt Náo Viên Tiếng Anh Là Gì - Shirohada
-
[DOC] BÀI 2 HOẠT NÁO VIÊN VÀ NGƯỜI QUẢN TRÒ Mục Tiêu Học Tập
-
Hoạt Náo Viên Dành Cho Sinh Viên Du Lịch - Chiêu Tour