Bật Mí Cách Kiểm Tra độ Sụt Bê Tông Chính Xác Nhất

Contents
  1. Độ sụt bê tông là gì?
  2. Các bước kiểm tra độ sụt bê tông. 
  3. Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng bê tông đó là độ sụt bê tông. Trong thực tế, mỗi mẫu bê tông sẽ có một độ sụt khác nhau, do đó để kiểm soát tốt chất lượng của mẻ bê tông thì trước khi đưa vào sử dụng tại công trình bê tông cần được kiểm tra độ sụt kỹ càng.

Khái niệm về độ sụt bê tông chắc chắn còn rất mới mẻ đối với nhiều chủ đầu tư, chính vì vậy, thông qua bài viết này Song Phát sẽ giải thích như thế nào là độ sụt và phương pháp kiểm tra độ sụt bê tông một cách chính xác nhất từ đó giúp công trình của bạn đảm bảo hơn về mặt chất lượng.

Độ sụt bê tông là gì?

Hiểu một cách đơn giản “độ sụt bê tông” là một thuật ngữ để mô tả mức độ sụt của bê tông, từ sức nặng của công trình hay từ tác động của môi trường bên ngoài. Chỉ số này sẽ biểu thị mức độ dễ chảy hay tính linh động của cả hỗn hợp bê tông. Độ sụt được xác định theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Ký hiệu là SN.

Căn cứ vào độ sụt trên thị trường hiện nay sẽ chia bê tông làm ba loại:

  • Loại cứng SN < 1.3 cm.
  • Loại dẻo SN < 8 cm.
  • Siêu dẻo có SN = 10 – 22 cm.

Mục đích của việc kiểm tra độ sụt bê tông:

Độ sụt bê tông là thước đo độ cứng, độ đặc chắc của mẫu bê tông trước khi đưa vào công trình thi công. Mục đích của kiểm nghiệm độ sụt là để kiểm tra bê tông đó được cung cấp có độ sụt đúng theo yêu cầu trong hợp đồng giữa bên bán và bên mua hoặc bên thứ ba hay không và xem có đúng với thông số kỹ thuật quy định về bê tông được sử dụng cho hạng mục ở công trường.

Kiểm tra độ sụt bê tông giúp đảm bảo chất lượng thi công trong từng hạng mục liên quan.
Kiểm tra độ sụt bê tông giúp đảm bảo chất lượng thi công trong từng hạng mục liên quan.

Độ sụt còn thể hiện mặt kỹ thuật, sự đồng đều của bê tông và tỉ lệ thành phần vật liệu có trong hỗn hợp bê tông đó. Kiểm tra độ sụt bê tông là bước kiểm tra nhanh về chất lượng của bê tông được cung cấp và việc kiểm tra này phải được tiến hành khi xe bê tông vừa đến công trường, trong quá trình kiểm tra độ sụt nếu:

  • Độ sụt đạt tiêu chuẩn thì mới được đổ bê tông vào công trường.
  • Độ sụt không đảm bảo thì thì chủ đầu tư có quyền yêu cầu xe bê tông đó không được đưa vào sử dụng và phải đổi xe bê tông khác có độ sụt chính xác theo yêu cầu để đảm bảo công trình đạt chất lượng như mong muốn.
Tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đưa vào sử dụng cho công trình.
Tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đưa vào sử dụng cho công trình.

Xem thêm: 99% khi xây nhà nhà thầu sẽ không đổ bê tông sàn trệt

Các bước kiểm tra độ sụt bê tông. 

Dụng cụ kiểm tra gồm có:

  • Mâm phẳng đủ rộng
  • Dụng cụ bay xoa gạt phẳng
  • Que thép tròn để đầm
  • Nón sụt  (nón Abraham)
  • Thước để đo độ sụt với độ chính xác 1 mm.
  • Bê tông được lấy từ xe chở (hoặc Ximăng, nước, cát & cốt liệu để trộn thủ công).
Bộ dụng cụ đầy đủ để đo độ sụt.
Bộ dụng cụ đầy đủ để đo độ sụt.

Các bước tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông:

  • Bước 1: Cố định nón sụt.

Đặt chảo trộn trên sàn phẳng và làm ẩm bằng một lượng nước nhỏ, đảm bảo mặt sàn đủ độ ẩm nhưng không được cho nước đọng lại, giữ vững hình nón sụt tại chỗ bằng cách sử dụng hai chân giữ.

  • Bước 2: Từ từ đổ bê tông vào nón đã cố định và đầm kỹ.

Cho một lượng hỗn hợp bê tông vào 1/3 nón sụt và chèn để hỗn hợp không bị rỗng. Sau đó, cho tiếp vào 1/3 bê tông tiếp theo cứ mỗi lần cho bê tông vào cần đầm chặt mỗi lớp bằng cách sử dụng thanh thép trong một chuyển động tròn nhưng không được khuấy (Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, dừng lại, thêm tiếp hỗn hợp và tiếp đầm chặt).. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đầm chặt bê tông đầy nón sụt

  • Bước 3: Tháo bỏ nón sụt.

Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa tính từ miệng nón sụt bằng cách sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh đến khi bề mặt nón bằng phẳng, sau đó từ từ tháo bỏ nón sụt bằng cách nâng nó lên theo chiều dọc, nâng nhanh trong thời gian 5 đến 7 giây và đảm bảo được hỗn hợp bê tông trong nón không di chuyển.

  • Bước 4: Tiến hành kiểm tra độ sụt.

Đợi cho hỗn hợp bê tông sụt ổn định và tiến hành đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt mẫu đặt que thép lên trên nón sụt và đo khoảng cách từ Thanh đến tâm di dời ban đầu.

Tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông.
Tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông.

Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Mỗi loại bê tông sẽ có một cường độ tương ứng với độ sụt khác nhau, dưới đây là bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông theo từng loại Mác bê tông (cường độ bê tông).

Bảng tiêu chuẩn cường độ bê tông theo từng loại Mác bê tông.
Bảng tiêu chuẩn cường độ bê tông theo từng loại Mác bê tông.

Các hạng mục thi công sẽ đạt chất lượng cao hơn khi độ sụt bê tông đạt tiêu chuẩn: 

Đi thép sàn chuẩn bị tiến hành đổ bê tông.
Đi thép sàn chuẩn bị tiến hành đổ bê tông.
Đổ bê tông sàn trệt đạt tiêu chuẩn cho công trình nhà ở.
Đổ bê tông sàn trệt đạt tiêu chuẩn độ sụt cho công trình nhà ở.
Đổ bê tông cột lầu 2 đạt tiêu chuẩn cho công trình nhà ở.
Đổ bê tông cột lầu 2 đạt tiêu chuẩn cho công trình nhà ở.

Trên đây là một số kiến thức quan trọng về độ sụt bê tông. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn độ sụt bê tông là gì? và nắm được phương pháp đo độ sụt bê tông chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Tác giả: Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.

Xây Dựng Sự Trường Tồn.

Thông tin liên hệ:

Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát

Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, TP.HCM

Số 2, Đường số 3, Phường 9, Q. Gò Vấp, TP.HCM 95 Đường số 37, P.Hiệp Bình Phước, KDC Vạn Phúc, Thủ Đức

Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM

Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98

Email: songphat@xaynhasaigon.vn

Comments

comments

Từ khóa » Sụt Bê Tông