[Bật Mí] Cách đấu - Mắc Loa Nối Tiếp Và Song Song đơn Giản Nhất

Khi thiết kế hệ thống âm thanh, việc lựa chọn phương pháp đấu nối loa phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng âm thanh và hiệu suất của hệ thống. Có hai phương pháp phổ biến để kết nối loa là đấu nối tiếp và đấu song song, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách đấu loa nối tiếp và song song.

Đấu loa nối tiếp và song song được áp dụng phổ biến trong phối ghép thiết bị
Đấu loa nối tiếp và song song được áp dụng phổ biến trong phối ghép thiết bị

Cách đấu nối tiếp loa

Cách đấu loa nối tiếp là gì? Mắc loa nối tiếp như thế nào cho đúng? Trước khi tìm hiểu về các bước của cách đấu nối tiếp loa, ta sẽ đi tìm hiểu về nguyên lý cơ bản của đấu nối tiếp loa cho bộ dàn âm thanh.

Đấu loa nối tiếp là gì?

Đấu loa nối tiếp là phương pháp kết nối các loa trong cùng một hệ thống âm thanh bằng cách nối cực dương của loa trước với cực âm của loa sau và cứ thế tiếp tục như vậy cho tới loa cuối cùng. Dòng điện nguồn vào sẽ đi qua từng loa một, từ đầu đến cuối để tạo nên một chuỗi liên kết tuần hoàn.

Sơ đồ minh họa hai cách đấu loa nối tiếp và song song
Sơ đồ minh họa hai cách đấu loa nối tiếp và song song

Nguyên lý của việc mắc loa nối tiếp

Cách đấu loa nối tiếp là điều cơ bản nhất khi mà một người mới bắt đầu tìm hiểu về ghép nối các thiết bị âm thanh cũng như các thiết bị điện nói chung. Sự tương thích trong ghép nối chính là cực dương của loa này sẽ kết nối với cực âm của loa kia. Một điều cần chú ý khi mắc loa nối tiếp đó chính là tổng trở kháng của loa. Với cách đấu nối tiếp 2 loa trở lên sẽ khiến trở kháng tổng tăng lên, cụ thể:

R tổng = R1 + R2 + R3 +…+ Rn

Tron đó R1, R2, R3,.., Rn lần lượt là trở kháng của từng thiết bị loa cần ghép; R tổng là trở kháng của cả hệ thống loa sau khi đã ghép nối. Muốn áp dụng cách đấu nối tiếp loa cho việc ghép nối thiết bị, đòi hỏi amply được dùng với loa sau khi đã phối ghép phải có trở kháng đúng bằng R tổng để nhằm cân bằng công suất.

Đấu loa nối tiếp là đấu khác cực
Đấu loa nối tiếp là đấu khác cực

Các bước thực hiện cách đấu loa nối tiếp

  • Bước 1: Chuẩn bị thiết bị cần ghép nối cũng như dây dẫn. Ngoài việc chọn dây chất lượng cao và tốt thì để có được kích thước cũng như độ dài dây phù hợp, bạn cần tiến hành đo khoảng cách giữa các loa và amply sao cho chính xác, tránh để bị thiếu dây, thừa dây.
  • Bước 2: Tiến hành tháo bỏ lớp nhựa ngoài của dây loa và để lộ ra phần dây đồng ở đầu cả 2 dây
  • Bước 3: Thực hiện đấu một đầu dây âm vào cực âm của amply. Sau đó tiến hành kéo tiếp tục đấu dây đó vào cực dương của loa thứ nhất.
  • Bước 4: Sử dụng một dây dẫn để tiến hành nối tiếp từ cực âm của loa đầu tiên sang cực dương của loa thứ hai. Lần lượt nối như thế đến thiết bị loa cuối. Sau cùng, tiến hành nối cực âm của loa cuối với cực dương của amply bằng 1 dây loa. (sơ đồ bố trí như hình minh họa)
Sơ đồ cách đấu nối tiếp loa
Sơ đồ cách đấu nối tiếp loa

Ưu điểm và nhược điểm của cách đấu loa nối tiếp

Dù là cách đấu loa nối tiếp hay song song cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, dưới đây là chi tiết về ưu cùng nhược của phương án đấu nối tiếp.

