Bật Mí Cách Bơi Sải Không Mệt Từ Các VĐV Chuyên Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay Học Bơi Bốn Mùa sẽ chia sẻ tới các tín đồ bơi lội “tuyệt chiêu cách bơi sải không bị mệt”. Tất nhiên đây là những kinh nghiệm quý báu từ các VĐV chuyên nghiệp, các giáo viên bơi lội lâu năm đúc kết lại. Và rất có thể bạn sẽ cần dùng đấy!
Khi bạn chọn bơi sải làm môn bơi cho mình trong các buổi đi bơi nhưng bạn bơi nhanh bị mệt, đó là do bạn bơi chưa đúng cách. Vậy làm thế nào để bạn bơi sải không bị mệt nhanh và ít tốn sức? có phải bạn đang băn khoăn và tìm hiểu lý do tại sao đúng không! Đó là lý do bạn không nên bỏ qua những thông tin bên dưới bài viết này.
Nội dung bài viết
Bơi sải – Kiểu bơi yêu thích của nhiều tín đồ bơi lội
Bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất cũng là môn bơi phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn làm kiểu bơi chính cho mình vì nó mang lại nhiều lợi ích như: Kéo giãn xương khớp, phát triển chiều cao, giảm cân, thư giãn… Tuy nhiên để bơi sải đúng kỹ thuật, ít tốn sức và không bị mệt thì bạn cần phải tập luyện thuần thục từng động tác, các giai đoạn của kỹ thuật bơi có như vậy thì bạn mới đạt được hiệu quả trong quá trình bơi của mình.
=> Xem ngay: Lớp Học Bơi Cho Người Lớn Tại Hà Nội – Đăng Ký Nhận Quà Ngay
Vì sao bơi sải bị mệt dù chỉ bơi trong cự ly ngắn
Chắc hẳn có khá nhiều bạn bơi sải nhưng khi mới bơi được 1 đoạn đã cảm thấy rất mệt và phải nghỉ ngơi 1 lúc mới có thể bơi tiếp được. Lý do gây ra tình trạng này chủ yếu là 2 yếu tố, một là kỹ thuật bơi chưa đúng và hai đó chính là do thể lực của từng người.
Kỹ thuật bơi sải chưa đúng
Có lẽ nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng chỉ cần biết bơi là đủ còn bơi đúng kỹ thuật hay không lại không mấy quan trọng. Nhưng bạn nên hiểu bơi lội là một bộ môn thể thao thiên về kỹ thuật và việc không tập luyện đúng kỹ thuật có thể gây ra cho bạn một số tình trạng xấu và bơi sải bị mệt là một trong số đó.
Kỹ thuật bơi lội nói chung và kỹ thuật bơi sải nói riêng đều đòi hỏi sự linh hoạt, mềm dẻo của cơ thể làm nền tảng. Nói ngắn gọn bạn cần sự linh hoạt, dẻo dai và cảm nhận nước. Việc bạn gồng cứng cơ thể mình đồng nghĩa với việc bạn bơi sẽ không được tốt. Điều đó sẽ khiến bạn rất nhanh mệt, khó có thể duy trì được nếu bơi cự ly dài.
Đặc biệt hãy lưu ý kỹ thuật thở. Việc lấy hơi cũng giống như việc bạn đổ xăng xe vậy, thiếu nhiên liệu xe không thể nào vận hành trơn tru được. Với những người mới học bơi sải, việc lấy hơi này có lẽ còn khá khó khăn vì phải quay đầu và lấy hơi vào lúc nghiêng đầu sang một bên khi miệng nằm thấp sát mặt đất nên dễ bị lấy cả nước vào miệng. Nhưng đừng lo lắng vì nếu bạn tự tin và luyện tập đúng cách hít một hơi thật sâu và thở đủ mạnh thì sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng oxy cần dùng cho cơ thể.
