Bật Mí Cách Hết đau Bụng Nhanh Và Hiệu Quả Tại Nhà | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Nên ăn gì để hết đau bụng?
Khi đau bụng, người bệnh thường không muốn ăn uống gì, nhiều người nghĩ rằng ăn uống có thể khiến đau bụng nặng hơn do làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Tuy nhiên thực tế, nếu nhịn ăn uống khi đau bụng, bạn có thể bị mất cân bằng điện giải, khiến dạ dày trống không trong thời gian dài và ảnh hưởng nhiều hơn tới sức khỏe.
Đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra
Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm tốt, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa mất nước và hỗ trợ giảm đau. Vậy nên ăn gì để hết đau bụng?
1.1. Ăn cơm trắng
Nếu chứng đau bụng đi kèm với tiêu chảy, mất nước, bạn nên ăn cơm trắng để bổ sung tinh bột, ít chất xơ, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên tránh ăn các loại gạo lứt, nếp cẩm khi bị đau bụng do có thể gây đầy hơi, khó tiêu, khó chịu hơn do lượng chất xơ lớn.
1.2. Ăn bánh mì
Bánh mì là thực phẩm rất tốt giúp bạn giảm nhanh chứng đau bụng, đặc biệt là đau bụng do quá đói hoặc do bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
1.3. Ăn chuối
Chuối là hoa quả dễ tiêu hóa, hơn nữa còn chứa nhiều Kali giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng này do đau bụng, nôn ói và tiêu chảy. Nếu bạn đang không muốn ăn gì, một quả chuối sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn song nên tránh ăn khi đang đói.
Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp nếu bạn đang bị đau bụng
1.4. Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa
Khi bị đau bụng, nên ăn các món ăn chế biến mềm, hầm nhừ, dễ tiêu hóa như canh, soup, cháo,... và các loại trái cây chứa lượng chất xơ vừa đủ.
1.5. Ăn thực phẩm giàu probiotic và prebiotic
Probiotic là lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng và bệnh lý đường ruột nên chứng đau bụng cũng được cải thiện nhanh chóng. Bạn có thể bổ sung những chất này bằng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc từ các thực phẩm tự nhiên như rau củ quả, sữa chua, men tiêu hóa,...
Ngoài lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bị đau bụng nên thử thay đổi khẩu phần ăn nhẹ nhàng hơn, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này vừa giúp giảm tải cho hệ tiêu hóa, vừa vẫn đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
2. Nên uống gì để hết đau bụng?
Ngoài đồ ăn, bạn có thể tham khảo những loại thức uống sau để giảm nhanh chứng đau bụng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
2.1. Nước dừa
Trong nước dừa có chứa lượng chất điện giải và khoáng chất lớn, giúp làm dịu đường tiêu hóa, từ đó giảm nhẹ đau bụng và các triệu chứng như nôn ói, tiêu chảy,... Uống nước dừa cũng giúp cân bằng pH trong dạ dày, giảm triệu chứng do viêm loét dạ dày.
Nước dừa giúp làm mát cơ thể, làm dịu tình trạng đau bụng
2.2. Nước đường pha muối
Nếu bạn đang bị đau bụng, tiêu chảy gây mệt mỏi, mất nước thì một cốc nước đường pha muối là lựa chọn tuyệt vời. Một cốc nước này sẽ giúp cân bằng dịch trong cơ thể, cung cấp năng lượng và giảm triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa.
2.3. Nước Baking soda
Khi bị đau bụng, một trong những nước uống có hiệu quả nhanh là nước baking soda - loại nước có tính kiềm giúp trung hòa acid trong dịch dạ dày, giảm đau bụng, ợ nóng và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bạn nên hòa tan 1 g baking soda vào 1 cốc nước rồi uống, nếu đang uống thuốc thì cần uống sau khi uống thuốc ít nhất 2 tiếng để tránh làm giảm hấp thu thuốc.
