Bật Mí Các Biện Pháp An Toàn điện Trong Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Tin tức
Home » Chia Sẻ Kiến Thức » Cải Tạo Sửa Chữa Nhà Ở » Cải Tạo Sửa Chữa Nhà Ở, Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở Bật mí các biện pháp an toàn điện trong xây dựng- 18/11/2024
- Tác giả KS Đức Doãn
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện trong đời sống sinh hoạt ngày nay. Dù là bất kỳ công việc gì hay ngành nghề nào cũng cần đến điện và ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, làm thế nào để an toàn điện trong xây dựng thì không phải ai cũng biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về những nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng điện, các tiêu chuẩn và biện pháp an toàn điện nhé!
Nội dung bài viết hiện 1 Nguy cơ từ sử dụng điện trong thi công xây dựng 2 Các tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng 3 Các biện pháp an toàn điện trong xây dựng 3.1 Về tổ chức thi công 3.2 Về thiết bị và dụng cụ khi được sử dụng 3.3 Về mặt kỹ thuật 3.4 Về việc quản lý 3.5 Phòng tránh va chạm đường dây tải điện trên cao, lân cận khu vực thi côngNguy cơ từ sử dụng điện trong thi công xây dựng
Trong xây dựng, thiết bị điện được sử dụng ở mọi nơi trong công trình. Tuy nhiên, không như các tác nhân khác gây tai nạn có thể nhìn, nghe thấy hay có biểu hiện cảnh báo trước mặc dù nó rất nguy hiểm có thể gây chết người. Do đó, trước khi có biện pháp an toàn điện trong xây dựng thì chúng ta cần hiểu được những nguy cơ mà điện có thể gây ra cho con người.
- Đối với việc ảnh hưởng trực tiếp, điện có thể khiến con người bị giật hoặc bị phỏng.
- Điện ảnh hưởng gián tiếp cho con người bằng cách gây cháy, nổ hay tai nạn khác như ngã cao.
Chẳng hạn, khi công nhân thi công quét chống thấm bể chứa nước ngầm có sử dụng quạt máy thông gió để đẩy nhanh tốc độ khô của chất chống thấm. Tuy nhiên, thiết bị này không được đảm bảo an toàn về điện khiến thợ thi công khi tiếp xúc sẽ dẫn đến tai nạn như bị giật, bị ngã,…
Chính vì vậy, những nguy cơ mà điện mang đến không chỉ ảnh hưởng một người hay một vài người mà nó còn có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vậy, nguyên nhân khiến tai nạn điện xảy ra khi sử dụng hoặc làm việc là gì? là điều mà ai cũng cần biết để có thể đưa ra biện pháp tốt nhất.
- Tưởng rằng không có điện nhưng điện đã được bật.
- Biết là có điện nhưng người lao động không được huấn luyện thích đáng, không tuân thủ theo quy định đã đưa ra.
- Không có sự quan sát tỉ mỉ, không kiểm tra đường dây điện cẩn thận.
Các tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng
Để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc về người và của thì các tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng đã được ban hành. Quy định này áp dụng cho mọi ngành nghề nhất là công tác xây lắp trên các công trường xây dựng. Quy định về an toàn điện trong xây dựng như sau:
- Khi thiết kế, xây dựng mạng lưới điện ở công trường cần đảm bảo lưới động lực và điện chiếu sáng phải làm việc riêng rẽ. Hệ thống khi vận hành phải có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất.
- Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện, phải do công nhân điện có trình độ về kỹ thuật an toàn điện thích hợp với từng hạng mục công việc mà họ đảm nhận. Đối với các thiết bị điện di động, máy phát điện cầm tay và điện xách tay khi nối vào lưới điện phải qua ổ cắm. Việc đấu, nối phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu an toàn về điện.
- Trước khi lắp ráp và sửa chữa lưới điện, thiết bị điện phải cắt cầu dao cấp điện cho khu vực sẽ thao tác, đồng thời tại cầu dao đó phải treo bảng “ cấm đóng điện, có người đang làm việc tại đây”. Nếu cầu dao nằm ngoài trạm biến áp, ngoài các biện pháp an toàn điện trên người thực hiện cũng cần phải tạo ngắn mạch 3 pha ở phía đầu nguồn.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng được ban hành các thông tư, văn bản có tính quy phạm pháp luật được lưu hành với các dạng tập hợp các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- TCVN 2295-78: yêu cầu an toàn về tủ điện của các thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ.
