Bật Mí Cách Làm Lạp Sườn Lạng Sơn Siêu Ngon, Bổ, Rẻ Tại Nhà

Lạng Sơn nổi tiếng với những món ăn đặc sản Tây Bắc như vịt quay, lợn sữa quay, lạp sườn, thịt bò khô,… Lạp sườn là món đặc sản mà không ai đến Lạng Sơn không mua về làm quà cho gia đình. Bây giờ không nhất thiết phải lên tận Lạng Sơn mới mua được lạp sườn ngon, đúng vị Tây Bắc mà hiện tại với cách làm lạp sườn Lạng Sơn tại nhà mà chúng tôi giới thiệu, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn đặc sản này rồi.

  1. Các nguyên liệu để làm lạp sườn Lạng Sơn
  2. Cách làm lạp sườn Lạng Sơn ngon chuẩn vị Tây Bắc
    1. Bước 1: Sơ chế thịt
    2. Bước 2: Sơ chế lòng non
    3. Bước 3: Phơi lòng
    4. Bước 4: Ướp thịt
    5. Bước 5: Nhồi thịt
    6. Bước 6: Giá hun khói
    7. Bước 7: Hun khói lạp sườn
  3. Các cách chế biến lạp sườn
  4. Một vài lưu ý khi làm lạp sườn Lạng Sơn

Các nguyên liệu để làm lạp sườn Lạng Sơn

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây để thực hiện cách làm lạp sườn Lạng Sơn

  • Thịt nạc vai: 600gram
  • Thịt mỡ: 200gr
  • Rượu trắng:
  • Lòng non: 200gr
  • Các gia vị ướp: muối, đường, mì chính, hạt tiêu, …
  • Hạt dổi, mắc khén, thảo quả (nếu có)

Lưu ý: Lượng nguyên liệu như trên đủ làm ra 15-20 chiếc lạp sườn tùy kích thước dài ngắn

Cách làm lạp sườn Lạng Sơn ngon chuẩn vị Tây Bắc

Bước 1: Sơ chế thịt

Đầu tiên, bạn rửa sạch thịt và ướp lại bằng rượu trắng trong khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi ướp xong, để ráo.

Đọc thêm Top 10 Đặc sản Lạng Sơn làm quà khi đi du lịch

Bước 2: Sơ chế lòng non

Lòng non sau khi mua về cần rửa sạch với muối trắng, rượu và chanh cho bớt mùi hôi và chất bẩn của lòng. Tiếp theo, gỡ bỏ hết phần mỡ dính ở thành ruột cả trong lẫn ngoài, rồi dùng đũa đẩy sạch phần chất nhầy trong ruột. Sau đó, rửa sạch ruột bằng một lượt nước nóng và một lượt nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn cùng mùi hôi khó chịu.

Bước 3: Phơi lòng

Buộc chặt một đầu của lòng non để ráo hết nước trong ruột rồi thổi phồng đoạn ruột non đó lên, buộc chặt đầu còn lại. Bạn chú ý hai đầu buộc dây để tránh tình trạng xì hơi. Phơi lòng non dưới nắng khoảng từ 2 đến 3 tiếng để lòng săn lại.

Bước 4: Ướp thịt

Thịt nạc vai và thịt mỡ sau khi ướp với rượu trắng, để ráo thì thái thịt thành những miếng nhỏ có hình hạt lựu. Sau đó, bỏ vào bát ướp gia vị: đường, hạt tiêu, mì chính, muối, nước mắm và rượu trắng. Trộn đều gia vị với nhau rồi ướp gia vị trong khoảng 10 đến 15 phút.

Bước 5: Nhồi thịt

Bạn lấy một đoạn ống hay phễu luồn vào một đầu lòng non đã phơi để nhồi thịt dễ dàng hơn. Nếu sau khi phơi nắng mà lòng non bị khô quá thì bạn nên ướp một chút rượu trắng cho lòng mềm hơn, dễ nhồi thịt hơn. Chia lòng non thành các đoạn bằng nhau, còn đoạn dài hay ngắn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Thông thường mỗi đoạn lạp sườn dài từ 15 đến 20 cm. Nhồi thịt vào ruột non, cứ nhồi hết 1 đoạn thì lại dùng lạt buộc lại. Nếu bạn thấy có đoạn nào bị căng quá thì dùng kim chọc khoảng từ 2 đến 3 lỗ cho hơi thoát ra và thịt bên trong lòng được nhồi chặt hơn.