Thể lực chưa đủ
Thể lực là điều cần có với bất kỳ bộ môn thể thao nào. Nếu như trước đây bạn chưa có thói quen luyện tập thể thao nhiều, cơ thể bạn chưa quen với cường độ hoạt động cao thì việc bơi sải cự ly dài là việc khó có thể đáp ứng được.
Bởi vậy bạn cần tập làm quen, bổ trợ bằng các môn thể thao tăng cường khả năng hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp như chạy bộ, bóng đá, nhảy dây… Và bơi chính là bộ môn có tác dụng trực tiếp nhất. Hãy tập luyện đều đặn và thường xuyên hơn chúng sẽ giúp cải thiện khả năng, sức bền của bạn trong bơi sải.
Chung quy lại, nếu bạn cảm thấy thể lực của mình không đủ, hãy bổ sung bằng cách tập luyện, chơi thể thao nhiều hơn. Khi vấn đề này được cải thiện chắc chắn việc bơi sải nhanh, đường dài không bị mệt trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
=> Xem thêm: Lớp Học Bơi Cấp Tốc Hà Nội – Học Viên Biết Bơi Chỉ Sau 5- 7 Ngày
Tuyệt chiêu cách bơi sải không bị mệt
Chắc hẳn đọc đến đây bạn sẽ rất tò mò về tuyệt chiêu cách bơi sải không bị mệt mà Học Bơi Bốn Mùa tiết lộ là gì phải không?
Và câu trả lời đó chính là: Chẳng có tuyệt chiêu nào hết cả!
Có lẽ đọc đến đây bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy mình bị lừa ngay ở tiêu đề bài viết. Nhưng có lẽ không có tiêu đề này bạn đã không theo dõi đến tận bây giờ!
Bạn nên hiểu rằng bất kỳ bộ môn thể thao nào hay bơi kiểu gì mà chẳng mệt, chẳng tốn sức. Nhưng với bộ môn bơi sải thì bạn sẽ tiết kiệm được sức lực và có thể bơi được cự ly dài nếu thực hiện đúng 2 yếu tố trên mà tôi đã nói ở trên.
Hãy nhớ rằng bơi sải được chia theo từng các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Tập giữ cho cơ thể nổi ngang với mặt nước. Tập tốt ở giai đoạn này được coi là một trong những cách cơ bản giúp cho chúng ta đỡ bị mệt và đỡ bị mất nhiều sức trong quá trình bơi. Và để tập tốt cho giai đoạn này thì bạn cần thực hiện lần lượt theo thứ tự như sau: Mắt nhìn thẳng xuống đáy bể, giữ mắt nhìn vuông góc với đáy bể, tư thế cơ thể nằm duỗi thẳng và nằm úp làm như vậy để cho cơ thể của bạn quen dần với nước và giúp cho cơ thể luôn ở mức ngang so với mặt nước ( hay còn gọi là cảm giác nước ). Bạn cần phải chuẩn bị kính bơi để giúp cho mình mở mắt nhìn trong nước để cảm giác nước của mình tốt nhất.
- Giai đoạn 2: Kỹ thuật tay. Trong bơi sải thì động tác tay rất quan trọng, nếu bạn quạt đúng kỹ thuật thì sẽ giúp cho bạn không bị mệt khi bơi. Do vậy, bạn cần thực hiện kỹ thuật tay phải chuẩn và chính xác. Để kỹ thuật tay chuẩn và chính xác thì bạn cần phải chú ý: Các ngón tay phải khép lại, cùi trỏ cao hơn mặt nước để hạn chế việc mất sức khi co tay quạt và cũng tránh được phần thân bị chìm sâu trong nước, khi kéo nước cổ tay hơi co lại, kéo nước đẩy hết tay để đạt đạt được hiệu quả lướt nước tốt nhất.