- TCVN 2329-78: tiêu chuẩn của vật liệu cách điện rắn, phương pháp thử, điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn bị mẫu.
- TCVN 2330-78: vật liệu cách điện rắn và phương pháp xác định độ bền điện với điện áp xoay chiều tần số công nghiệp.
- TCVN 2572-78: biển báo về an toàn điện
- TCVN 3144-79: yêu cầu chung về an toàn cho sản phẩm kỹ thuật điện.
- TCVN 3145-79: yêu cầu an toàn về khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V.
- TCVN 3259-1992: yêu cầu an toàn về máy biến áp và cuộn kháng điện lực.
- TCVN 3620-1992: yêu cầu an toàn về máy điện quay.
- TCVN 3623-81: yêu cầu kỹ thuật chung cho khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V.
- TCVN 3718-82: yêu cầu chung về an toàn trường điện tần số Ra-đi-ô
- TCVN 4086-85: yêu cầu chung về An toàn điện trong xây dựng.
- TCVN 4114-85: yêu cầu an toàn về thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V.
- TCVN 4115-85: yêu cầu kỹ thuật chung cho thiết bị ngắt điện bảo về người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000V.
- TCVN 4163-85: yêu cầu an toàn về máy điện cầm tay.
- TCVN 4726-89: yêu cầu đối với trang thiết bị điện – kỹ thuật an toàn máy cắt kim loại.
- TCVN 5180-90 (STBEV 1727-86): yêu cầu chung về an toàn cho pa lăng điện.
- TCVN 5334-1991: quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt các thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu.
- TCVN 5556-1991: thiết bị hạ áp – yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật.
- TCVN 5699-1:1998 (IEC 335-1:1991): an toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện khác.
- TCVN 5717-1993: van chống sét
- TCVN 6395-1998: yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy điện.
- TCXD 46-1984: tiêu chuẩn thiết kế và thi công chống sét cho các công trình xây dựng.
Các biện pháp an toàn điện trong xây dựng
Mặc dù nhà nước đã đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn điện trong xây dựng nhưng vẫn có rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chính vì vậy, việc đưa ra các biện pháp an toàn điện là không thể thiếu.
Về tổ chức thi công
Trong quá trình tổ chức thi công, bố trí mặt bằng cần phải xác định vị trí cần dùng điện để lắp đặt hệ thống cung cấp điện nước trước khi tiến hành thi công xây dựng. Điều này giúp hạn chế những đường dây điện không cần thiết, tránh trường hợp chỗ cần thì không có điện để dùng hay có quá nhiều đường dây điện làm việc đi lại khó khăn và có thể nguy hiểm.
Bên cạnh đó, các công tắc đóng/ngắt tại các tủ điện phải có ký hiệu rõ ràng thiết bị mà nó điều khiển nhằm tránh khởi động các thiết bị ngoài ý muốn. Các bóng đèn trong hệ thống chiếu sáng cần được bảo vệ chống va đập bóng đèn gây chập điện hay vỡ bóng khiến mọi người bị thương hoặc tính mạng bị đe dọa.
Ngoài ra, các công nhân ở công trường, giám sát xây dựng phải được huấn luyện, có kiến thức và kinh nghiệm về an toàn điện trong xây dựng.
Về thiết bị và dụng cụ khi được sử dụng
Các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho việc thi công xây dựng phải chịu nguy cơ hư hại cao do điều kiện làm việc có nhiều tác nhân gây mài mòn, va đập,…Do đó, tùy môi trường, điều kiện làm việc mà chọn thiết bị và dụng cụ phù hợp. Chẳng hạn, với môi trường ẩm ướt cần có biện pháp làm giảm hiệu quả cách điện còn với môi trường dễ cháy thì cần phải che chắn dây điện làm giảm nhiệt của môi trường ảnh hưởng đến dây điện,…
Trước khi giao dụng cụ cho công nhân cần phải có người kiểm tra thiết bị và dụng cụ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền thống bằng động cơ QCVN 09:2012/BLĐTBXH như sau:
- Kiểm tra tính hợp bộ và độ chắc chắn của những chỗ ghép, gắn và nối của các bộ phận dụng cụ điện cầm tay.