2.4. Uống trà hoa cúc và gừng khô
Loại trà này có tác dụng làm dịu cơn đau rất tốt, khi uống không những giúp giảm đau bụng mà còn làm ấm bụng, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, tăng cường hấp thu dinh dưỡng,... Khi bị đau bụng, đừng bỏ qua một ly trà hoa cúc và gừng khô nóng để giảm đau, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
3. Một số cách hết đau bụng nhanh nên áp dụng
Ngoài các loại thực phẩm, thức uống trên nên dùng khi bị đau bụng, bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp hiệu quả nhanh sau để hết đau bụng:
Chườm ấm vùng bụng giúp giảm đau, làm giãn cơ bụng
3.1. Chườm ấm
Trong hầu hết trường hợp đau bụng, chườm ấm đều có hiệu quả tốt và nhanh chóng. Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm thư giãn cơ bụng, điều hòa nhu động ruột, giảm đau bụng do rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích hoặc chứng đau bụng dưới do đến kỳ kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ.
Để chườm ấm, bạn có thể mua túi chườm nóng hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh, cuộn vào khăn để chườm lên bụng. Lưu ý khi chườm nóng, nên tránh nước nóng tiếp xúc trực tiếp dễ khiến da bị bỏng.
3.2. Ngồi thiền
Ngồi thiền sẽ giúp bạn ổn định tâm trạng, xoa dịu căng thẳng thần kinh và từ đó cơn đau bụng liên quan đến stress cũng được kiểm soát. Bao gồm các bệnh lý đường ruột liên quan như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,... cũng sẽ được cải thiện nếu bạn ngồi thiền đều đặn.
Hãy lựa chọn một địa điểm yên tĩnh, không khí thoáng mát dễ chịu vào một thời gian nhất định trong ngày để có thể tập trung ngồi thiền. Thời gian thiền mỗi ngày từ 15 - 20 phút, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần bất ngờ với phương pháp này.
Khi bị đau bụng, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn tinh thần
Áp dụng những cách hết đau bụng trên tại nhà, những cơn đau bụng thông thường sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với triệu chứng nặng như nôn ói, đại tiện ra máu, mệt mỏi, thiếu máu,... thì cần sớm đi khám bác sĩ. Nguyên nhân gây đau bụng có thể do bệnh lý phức tạp cần điều trị để giảm đau bụng và ngăn ngừa biến chứng.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ chuyên gia.
Từ khóa » Cách Trị Hết đau Bụng Tại Nhà
-
10 Cách Giảm Đau Bụng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất
-
6 Cách Hết đau Bụng Nhanh Tại Nhà Không Cần Thuốc - Hello Bacsi
-
7 Cách Hỗ Trợ Cải Thiện Nhanh đau Bụng Trên Rốn Do Rối Loạn Tiêu Hóa
-
7 Cách Xoa Dịu Cơn đau Bụng Nhanh Chóng - VnExpress Sức Khỏe
-
TOP 10+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà - CDC Cần Thơ
-
7 Mẹo Chữa đau Bụng Tại Nhà đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhanh
-
5 Cách Làm Hết Đau Bụng Tại Nhà Cần Phải Biết
-
10 Mẹo Giúp Bạn đẩy Lùi Cơn đau Bụng Tại Nhà | VOV.VN
-
Lưu Ngay Bí Quyết 7 Cách Chữa đau Bụng Tại Nhà - Normagut
-
Chữa đau Bụng đi Ngoài Hiệu Quả Bằng Mẹo Dân Gian
-
Cách Trị đau Bụng Quặn Từng Cơn Tại Nhà Nhanh Chóng
-
10+ Cách Giảm đau Bụng Kinh Nhanh Nhất & đơn Giản Tại Nhà
-
Mẹo Chữa đầy Hơi, Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau Bụng Nên Uống Gì, ăn Gì? | Vinmec