Ưu điểm khi mắc loa nối tiếp

  • Phương pháp đấu loa nối tiếp là phần cơ bản mà mỗi người khi thực hiện đấu nối cần phải biết bởi nó đem đến rất nhiều tiện ích cho hệ thống âm thanh dù là dàn karaoke gia đình hay chuyên nghiệp như âm thanh hội trường, sự kiện,…
  • Giảm tải cho amply: Khi đấu nối tiếp, phần trở kháng của toàn hệ thống sẽ tăng lên giúp giảm tải cho amply, giảm nguy cơ quá tải, hư hỏng.
  • Dễ thực hiện: Việc đấu nối tiếp các loa không có quá nhiều thao tác và kỹ thuật phức tạp, chỉ cần xác định đúng hai cực của loa là được.
  • Tiết kiệm dây dẫn: Hình thức đấu nối tiếp tạo nên cấu hình đơn giản, ít tốn dây dẫn hơn vì không cần phải kéo quá nhiều dây từ amply đến loa.
  • An toàn hơn cho thiết bị: Với trở kháng cao hơn, hệ thống ít có khả năng hỏng hóc, quá tải, đặc biệt là khi sử dụng nhiều loa trong một hệ thống.
Tuy cho chất lượng âm thanh tốt nhưng một thiết bị hỏng sẽ làm toàn hệ thống bị ngắt mạch
Tuy cho chất lượng âm thanh tốt nhưng một thiết bị hỏng sẽ làm toàn hệ thống bị ngắt mạch

Nhược điểm khi đấu nối tiếp loa

Bên cạnh các ưu điểm ở trên, phương pháp đấu loa nối tiếp cũng còn rất nhiều hạn chế khác nhau, tiêu biểu là:

  • Giảm công suất đầu ra: Điều này là tất yếu, khi tổng trở toàn hệ thống tăng lên thì công suất của amply bị giảm đi. Đây có thể là nguyên nhân khiến âm lượng hệ thống không đủ lớn cho không gian rộng.
  • Mất cân bằng âm thanh: Khi các loa có trở kháng khác nhau sẽ gây ra sự mất cân đối về việc phân chia âm lượng. Loa trở kháng cao sẽ nhận ít công suất hơn làm giảm âm lượng và ngược lại.
  • Ảnh hưởng cục bộ: Toàn bộ hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng nếu một trong số các thành phần bị hư hại.

Nói chung là có ưu thì cũng có nhược, vậy nên điều quý khách cần làm chính là ứng dụng linh hoạt các phương pháp kết nối khác nhau.

Cách đấu loa song song

So với cách đấu loa nối tiếp thì cách đấu loa song song được nhiều người ưa chuộng sử dụng hơn, chủ yếu do khả năng giảm tổng trở đặc biệt hơn là bạn sẽ không phải lo lắng mạch bị ngắt hay ảnh hưởng đến cả hệ thống khi một loa gặp phải sự cố.

Đấu loa song song là gì?

Đấu loa song song là phương pháp kết nối các loa trong cùng một hệ thống bằng cách liên kết tất cả các cực dương của loa với nhau và tất cả các cực âm với nhau để đồng bộ điện áp đầu vào từ amply nhưng dòng điện thì chia ra.

Nguyên lý hoạt động theo cách đấu loa song song

Nguyên lý hoạt động của việc đấu loa song song dựa trên việc chia dòng điện và giữ điện áp không đổi cho tất cả các loa trong hệ thống. Trong đó:

  • Điện áp không đổi: Mỗi loa trong hệ thống sẽ nhận được cùng một mức điện áp từ ampli.
  • Dòng điện chia đều: Dòng điện tổng từ ampli sẽ được chia đều cho mỗi loa tùy thuộc vào trở kháng của từng loa. Tổng dòng điện sẽ bằng tổng dòng điện qua từng loa.
  • Trở kháng giảm: Trở kháng tổng của hệ thống sẽ giảm xuống, giúp ampli cung cấp công suất lớn hơn cho hệ thống loa.
Đấu loa song song là đấu cùng cực
Đấu loa song song là đấu cùng cực

Trong hệ thống đấu song song, điện trở tổng của các loa sẽ nhỏ hơn điện trở của từng loa riêng lẻ, thường được tính bằng công thức:

1/R=(1/R1)+(1/R2)+…+(1/Rn)

Trong đó R là tổng trở kháng của hệ thống; R1, R2,…, Rn là trở kháng của từng loa trong hệ thống.