- Kiểm tra dây nguồn, ống bảo vệ, phích cắm, lớp cách điện,….cần kiểm tra tất cả các bộ phận bên ngoài của máy.
- Kiểm tra bộ phận cắt mạch có làm việc dứt khoát không.
- Kiểm tra chạy không tải.
Cần thực hiện kiểm tra các thiết bị điện, dụng cụ cần tay mỗi ngày bằng máy đo cách điện chuyên dụng có độ nhạy dòng điện không quá 30mA và điện trở không nhỏ hơn 2mΩ trong mục 3.3.4.8-QCVN 09:2012/BLĐTBXH.
Ngoài ra, cần kiểm tra định kỳ đối với những hư hỏng khó phát hiện bằng kiểm tra trực quan như dây tiếp địa bị đứt bên trong, mất tính năng cách điện do bụi chứa mạt kim loại lọt vào trong thiết bị.
Về mặt kỹ thuật
- Cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật về an toàn điện trong xây dựng. Lưới điện phải được lắp đặt đụng kỹ thuật và có biện pháp bảo vệ chống dập cáp. Bên cạnh đó, không được để người không có chuyên môn tự ý mắc điện. Điều này nhằm tránh trường hợp điện bị rò, mạch ngắn hay quá tải gây nguy hiểm cho người sử dụng và những người xung quanh.
- Đảm bảo đúng các quy định làm việc gần hệ thống điện cao thế như phải có cơ chế rào chắn, biển báo, giám sát và tuân thủ đúng các thủ tục đăng ký cắt điện với cơ quan quản lý đường dây điện. Sau khi thi công xong cần bàn giao khu vực công tác tại hiện trường vừa đảm bảo đội ngũ đã thực hiện đúng theo quy định vừa đảm bảo an toàn cho mọi người.
- Đối với chế độ quản lý kỹ thuật máy móc, thiết bị điện đang sử dụng phải đảm bảo thực hiện kiểm tra với đầy đủ nội dung sau: hồ sơ nghiệm thu lắp đặt máy, hồ sơ kỹ thuật, lý lịch máy, nội quy an toàn cho từng máy tại vị trí làm việc, quy định kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa định kỳ và phân công trách nhiệm rõ ràng cho người quản lý sử dụng máy.
Về việc quản lý
- Phải có cơ chế tự kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống máy điện.
- Có biện pháp xử lý ngay khi có biểu hiện vi phạm về an toàn điện.
- Thường xuyên đưa các thông tin, tuyên truyền về an toàn điện trong xây dựng và định kỳ tập huấn thực hành phương án sơ cấp cứu tai nạn điện.
- Tổ chức tốt mạng lưới an toàn để mọi người có thể giúp nhau tự quản lý về an toàn lao động.
- Đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động quản lý an toàn lao động trong xây dựng để kịp thời bổ sung quy định, điều chỉnh chính sách, nhân sự sao cho phù hợp với mọi việc ở công trường.
- Đưa ra các nội quy, quy định về an toàn điện trong xây dựng và các loại máy trên công trường.
Phòng tránh va chạm đường dây tải điện trên cao, lân cận khu vực thi công
Chạm vào đường dây tải điện trên cao thường dẫn đến tai nạn chết người hoặc bị thương nặng hay bị gây cháy nổ. Một số công đoạn trong thi công xây dựng dễ dẫn đến va chạm đường dây tải điện trên cao như:
- Sử dụng cần cẩu hoặc các thiết bị nâng khiến máy móc bị vướng phải dây điện trong quá trình di chuyển.
- Sử dụng máy đào hoặc các thiết bị chuyển đất cũng dễ gây vướng vào đường dây điện.
- Di chuyển các cấu kiện có chiều dài lớn như tole lợp mái, ống tube dàn giáo,…
- Phun, xịt nước hay các chất lỏng lên cao.
Do đó, để tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc thì cần có một số biện pháp phòng tránh va chạm đường dây tải điện.
- Tìm hiểu về khoảng cách an toàn từ dây đến vị trí thi công xây dựng bằng cách liên hệ với đơn vị điện lực chủ quản đường dây.
- Giảm chiều dài thanh dàn giáp, tole lợp mái để hạn chế tối đa sự va chạm đường dây.