- Giai đoạn 3: Hít thở. Lấy hơi thật nhiều bằng miệng trong lúc nghiêng người lấy hơi, để lấy được hơi nhiều bằng miệng thì lúc ở dưới nước bạn phải thở mạnh ra bằng mũi ( đi bơi thì lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi, bạn không thể cùng lúc thở ra bằng miệng và mũi nếu như vậy thì bạn sẽ k lấy được hơi và rất dễ bị sặc nước ). Hít thở đúng cách sẽ giúp cho bạn bơi được dài hơn và đỡ bị mất sức, vì khi cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy thì bạn sẽ thả lỏng và thoải mái hơn do vậy bạn sẽ không bị vội vàng, lúng túng. Và khi lấy hơi thì bạn nên thực hiện nghiêng đầu về bên tay thuận của mình để lấy hơi, cơ thể bạn đồng nhất khi lấy hơi nghiêng 45 độ so với mặt nước để hạn chế được lực cản tối đa của nước.
- Giai đoạn 4: Kỹ thuật đập chân đúng. Bạn cần đập chân từ từ, mềm dẻo và dần tăng tốc độ hãy giữ cho chân luôn ở mức vừa phải, không quá chậm sẽ làm cho cơ thể sẽ bị chìm nửa thân dưới, hay nhanh quá sẽ nhanh bị mệt, mất nhiều sức và khả năng bị chuột rút cao.
- Giai đoạn 5: Kết hợp các động tác lại với nhau. Từ các giai đoạn trên chúng ta thực hiện tốt các kỹ thuật riêng lẻ xong rồi kết hợp chúng lại với nhau để được một kỹ thuật bơi hoàn chỉnh và bơi tốt. Để bơi sải không bị mệt và ít tốn sức thì bạn cần phải kết hợp các động tác lại với nhau một cách nhịp nhàng. Bạn cần lưu ý: Tay phải kết thúc quạt nước thì tay trái chạm nước – Chân trái hất nước từ dưới lên, chân phải đập xuống. Bạn thực hiện theo chu kỳ tay nọ chân kia để bơi nhé.
Trên đây là những điểm lưu ý quan trọng mà bạn cần note lại nếu muốn học cách bơi sải không bị mệt, bơi được đường dài và ít tốn sức nhất. Tuy nhiên vấn đề tâm lý là cực kỳ quan trọng, khi đi bơi bạn cần thoải mái và thả lỏng cơ thể, như vậy sẽ giúp bạn bơi đạt hiệu quả hơn.
5/5 - (6 bình chọn)Nếu bạn cần một lớp học bơi sải hay muốn học lại kỹ thuật bơi sải sao cho chuẩn, cho đúng hãy liên hệ ngay tới HOTLINE: 0978.046.890 để được tư vấn nhanh nhất!
Từ khóa » Cách Bơi Sải Bền
-
Cách Tập Luyện để Bơi Sải Bền, Bơi Sải đường Dài Mà Không Bị Mệt
-
Kỹ Thuật Bơi Sải Đường Dài | Bí Quyết Để Bơi Sải Không Mệt?
-
Bơi Sải Nhanh - Kinh Nghiệm Bơi Sải Bền, Bơi Sải đường Dài Không Mệt
-
Bơi Sải Có Tác Dụng Gì? Cách Bơi Sải (Đúng Kỹ Thuật - Không Mệt)
-
Kỹ Thuật Bơi Sải đường Dài Chuẩn Nhất - Elipsport
-
Cách để Bơi Nhanh Hơn (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bơi Sải đường Dài Bền Không Bị Mệt
-
[Chia Sẻ] Cách Bơi Sải Không Mệt Từ HLV Bơi Lội Chuyên Nghiệp
-
Cách Bơi Sải đúng Kỹ Thuật đơn Giản Dễ Hiểu Nhất | 4 Bước
-
Cách Bơi Sải đúng Cách Kỹ Thuật Nhanh Nhất | Dạy Bơi SG
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bơi Sải Cơ Bản, đúng Phương Pháp - Bằng Linh
-
Bơi Sải để Là Gì? Hướng Dẫn Bơi đúng Kỹ Thuật Bơi Sải đúng, Bền Sức
-
Trung Tâm Dạy Bơi Sải đúng Kỹ Thuật, Chuyên Nghiệp Nhất Tại Tphcm
-
Cách Bơi Sải Bền - .vn