Bật Mí Cách Nuôi Trùn Quế Trong Thùng Xốp Hiệu Quả

4.8/5 - (17 bình chọn)

Phân trùn quế được mệnh danh là một loại “thức ăn” đầy thần kỳ đối với mọi loại thực vật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc không biết phân trùn quế là gì? Nuôi trùn quế để làm gì? Có thể nuôi phân trùn quế tại nhà không?… Hiểu được điều này, Vinong Sinh học Đức Bình sẽ giải đáp mọi vấn đề xoay quanh trùn quế cho bạn qua bài viết dưới đây.

Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp
Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp

Nội dung chính

Toggle
  • NUÔI TRÙN QUẾ ĐỂ LÀM GÌ? PHÂN TRÙN QUẾ LÀ GÌ?
  • PHÂN TRÙN QUẾ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
  • TÁC DỤNG CỦA PHÂN TRÙN QUẾ LÀ GÌ?
  • CÁCH NUÔI TRÙN QUẾ TRONG THÙNG XỐP
    • Chuẩn bị nguyên liệu
    • Cách làm phân trùn quế
  • CÁCH SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ HIỆU QUẢ
    • Liều lượng bón phân
    • Sử dụng tùy theo mục đích
    • Một số lưu ý quan trọng khác:

NUÔI TRÙN QUẾ ĐỂ LÀM GÌ? PHÂN TRÙN QUẾ LÀ GÌ?

Trùn quế là loại trùn có đặc tính ăn phân, chủ yếu sinh sống tại những môi trường giàu chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy. Sau quá trình ăn các chất hữu cơ như phân động vật (bò, heo, trâu, gà, vịt…) hay rau củ quả, chúng sẽ thải ra phân. Đây cũng chính là mục đích chính yếu mà mọi người nuôi trùn quế. Phân trùn quế được hình thành từ ruột nhờ quá trình tiêu hóa của trùn quế, còn được biết đến là phân trùn đỏ hay phân giun quế.

Có thể nói, phân trùn quế là nhóm phân hữu cơ trong thành phần có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được xem là loại phân hiệu quả nhất mà con người có thể sử dụng. Việc sản xuất phân trùn quế được gọi là ủ sâu và thường được thực hiện ở mức quy mô nhỏ. Do đó, việc tự nuôi trùn quế lấy phân là điều hoàn toàn khả thi. Phần lớn, mọi người nuôi trùn quế trong thùng xốp nhằm mục đích để trồng rau sạch, hay có vườn trái cây nho nhỏ.

PHÂN TRÙN QUẾ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Sở dĩ phân trùn quế được xem là nguồn “thức ăn” thần kỳ đối với mọi loại cây trồng cũng bởi các đặc điểm tuyệt vời mà chúng mang lại. Có thể kể đến một số đặc điểm nổi trội của phân trùn quế như sau:

  • Phân trùn quế là phân hữu cơ 100%, được hình thành từ phân trùn nguyên chất. Do vậy, loại phân này chính là nhóm phân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong những loại phân. Theo nghiên cứu, phân trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng gấp 4 lần đối với loại phân bò ủ hoai.
Phân trùn quế được biết đến là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao.
Phân trùn quế được biết đến là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao.
  • Trong thành phần phân có loại sinh vật hoạt tính cao tương tự như vi khuẩn, nấm mốc. Hơn thế nữa, Azotobacter – hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose hay các chất xúc tác sinh học cũng là một trong số những thành phần của phân trùn quế đặc biệt không thể không nhắc đến. Cũng nhờ vậy mà những vi sinh vật có khả năng tiếp tục hoạt động, phát triển mạnh mẽ trong lòng đất.
  • Phân có khả năng hòa tan trong nước, thậm chí là chứa hơn 50% chất mùn của lớp đất mặt.
  • Phân có nồng độ pH là 7 – nồng độ hoàn hảo để đất không bị chua hay bị kiềm.
  • Sau khi thu hoạch, phân trùn quế có thể được sử dụng trực tiếp mà không phải qua công đoạn xử lý rắc rối, phức tạp.

TÁC DỤNG CỦA PHÂN TRÙN QUẾ LÀ GÌ?