- Khi sử dụng các thiết bị mặt đất gần đường dây tải điện cần bố trí rào chắn để ngăn tiếp cận đường dây.
- Không tập kết vật liệu xây dựng gần đường dây điện để tránh các thiết bị bốc dỡ va chạm vào đường dây.
Dù là ngành nghề nào thì vấn đề an toàn vẫn cần được đặt lên trên bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn tài sản, tiền bạc. Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi về an toàn điện trong xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những biện pháp an toàn điện tốt nhất và tránh được những điều đáng tiếc.
Đánh giá bài viết!Bài viết cùng chuyên mục
- Cửa chống ngập tầng hầm loại nào tốt và báo giá mới nhất 2025
- Mẫu thiết kế nhà 50m2 có thang máy tiện nghi, hiện đại 2025
- Các mô hình chung cư mini giúp chủ đầu tư kiếm bộn tiền
- 4 giải pháp thoát nước tầng hầm hiệu quả tránh ngập lụt
- Top 10+ mặt bằng chung cư mini tối ưu công năng đáng tham khảo
- Hợp đồng trọn gói là gì theo quy định mới nhất 2025
- Xây chung cư mini 200m2 muốn hốt bạc: Đừng phạm 7 sai lầm sau!
- Bài toán xây chung cư mini 100m2 thế nào để tiết kiệm mà hiệu quả?
- Tìm hiểu 02 biện pháp thi công sàn dự ứng lực hiệu quả hiện nay
- Sàn phẳng UTC không dầm – Công nghệ sàn vượt nhịp mới trong xây dựng
1 thoughts on “Bật mí các biện pháp an toàn điện trong xây dựng”
- phuong viết: 07/01/2022 lúc 2:22 chiều
Những chia sẻ rất hữu ích
Trả lời
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
CloseHỗ trợ trực tuyến
TƯ VẤN : 09672.123.88
Công trình mới
- CÔNG TRÌNH: ANH THẮNG - HÀ NAM
- CÔNG TRÌNH: ANH TIẾN - HOÀI ĐỨC
- CÔNG TRÌNH: ANH HIỆP - LONG BIÊN
- CÔNG TRÌNH: ANH HANH - QUỐC OAI
- CÔNG TRÌNH: ANH HIỂN - HÀ TĨNH
- CÔNG TRÌNH: ANH BẰNG - MÓNG CÁI
Đăng Ký Tư Vấn Mẫu Nhà
Chọn mẫu nhà cần tư vấn:Nhà phốBiệt thựChung CưCoffee - ShowroomKhách sạn - Nhà hàngNhu cầu tư vấn khác
Close Facebook YouTube WhatsApp WhatsApp TikTok Sidebar Tìm kiếm nội dung... Start typing to see posts you are looking for.- 0967.212.388
- Chat Zalo
- Messenger
- Viber
Từ khóa » Tiêu Chuẩn An Toàn điện Trong Xây Dựng Mới Nhất
-
Tiêu Chuẩn An Toàn điện Trong Xây Dựng Bao Gồm Những Gì?
-
Từ 20/6/2022, Việc đảm Bảo An Toàn Về điện Trong Công Trường Thi ...
-
Tiêu Chuẩn An Toàn điện Trong Xây Dựng Mới Nhất
-
Thông Tư 39/2020/TT-BCT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về An Toàn ...
-
QCVN 01: 2020/BCT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về An Toàn điện
-
[2022] Tiêu Chuẩn An Toàn điện Trong Xây Dựng - Mecsu Blog
-
Tổng Hợp Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Lĩnh Vực Xây Dựng Và Cơ điện
-
Quy Chuẩn Về Kỹ Thuật đảm Bảo An Toàn điện Trong Hoạt động điện Lực
-
An Toàn điện Trên Công Trường Xây Dựng, Các Biện Pháp Phòng Tránh ...
-
Ban Hành Quy Chuẩn Về An Toàn Trong Thi Công Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 Về An Toàn điện Trong Xây ...
-
Tiêu Chuẩn An Toàn điện (TCVN) - Khôi Ngô Security
-
Các Tiêu Chuẩn An Toàn Trong Thi Công Xây Dựng - Khôi Ngô Security
-
Phần 3. AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG - TCVN-4086-85