Các bước đấu loa song song đơn giản

Để thực hiện cách đấu loa song song hiệu quả, chúng tôi đã cơ cấu cho quý khách một số bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Xác định cực của loa: Mỗi loa đều có 2 cực âm, dương, xác định chính xác từng cực trước khi tiến hành ghép nối.
  • Bước 2: Chuẩn bị các thiết bị và phụ kiện kết nối theo nhu cầu. Phần dây dẫn sẽ cần khá nhiều hãy chú ý để không lãng phí.
  • Bước 3: Kết nối các cực với nhau:
    • Kết nối cực dương: Nối cực dương của tất cả các loa với nhau bằng dây dẫn. Có thể sử dụng một khối kết nối hoặc hàn các dây dẫn lại với nhau.
    • Kết nối cực âm của loa: Tương tự như cực dương.
  • Bước 4: Kết nối với amply: Kết nối điểm chung của các cực dương loa với cực dương của amply, và tương tự.
Sơ đồ cách nối loa song song
Sơ đồ cách nối loa song song

Ưu điểm và nhược điểm của việc đấu loa song song

Cũng là một trong những biện pháp đấu nối phổ biến nhất hiện nay, cách đấu loa song song có khá nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó thì hạn chế cũng là điều khó tránh khỏi, hãy cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới:

Ưu điểm

Phương pháp kết nối loa song song đem lại khá nhiều tiện ích giúp hệ thống âm thanh hoạt động tốt, hiệu quả:

  • Tăng công suất đầu ra: Tại đây, tổng trở kháng của hệ thống giảm xuống cho phép amply cung cấp công suất lớn hơn cho các loa, nhờ vậy âm lượng và hiệu suất âm thanh sẽ tăng.
  • Âm thanh đồng đều: Mỗi loa trong hệ thống nhận được cùng một mức điện áp từ amply nên giữa các thiết bị có sự đồng đều, nhất quán.
  • Dễ dàng thay thế, bổ sung: Nếu một loa bị hư hại các loa khác vẫn hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng, tạo điều kiện để việc thay thế hoặc bổ sung dễ dàng, không ảnh hưởng toàn cục.
  • Điều chỉnh độc lập: Cho phép điều chỉnh âm lượng và các thông số khác của từng loa trong hệ thống song song một cách độc lập, giúp tối ưu hóa chất lượng âm thanh cho từng loa hoặc khu vực cụ thể.

Nhược điểm

Đi kèm với ưu điểm thì hạn chế còn tồn tại:

  • Quá tải ampli: Khi đấu nhiều loa song song, tổng trở kháng của hệ thống giảm mạnh, có thể gây quá tải cho ampli nếu không cẩn thận.
  • Khó khăn trong việc cân bằng trở kháng: Để đảm bảo hoạt động tốt, tổng trở kháng của hệ thống loa cần phù hợp với ampli. Việc tính toán và cân bằng trở kháng trong hệ thống song song phức tạp hơn so với hệ thống nối tiếp.
  • Hao phí dây dẫn: Để đảm bảo các kết nối song song đúng cách, bạn cần sử dụng nhiều dây dẫn hơn so với hệ thống nối tiếp, điều này có thể làm tăng chi phí và phức tạp hóa việc lắp đặt.
  • Khả năng giảm chất lượng: Nếu không cân đối đúng cách, việc đấu loa song song có thể dẫn đến giảm chất lượng âm thanh, do sự không đồng nhất trong phân phối công suất và trở kháng giữa các loa.
Đấu loa song song hạn chế việc cả hệ thống bị ảnh hưởng nếu một thiết bị gặp sự cố
Đấu loa song song hạn chế việc cả hệ thống bị ảnh hưởng nếu một thiết bị gặp sự cố

Ngoài ra, ngày nay người ta thường hay kết hợp kiểu đấu loa nối tiếp và song song (minh họa như hình dưới). Cách đấu loa song song và nối tiếp được phổ biến là nhờ vì sự kết hợp giữa khả năng tăng trở kháng của cách mắc loa nối tiếp cùng với việc mạch loa song song sẽ giúp duy trì được hoạt động hệ thống nếu chẳng may có một thiết bị gặp sự cố.

