Bật Mí Bí Quyết Chưa Từng Tiết Lộ Cách Trồng Cây Thùy Sinh
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay Vua Câu Cá sẽ chia sẻ những kiến thức trồng cây thủy sinh cơ bản cho các bạn tham khảo nhé
Mục Lục Bài Viết
- 1 Cây Thủy Sinh Là Gì ?
- 2 1. Cây thủy sinh tiền cảnh
- 2.1 Cây trân trâu nhật
- 2.2 Rau má hương
- 3 2. Cây thủy sinh trung cảnh
- 3.1 Ngô Công Thảo
- 3.2 Thanh hồng điệp
- 4 3. Cây thủy sinh hậu cảnh
- 4.1 Cây Hẹ Thẳng
- 4.2 Cây Rong Đuôi Chó
- 5 Kiến Thức Cần Biết Khi Trồng Cây Thủy Sinh
- 6 Lưu Ý Khi Cắt Và Cắm Cây Thủy Sinh Vào Hồ
Cây Thủy Sinh Là Gì ?
Cây thuỷ sinh là các loài cây sống dưới nước, có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường, trong môi trường nước mặn hoặc nước ngọt, trong một khoảng thời gian dài.
Có rất nhiều loài cây thuỷ sinh với nhu cầu dinh dưỡng, khả năng phát triển khác nhau, nhưng điểm chung là chúng đều có thể sinh trưởng trên một nền đất ẩm hoặc ngập nước.
Các loài cây thuỷ sinh đa phần đều có thể sống trong điều kiện rễ ngập nước hoặc ngập nước hoàn toàn. Một số loài khác có thể sống trong môi trường bùn như hoa sen, hoa súng.
Dưới đây là một số loài thực vật thuỷ sinh khá phổ biến và phù hợp cho người mới chơi thủy sinh bởi có thể sinh trưởng tốt trong hầu hết các điều kiện nước, ánh sáng, dinh dưỡng, CO2 khác nhau.
1. Cây thủy sinh tiền cảnh
Cây trân trâu nhật
Là loại cây thuỷ sinh tiền cảnh phổ biến được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích bởi khả năng phát triển rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn mà không cần kì công chăm sóc.
Tuy nhiên, Trân châu Nhật hấp thụ chất dinh dưỡng cũng rất mạnh vì vậy khi trồng loài này phải chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng và lượng CO2 phù hợp cho bể.
Rau má hương
Là loài thực vật thuỷ sinh đẹp và có sức sống mạnh mẽ. Cây có khả năng phát triển nhanh, mạnh trong nhiều điền kiện, không kém nền. Rau má hương rất phù hợp làm tiền cảnh.
Cây có thể thích nghi và phát triển trong nhiều môi trường và điều kiện bể khác nhau, tuy nhiên nếu được cung cấp CO2 đủ mạnh chúng sẽ xanh tươi và phát triển nhanh hơn.
2. Cây thủy sinh trung cảnh
Ngô Công Thảo
Hay còn gọi là cây rong cúc, là một loại cây thuỷ sinh không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước vẫn có thể phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cây phát triển quá nhanh cũng là một vấn đề bởi bạn sẽ phải cắt tỉa thường xuyên.
Thanh hồng điệp
Hay còn gọi là cỏ xương là một loại cây thuỷ sinh làm trung cảnh rất đẹp cho bể thuỷ sinh. Cây có ưu điểm rất dễ trồng, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu vào nền giúp cây phát triển vững chãi hơn tuy nhiên cũng cần chú ý nhẹ nhàng khi setup lại bể tránh làm động nền.
Muốn thanh hồng điệp đẹp hơn bạn có thể tăng cường ánh sáng để ngọn của cây có màu đỏ hồng.
3. Cây thủy sinh hậu cảnh
Cây Hẹ Thẳng
Là loài cây thuỷ sinh có hình dáng đẹp, với tán lá to, dài, thẳng cây thường được chọn làm hậu cảnh trong hồ thủy sinh. Cây hẹ thẳng dễ trồng, sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Muốn cây hẹ thẳng đẹp hơn bạn nên đặt cây gần dòng nước.
Cây Rong Đuôi Chó
Rong đuôi chó là loại cây thủy sinh có sức sống mãnh liệt và rất dễ trồng, chúng có thể phát triển nhanh trong mọi điều kiện bể, không tốn nhiều công chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước.
Tuy nhiên, cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên. Rong đuôi chó có thể làm cây thuỷ sinh trung cảnh hoặc hậu cảnh đều được.
Kiến Thức Cần Biết Khi Trồng Cây Thủy Sinh
1. Ánh sáng
Là nhân tố quan trong bậc nhất trong bể thủy sinh, mức độ ánh sáng của bể sẽ quyết định bạn có thể trồng những loài cây gì, từ đó xác định được các loài cây sẽ chơi và vị trí phù hợp của chúng trong bể.
Ánh sáng gần mặt nước sẽ mạnh hơn so với ánh sáng sát dưới nền. Ánh sáng ở trung tâm bể sẽ mạnh hơn so với ánh sáng ngoài rìa bể. Ánh sáng phía trước và phía sau bể sẽ có sự khác biệt tùy vào vị trí đèn của bạn trên mặt bể.