Đọc thêm Top những cửa hàng bán bánh cuốn Lạng Sơn ngon nhất hiện nay

cách làm lạp sườn lạng sơn

Bước 6: Giá hun khói

Thông thường cách làm lạp sườn Lạng Sơn sẽ là lạp sườn hun khói vì vậy trước khi hun khói ta cần chuẩn bị bước sau đây.

Chuẩn bị bếp than: bạn lấy một chiếc chậu nhôm cũ hoặc dụng cụ đựng than để nướng, đổ than vào và nhóm lửa để làm bếp than. Bạn nên lựa chọn than hoa là tốt nhất. Bạn cho bã mía lên bếp than.

Làm giá hun khói: Dùng một khung trong nhà bếp bằng các cây tre hay ống nước. Giá cách sàn  bếp than khoảng 1,5 m

Bước 7: Hun khói lạp sườn

Để lạp sườn được thơm ngon, bạn hun khói lạp sườn cho tới khi lạp sườn chuyển qua màu đỏ thẫm hay màu mận chín. Bạn nên hun khói lạp sườn trong 3 hay 4 ngày và tiếp tục phơi nắng thêm khoảng từ 1 đến 2 ngày. Như vậy lạp sườn mới săn và ngon nhất. Sau đó bạn bảo quản trong tủ lạnh và thưởng thức.

cách làm lạp sườn lạng sơn

Cách làm lạp sườn Lạng Sơn này sẽ mang tới hương vị thơm ngon cho lạp sườn, khi ăn sẽ cảm nhận được vị giòn của vỏ, vị ngọt của thịt, hương thơm của các nguyên liệu đặc trưng của Tây Bắc.

Các cách chế biến lạp sườn

Rán: Bạn cho chảo lên bếp, cho một chút dầu sạch vào chảo. Sau đó rán vàng đều lạp sườn là có thể ăn được rồi, lạp sườn ngon hơn khi thưởng thức cùng với tương ớt.

Đọc thêm Bật mí những cách làm lẩu chó Lạng Sơn chuẩn vị

Nướng than hoa: Nướng bằng than hoa sẽ mang lại cho bạn hương vị món đặc sản chuẩn vị Lạng Sơn bởi vị dai, giòn của lòng và vị ngọt của thịt hòa quyện với nhau. Còn nếu khó nướng than thì bạn cũng có thể nướng bằng lò vi sóng, bếp ga dù hai cách này sẽ không thể dậy mùi thơm và vị ngon của lạp sườn bằng than hoa.

Hấp: Bạn chỉ cần thái lát lạp sườn rồi cho vào nồi cơm hấp vài phút là đã có thể thưởng thức.

Xào: Bạn thái lát lạp sườn sau đó xào cùng với rau cải, hành tây và mùi ngò. Món ăn sẽ ngậy mùi thơm của lạp sườn.

Một vài lưu ý khi làm lạp sườn Lạng Sơn

  • Bạn có thể tham khảo thêm một số gia vị phụ đặc sản của Tây Bắc như hạt dổi, mắc khén, thảo quả để có được sản phẩm chuẩn vị địa phương nhất.
  • Ngoài việc hun khói trên bếp than, bạn còn có thể phơi nắng lạp sườn cho khô nhưng phải lựa thời tiết nắng to và phơi trong khoảng 3 đến 4 ngày.
  • Trong quá trình làm lạp sườn bạn nên quan tâm đến an toàn thực phẩm, mọi nguyên liệu phải sạch,  an toàn.

Cách làm lạp sườn Lạng Sơn mà chúng tôi giới thiệu thật quá dễ làm đúng không nào? Còn chần chờ gì nữa mà bạn không mua ngay nguyên liệu về để làm ra những chiếc lạp sườn thơm ngon.

Từ khóa » Cách Chế Biến Lạp Xưởng Lạng Sơn