Cách đấu loa nối tiếp và song song kết hợp

Cách đấu loa nối tiếp và song song là sự kết hợp linh hoạt giữa hai phương án đấu nối loa với nhau trong cùng một hệ thống nhằm đạt được sự cân đối, đồng đều giữa trở kháng, nguồn điện để phù hợp với amply nhờ tận dụng tối đa ưu điểm của 2 hình thức kết nối.

Nguyên lý đấu loa nối tiếp kết hợp đấu loa song song

Cơ chế thực hiện phương pháp này là chia hệ thống thành các nhóm loa, trong đó mỗi nhóm có thể đấu nối tiếp và song song với nhau, sau đó chúng ta chỉ việc kết nối các nhóm này lại với nhau theo các song song hay nối tiếp tùy theo yêu cầu của hệ thống.

Ví dụ về các bước thực hiện đấu nối hỗn hợp ( đấu loa nối tiếp trong các nhóm, đấu các nhóm song song)

  • Bước 1: Chia các loa thành các nhóm nhỏ. Số lượng loa trong mỗi nhóm sẽ phụ thuộc vào tổng số loa bạn có và trở kháng của từng loa.
  • Bước 2: Đấu nối tiếp trong nhóm: Đấu các loa trong từng nhóm theo phương pháp nối tiếp. Ví dụ, nếu bạn có 8 loa, chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 2 loa. Đấu nối tiếp các loa trong mỗi nhóm.
  • Bước 3: Đấu song song giữa các nhóm: Sau khi đã có các nhóm loa đấu nối tiếp, bạn tiến hành đấu song song giữa các nhóm. Nối tất cả các cực dương của các nhóm với nhau và các cực âm của các nhóm với nhau.
  • Bước 4: Kết nối điểm nối chung của các cực dương của các nhóm loa với cực dương của ampli và điểm nối chung của các cực âm với cực âm của ampli.
Nguyên lý đấu loa nối tiếp kết hợp đấu loa song song
Nguyên lý đấu loa nối tiếp kết hợp đấu loa song song

Ưu, nhược điểm của phương án đấu loa kết hợp giữa nối tiếp và song song

Ưu điểm: Phương án này tận dụng tối ưu ưu điểm của hai phương án đấu loa song song và nối tiếp nên có rất nhiều ưu điểm:

  • Cân bằng trở kháng: Kết hợp đấu nối tiếp và song song giúp cân bằng trở kháng của hệ thống loa với ampli, tránh quá tải và đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
  • Tối ưu hóa công suất: Phương pháp này cho phép tối ưu hóa công suất đầu ra của ampli, đảm bảo mỗi loa nhận được mức công suất phù hợp.
  • Đảm bảo tính đồng đều của âm thanh: Mỗi nhóm loa trong hệ thống kết hợp sẽ nhận được điện áp và công suất tương đương, giúp đảm bảo âm thanh phát ra đồng đều và nhất quán.
  • Tính linh hoạt cao: Phương án này cho phép linh hoạt trong việc mở rộng hệ thống âm thanh, thêm hoặc bớt loa mà không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc và hiệu suất của hệ thống.

Nhược điểm: Dù đã tận dụng tối ưu các ưu điểm nhưng phương án hỗn hợp này vẫn còn tồn tại nhược điểm:

Ưu, nhược điểm của phương án đấu loa kết hợp giữa nối tiếp và song song
Ưu, nhược điểm của phương án đấu loa kết hợp giữa nối tiếp và song song
  • Phức tạp hơn trong việc thiết kế và lắp đặt: Đấu loa kết hợp giữa nối tiếp và song song phức tạp hơn nhiều so với chỉ sử dụng một trong hai phương pháp, đòi hỏi tính toán và thiết kế cẩn thận.
  • Khả năng mất cân bằng trở kháng: Nếu không tính toán đúng, hệ thống có thể bị mất cân bằng trở kháng, dẫn đến giảm hiệu suất và chất lượng âm thanh.
  • Chi phí cao hơn: Yêu cầu sử dụng nhiều dây dẫn và thiết bị kết nối hơn, làm tăng chi phí lắp đặt và bảo trì.
  • Khó sửa chữa: Khi có sự cố xảy ra, việc xác định và sửa chữa lỗi trong hệ thống kết hợp phức tạp hơn so với hệ thống đơn giản.

Nên đấu loa song song hay nối tiếp

Không có nguyên do nào xác định chúng ta nên đấu loa song song hay nối tiếp mà việc xác định phương pháp kết nối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và đề cao sự phù hợp là chính. Bạn có thể chọn giữa đấu loa song song hoặc nối tiếp, tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể về hiệu suất âm thanh, công suất ampli, và trở kháng của hệ thống loa. 