Những loài cần ánh sáng mạnh và sinh trưởng nhanh sẽ phù hợp với khu vực nhiều sáng và ngược lại, những loài sinh trưởng chậm nguy cơ bị rêu hại nhiều hơn, sẽ phù hợp với những vị trí ít sáng, đặc biệt là dưới tán cây, tán lũa.
2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng và các thành phần của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng cũng như rêu tảo hại. Những loài cây khác nhau đòi hỏi mức độ dinh dưỡng khác nhau mà môi trường dinh dưỡng chúng ta tạo ra thì chỉ có một, do đó dựa trên mức độ dinh dưỡng của bể bạn sẽ xác định được các loài cây trồng phù hợp.
Dinh dưỡng trong bể sau một thời gian sử dụng (thường là khoảng 06 đến 09 tháng) sẽ kém đi, mức độ nhả dinh dưỡng sẽ chậm lại.
Lúc này bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân nhét, phân nước hoặc thay đổi các loại cây đòi hỏi dinh dưỡng ít hơn để có thể tiếp tục sử dụng bộ nền bể thêm một thời gian nữa.
3. CO2
Một yếu tố quan trọng để cây trồng trong bể có thể phát triển mạnh mẽ và khoe được hết vẻ đẹp vốn có. Ngoài ra nồng độ CO2 cũng giúp duy trì mức độ ổn định của nước, đặc biệt là độ pH và độ cứng của nước, cây trồng nói chung thích nước mềm, CO2 càng nhiều nước càng mềm.
Khi không có CO2, cây trồng không thể phát triển mạnh mẽ hết khả năng của chúng, khi đó rêu tảo hại sẽ có cơ hội phát triển nếu môi trường bể của bạn mất cân bằng, mức độ ánh sáng, dinh dưỡng, co2 không đồng bộ.
Trường hợp CO2 trong nước quá đậm đặc sẽ khiến cá và các sinh vật trong bể bị thiếu Oxi để hô hấp. Thường khi đó chúng sẽ đồng loạt tụ tập lên gần mặt nước và đó là tín hiệu để bạn xem lại mức độ CO2 trong bể của mình trước khi quá muộn.
Lưu Ý Khi Cắt Và Cắm Cây Thủy Sinh Vào Hồ
Cây cắt cắm nói chung đều là những loài rất dễ trồng, rất dễ sinh trưởng và phát triển và không dễ bị rêu tảo hại tấn công. Cây cắt cắm có thể được chia thành 3 đến 4 đoạn và cắm xuống nền, sau một thời gian chúng sẽ lên 3 đến 4 cây mới.
Trước khi trồng cây cắt cắm bạn phải đảm bảo nền đủ dày để bộ rễ của chúng có thể phát triển thoải mái, nền nên dày tối thiểu 5cm.
Dinh dưỡng trong nền phải đảm bảo dồi dào và có thể cung cấp đều đặn trong một khoảng thời gian tương đối dài tối thiểu 06 tháng.
Mức độ ánh sáng từ trung bình đến cao, có thể lên đến 4, 5w đèn trên 1 lít nước, đặc biệt là phải có CO2 ở mức cao.
Cây cắt cắm trước khi trồng cần xử lý các lá gần gốc bởi về sau những lá này sẽ bị mục rữa, làm suy giảm chất lượng nước của bể.
Một mẹo nhỏ là không cần cắt hết các lá gần gốc, hãy để lại khoảng 0.5cm cuống lá sẽ giúp cắm cây xuống nền chắc chắn hơn, ít bị nổi lên sau khi cắm.
Không trồng cây với mật độ quá dày, các loài cây cắt cắm nói chung đều có tán lá khá lớn và bạn cần đảm bảo mỗi cây đều có một khoảng không gian riêng để chúng có thể xòe hết tán lá của mình.
Các bạn nếu thấy bài chia sẻ này hay thì tham gia vào Hội cho vui nhé và nhớ mời thêm bạn bè của các bạn vào Hội giúp mình cho đông vui luôn nghen, thanh kiều.
Từ khóa » Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Là Gì
-
Các Loại Cây Cắt Cắm Thủy Sinh đẹp Và Cách Trồng Chăm Sóc
-
【Top】các Loại Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Dễ Trồng & Cách ... - Cây Cảnh
-
Danh Sách Các Dòng Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Dễ Trồng Nhất
-
Cây Cắt Cắm Là Gì - Hỏi Đáp
-
5 Loại Cây Thủy Sinh Đẹp, Giá Rẻ Bạn Nên Biết
-
Cây Cắt Cắm Là Cây Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Cắt Cắm
-
Điểm Danh 30 Loài Cây Cắt Cắm Trong Hồ Thủy Sinh Dài 1,5m X 0,8m X ...
-
【Top】các Loại Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Dễ Trồng & Cách Chăm Sóc
-
【Top】các Loại Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Dễ Trồng & Cách Chăm Sóc
-
(Căn Bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới ...
-
Cây Cắt Cắm Thủy Cúc - Dễ Trồng Và Không Cần CO2 - Mộc Nhân Farm
-
Bước Chuẩn Bị để Trồng Cây Thủy Sinh Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cắt Tỉa Cây Thủy Sinh Cắt Cắm | Blog Cây Cảnh Klpt