Vinong Sinh học Đức Bình sẽ giới thiệu đến bạn một số tác dụng nổi bật của phân trùn quế như sau:

  • Sử dụng phân trùn quế sẽ giúp cây trồng hấp thụ những chất khoáng cần thiết đối với quá trình phát triển như chất đạm, lân, kali, magie hay canxi. Bên cạnh đó, phân còn chứa những chất như mangan, đồng, kẽm, sắt… nữa. Các chất này sẽ giúp cây trồng hấp thụ trực tiếp và nhanh chóng mà không cần quá trình phân hủy trước. Không chỉ vậy, các chất này còn giảm khả năng xảy ra tai nạn như cháy cây trong khi bón phân.
Phân trùn quế cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cây trồng.
Phân trùn quế cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cây trồng.
  • Phân trùn quế không có mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu như những loại phân khác. Giải thích cho đặc điểm này là bởi vì phân trùn quế vốn dĩ đã được “xử lý” trong quá trình tiêu thụ thức ăn ở đường ruột trước đó rồi.
  • Mùn đất có trong phân có khả năng “diệt trừ” nấm hại, các chất độc hại có trong đất, giúp cây phát triển bộ rễ tốt hơn.
  • An toàn 100% đối với người và động vật khi sử dụng.
  • Có khả năng khiến cây trồng giảm thiểu mức hấp thụ thừa phức hợp khoáng nhờ quá trình cố định các kim loại nặng có trong chất thải hữu cơ của trùn quế.
  • Phân trùn quế là phân hữu cơ 100% đối với các loại cây trồng. Do đó, sử dụng các sản phẩm phân trùn quế bạn sẽ không cần lo ngại vấn đề vệ sinh hay vấn đề ngộ độc thực phẩm.
  • Kích thích cây trồng lẫn vi khuẩn phát triển trong đất nhờ hai thành phần có trong phân là acid humic và indol acetic acid.
  • Phân trùn quế có khả năng giữ nước tốt, độ bám keo đất cũng vô cùng hoàn hảo đối với cây trồng. Bên cạnh đó, loại phân này còn có khả năng giúp đất tơi xốp và giữ ẩm lâu hơn.
  • Khiến đất giảm hàm lượng acid cacbon và tăng hàm lượng nitơ, giúp cây dễ dàng hấp thụ hơn.

CÁCH NUÔI TRÙN QUẾ TRONG THÙNG XỐP

Việc nuôi trùn quế tại nhà là khả thi nhưng cách thực hiện lại không hề đơn giản chút nào. Để có thể sản xuất thành công 1 kg phân trùn quế đạt chất lượng, bạn sẽ phải bỏ thời gian dài và xử lý qua nhiều công đoạn phức tạp. Cũng chính bởi điều này mà trên thị trường, phân trùn quế có chi phí không hề rẻ chút nào.

Dẫu vậy, dù tự sản xuất phân khó nhưng không phải là không thể làm được. Việc tự nuôi trùn quế sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản nhỏ, đồng thời bạn còn có thể yên tâm chất lượng của phân hơn.

Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp.
Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Một thùng xốp có nắp
  • Đất ẩm
  • Hỗn hợp rau rác hữu cơ. Hỗn hợp này bao gồm nước gạo, vỏ giá đỗ, bã đậu sau khi làm sữa đậu nành, cơm canh còn thừa, cọng hay thân rau không sử dụng, vỏ trái cây…
  • Nguyên liệu có chứa cacbon, như cơm, cháo, giấy báo, bìa cát tông, lá khô,… Tuy nhiên, đối với bìa cát tông, bạn sẽ cần phải ngâm nước và xé nhỏ ra trước.
  • Trùn quế. Bạn có thể mua trùn tại những trại nuôi hay một số cửa hàng bán nguyên liệu câu cá.

Cách làm phân trùn quế

Bạn thực hiện theo nguyên tắc: một lớp đất, một lớp rác hữu cơ. Nếu như bạn có phân trùn thì càng tốt, hãy cho một ít phân vào chung bởi trong đó thường có trứng trùn. Sau đó, bỏ thêm một số chất có chứa cacbon rồi cho trùn vào. Hoàn tất quá trình, bạn cần phải nhớ đậy nắp thùng lại nhé.

Bên cạnh các nguyên liệu kể trên, bạn còn có thể chuẩn bị thêm một số phân bò nữa thì càng tốt. Đây là loại phân rất hữu ích đối với trùn, giúp việc nuôi trùn hiệu quả hơn. Bạn nên lựa các loại phân bò tươi, hòa chung với nước rồi đổ trực tiếp vào thùng để trùn ăn. Tránh việc cho trực tiếp phân tươi vào bởi chúng sẽ khiến việc ủ phân khó khăn hơn. Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bò đã được xử lý để nuôi trùn.

Một điều bạn cần phải ghi nhớ đó là môi trường giúp trùn quế sinh sản và phát triển tốt nhất đó chính là môi trường ẩm ướt. Do đó, bạn cần phải để hỗn hợp tạo phân được ẩm. Nếu môi trường nuôi nhiệt độ cao và bị khô, khả năng cao trùn quế sẽ bị chết đấy.

Trùn quế sinh sản tốt trong môi trường ẩm ướt.
Trùn quế sinh sản tốt trong môi trường ẩm ướt.