Khi nào nên đấu loa song song Khi nào nên đấu loa nối tiếp
  • Khi bạn muốn tăng công suất đầu ra và âm lượng tổng thể của hệ thống loa.
  • Khi bạn cần đảm bảo âm thanh đồng đều giữa các loa trong hệ thống.
  • Khi bạn có một ampli công suất lớn và muốn tận dụng tối đa công suất của nó.
  • Khi bạn muốn giảm tải cho ampli bằng cách tăng trở kháng tổng của hệ thống loa.
  • Khi bạn có một ampli công suất nhỏ và cần bảo vệ ampli khỏi quá tải.
  • Khi bạn có các loa với trở kháng tương đương và muốn kết nối chúng đơn giản.

So sánh cách đấu loa song song và nối tiếp

Dưới đây là bảng tổng hợp hai cách đấu loa song song và nối tiếp để thể hiện sự khác biệt giữa hai phương pháp này:

Tiêu chí Cách đấu loa song song Cách đấu loa nối tiếp
Trở kháng tổng Giảm, dẫn đến tăng công suất Tăng, giúp giảm tải cho ampli
Phương pháp đấu nối Nối tất cả cực dương và cực âm của loa với nhau Nối cực dương của loa này với cực âm của loa kia
Công suất đầu ra Tăng, giúp âm lượng lớn hơn Giảm, phù hợp với ampli công suất nhỏ
Độ đồng đều âm thanh Đảm bảo âm thanh đồng đều Có thể mất cân bằng nếu loa có trở kháng khác nhau
An toàn cho ampli Có nguy cơ quá tải nếu tổng trở kháng quá thấp Giảm nguy cơ quá tải, bảo vệ ampli
Mở rộng hệ thống Dễ dàng bổ sung thêm loa Khó khăn trong việc mở rộng do tăng trở kháng
Khi một loa hỏng Hệ thống vẫn hoạt động bình thường Toàn bộ hệ thống có thể ngừng hoạt động
Độ phức tạp Phức tạp hơn, cần nhiều dây dẫn Đơn giản, dễ thực hiện

Những lưu ý khi đấu loa nối tiếp và song song

Dù cho có lựa chọn cách phối ghép nào, cách đấu nối tiếp 2 loa, cách đấu song song hay kết hợp cả cách đấu loa song song và nối tiếp; để hệ thống được hoạt động ổn định và không xảy ra bất kỳ sự cố nào, bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây khi muốn đấu loa nối tiếp và song song cho bộ dàn karaoke của bạn.

  • Trang bị đầy đủ kiến thức về việc ghép nối thiết bị theo từng loại và từng kiểu ghép nối.
  • Tìm hiểu thật kỹ về các thiết bị sẽ được tiến hành ghép nối, đó loa, amply và dây dẫn. Ngoài việc chuẩn bị dây dẫn chất lượng và có độ dài phù hợp, bạn cần chú ý đến trở kháng của loa. Đây là yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng phần lớn đến chất lượng của việc đấu loa nối tiếp và song song.
Đấu loa nối tiếp và song song cần đặc biệt chú ý đến trở kháng của loa
Đấu loa nối tiếp và song song cần đặc biệt chú ý đến trở kháng của loa
  • Để cho chất lượng âm thanh tuyệt vời và việc nối ghép các thiết bị có thuận lợi hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của sản phẩm, cụ thể là các thiết bị ghép nối là loa và amply. Do đó lựa chọn thiết bị loa chất lượng cao cũng cần được chú ý khi muốn đấu loa nối tiếp và song song để tạo ra bộ dàn âm thanh chất lượng đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Trên đây là bài viết tổng quan về cách đấu loa song song và nối tiếp đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Mong rằng những thông tin mà Lạc Việt Audio chúng tôi chia sẻ bên trên là hữu ích và giúp bạn lựa chọn được cách ghép nối phù hợp nhất cho bộ dàn và có những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời. Đồng thời, nếu cần một giải pháp âm thanh cho gia đình hay chuyên nghiệp, quý khách hàng đều có thể liên hệ đến hotline 0982.655.355 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp nhất.

duyshinotaDuy Shinota

Là người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước

Từ khóa » đấu Loa