Bật Mí Bí Mật Tác Dụng Của Cây Ngô đồng
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cây Ngô đồng là gì?
- Thành phần hóa học
- Tác dụng của cây Ngô đồng
- Cách sử dụng Ngô đồng chữa bệnh
- Một số bài thuốc từ Ngô đồng
Cây Ngô đồng là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể giảm viêm, tiêu độc…hiệu quả. Sau đây, hãy cùng YouMed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Cây Ngô đồng là gì?
- Tên gọi khác: Sen núi, sen lục bình…
- Tên khoa học: Jatropha podagrica Hook. f.
- Họ khoa học: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Bộ phận dùng: Lá và vỏ thân
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Đặc điểm sinh trưởng:
- Cây ngô đồng Nguồn gốc từ châu Mỹ, cụ thể là Nam và Trung Mỹ. Ở Việt Nam, với hình dáng độc đáo, cây được yêu thích và trồng làm cảnh từ miền Bắc đến miền Nam, từ đồng bằng đến miền núi.
- Ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, có khả năng chịu hạn cao và sống được trên nhiều loại đất.
- Cây không cần chăm sóc nhiều vẫn có thể ra hoa quả đều, nhất là nơi có đủ ánh sáng.
- Tỷ lệ nảy mầm cao, tái sinh dinh dưỡng khỏe từ hạt hoặc từ các đoạn thân vùi xuống đất.
- Ngoài loại cây làm cảnh này, còn 1 loại cây với tên gọi là Ngô đồng thân gỗ (Firmiana simplex), họ Cẩm quỳ, dùng quả và vỏ cây làm thuốc. Tuy nhiên 2 loại này, khác nhau về hình dáng, kích thước, bộ phận làm thuốc…
Thu hái:
- Cây xanh tốt quanh năm, nên có thể thu hoạch là và vỏ thân vào bất kỳ thời điểm nào.
- Thời điểm thích hợp ra hoa của cây Ngô đồng là vào giữa tháng 5 và tháng 7.
Mô tả toàn cây Ngô đồng
Thân cao khoảng 1 m, phía dưới có phần gốc phình to, mập mạp và xù xì, phía trên sắc xanh lục, không phân nhánh.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Lá cây ngô đồng nhẵn, sắc xanh bóng, mặt dưới nhạt hơn trên, cuống ngắn khoảng 10 cm, đính sát gốc. Phiến lá to, chia thành 3-5 thùy, thỉnh thoảng chen vào một số phiến kích thước hẹp, càng về già sắc xanh của lá sẽ đậm hơn.
Cụm hoa to, hình mũ, sắc đỏ, nụ màu hồng nhạt hơn, có cuống chung thẳng, dài khoảng 20 cm, mập màu xanh xám. Trong một cụm, có cả hoa cái và hoa đực, cánh 5 kích thước khoảng 7 mm. Hoa đực có bao phấn được phủ bởi lớp phấn vàng, còn hoa cái có bầu nhụy màu trắng.
Quả nang, hình bầu dục, chia 3 thùy, có màu xanh khi còn no, càng già sẽ chuyển sang màu vàng. Đặc biệt, quả thường phát nổ rất mạnh, kèm tung hạt đi xa, khi gặp môi trường thuận lợi sẽ bắt đầu nảy mầm.
Thành phần hóa học
Theo nhiều tài liệu, Cây Ngô đồng có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
- Quả: Curin, đây là chất độc, tác hại đến hệ tiêu hóa và gan mật, ăn vào sẽ dễ dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.
- Hạt: Hạt: Dầu béo 46% (15% acid béo no), gồm acid palmitic 9%, acid oleic 11%, acid linoleic 77%,…
- Nhựa mủ: 2 peptid cyclic gồm podacyclin A và B.
- Ngoài ra còn có xanthophyl ức chế tạo thành melanin, không gây độc đối với tế bào.
Tác dụng của cây Ngô đồng
Tác dụng Y học hiện đại
Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của Ngô đồng:
- Có độc tính: Phần quả chứa curin một chất gây hại đến gan và tiêu hóa, nếu ăn phải sẽ gặp tác dụng không mong muốn.
- Ức chế tạo thành melanin: Do có xanthophyl, tuy nhiên chất này không có độc với tế bào.
- Kháng viêm, giảm sưng, nhanh lành vết thương ngoài da.
Tác dụng Y học cổ truyền
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn.
Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu độc, giảm đau, giảm phù thũng, nhuận tràng, sát trùng…
Chủ trị: Theo kinh nghiệm dân gian:
- Lá: Chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
- Vỏ cây: Trị táo bón, giúp lợi sữa phụ nữ sau sinh.
Cách sử dụng Ngô đồng chữa bệnh
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ngô đồng có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, tám bột để uống… Tuy nhiên, loài cây này thường dùng để làm cảnh hơn, bởi cây không chỉ đẹp độc đáo mà còn mang ý nghĩa may mắn, bình yên và tốt lành cho gia chủ.
Liều dùng:
- Dạng uống: 9-15g/ ngày.
- Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.
Kiêng kỵ:
- Mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
- Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, không được sử dụng dược liệu.
- Hạt và quả có độc nếu ăn phải sẽ gây ra tác dụng không mong muốn như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, thầm chí rối loạn tim mạch, thần kinh…
Một số bài thuốc từ Ngô đồng
Cây ngô đồng hỗ trợ điều trị mụn nhọt
Sử dụng Ngô đồng tươi (lá) 1-3, giã nát với chút muối, rồi đắp lên nốt mụn trong vòng 2 giờ, làm liên tục trong 4 ngày.
Hoặc ngắt búp lá để nhựa chảy ra, dùng nhựa này bôi lên nốt mụn nhọt đang sưng sẽ giúp giảm sưng viêm.
Tăng cường sức khỏe
Ngô đồng (thân) thái mỏng, phơi khô, rồi sao vàng, đem ngâm rượu trong 3 tháng là dùng được, 20 ml/ ngày, bổ cho nam giới.
Dược liệu có khả năng tiêu viêm, giảm sưng mụn nhọt.Bảo quản
Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.
Từ lâu cây Ngô đồng đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng của cây ngô đồng điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Từ khóa » Cây Cảnh Ngô đồng
-
Cây Ngô đồng: Đặc điểm, Tác Dụng, ý Nghĩa Và Cách Trồng - Eva
-
Cây Ngô đồng: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Ngô đồng Là Cây Gì? Tác Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy
-
Cây Ngô Đồng Phong Thủy - Alo Garden
-
Cây Ngô đồng Cảnh | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Bí Kíp Trồng Cây Ngô đồng Hợp Phong Thủy Bạn đã Biết Chưa?
-
Mua Bán Cây Cảnh Văn Phòng Ngô đồng Cảnh - Hoàng Nguyên Green
-
Cây Ngô đồng Với Những Công Dụng Tuyệt Vời | Rauxanh
-
Cây Ngô đồng - Cây Cảnh Hà Nội - Cây Cảnh Văn Phòng
-
Không Chỉ Là Loại Cây Cảnh đẹp Mà Ngô đồng Còn Là Vị Thuốc Nam ...
-
Trồng Cây Ngô Đồng - Dẫn Phượng Hoàng Tới - May Mắn Cát Tường
-
Cây Ngô đồng Là Cây Gì? Tác Dụng Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy
-
Cây Ngô Đồng Cảnh - Phương Trung Green