Cuối cùng, bạn cần đợi 1 tháng để có thể hoàn tất quá trình tạo phân trùn quế. Nếu thành công, thành phẩm của bạn sẽ có màu nâu, khá tơi xốp, có nhiều trùn con và không có mùi.

CÁCH SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ HIỆU QUẢ

Bên cạnh cách nuôi trùn như thế nào, để giúp quá trình nuôi đạt chất lượng tốt hơn thì có một số mẹo nhỏ bạn cần nắm như sau:

Liều lượng bón phân

Liều lượng chính là một yếu tố quan trọng quyết định thành phẩm của bạn “thành” hay “bại”.

  • Đối với cây cảnh, trộn đúng tỷ lệ ⅗. Tức là, với 3 phần phân trùn thì sẽ cần 5 phần đất, tro trấu,…
  • Đối với việc trồng rau tại gia: Trộn theo tỷ lệ 1/1: 1 phần phân trùn và 1 phần hỗn hợp còn lại. Bạn không cần phải bón thêm các loại phân khác khi trồng rau, và hoàn toàn có thể sử dụng phân trùn quế nhiều lần.
  • Đối với trồng cây đại trà: Cần bón lót 250 đến 300 kg phân đối với diện tích đất 100m2
  • Đối với cây ăn quả: Mỗi cây bón từ nửa cân đến 1 cân phân, và chỉ bón từ 1 đến 2 lần trong một năm.
  • Đối với cây tiêu: Bón 1 đến 2kg phân trên một nọc tiêu, với chu kỳ 1 đến 2 lần trong một năm.
Cách sử dụng phân trùn quế hiệu quả
Cách sử dụng phân trùn quế hiệu quả

Sử dụng tùy theo mục đích

Phân trùn quế có rất nhiều ưu điểm nổi trội và phù hợp để chăm bón đủ thành phần cây trồng. Do đó, đối với mỗi mục đích khác nhau chúng sẽ có một số cách sử dụng khác nhau để việc trồng trọt đạt hiệu quả tốt nhất. Một số mục đích chính yếu khi sử dụng phân trùn quế có thể kể đến như là phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng, cải tạo đất hay là một trong những thành phần của đất ươm, vườn ươm…

Hướng dẫn sử dụng phân trùn quế đúng mục đích.

  • Sử dụng phân trùn quế làm phân bón lỏng: Cho 1kg phân bùn hòa tan cùng 10 lít nước trong thùng xốp. Sau đó, sử dụng máy bơm oxy sục trong vòng 24 đến 36 giờ. Lấy hỗn hợp trên cho vào bình xịt rồi xịt trực tiếp lên các loại cây trồng. Việc này đem lại hiệu quả vô cùng tốt tương tự như phân bón lá, còn giúp cây giảm thiểu sâu bệnh. Đối với bã thì bạn bón cho cây như bình thường.
  • Sử dụng phân trùn quế để cây nảy mầm: Lấy 20 đến 30% phân trộn vào đất, đồng thời đảm bảo cây trồng được phát triển trong vòng 3 tháng mà không sử dụng thức ăn gì khác. Điều này sẽ giúp cây tăng cao khả năng nảy mầm hạt, cây non phát triển nhanh hơn và tăng tỷ lệ sống cao hơn.
  • Sử dụng phân trùn quế để làm chất điều hòa chất: Bón phân trùn quế và tưới tiêu thường xuyên một vùng đất đã trở nên cằn cỗi, bạn sẽ cải tạo được vùng đất này.
  • Sử dụng phân trùn quế để làm phân bón: Chỉ cần bón phân trực tiếp vào gốc cây. Bạn có thể bón lót cho các cây rau quả, thành phẩm có được sẽ là các loại thực phẩm có chất lượng cao.
  • Sử dụng phân trùn quế để cải tạo đất: Bởi lẽ phân trùn luôn có vô số kèn trùn trong thành phần nên khi bón phân vào đất, với điều kiện thuận lợi thì các kén trùn này sẽ sinh sôi và nảy nở. Các mảnh đất có trùn sẽ trở nên màu mỡ và giàu chất dinh dưỡng vô cùng.
Nuôi trùn quế tại nhà.
Nuôi trùn quế tại nhà.

Một số lưu ý quan trọng khác:

  • Bạn cần bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma. Điều này sẽ giúp cây trồng tăng khả năng chống chọi mầm bệnh, và đây cũng là một thành phần thiết yếu mà phân trùn quế không có nên bạn sẽ cần bón chung từ đầu.
  • Cứ cách 10 đến 15 ngày, bạn nên bổ sung một số chế phẩm sinh học hay dịch trùn quế cho cây. Bởi lẽ, trong thành phần dịch trùn quế tồn tại một số vi sinh vật vô cùng có lợi cho phân trùn quế.

Như vậy, qua bài viết trên vinong.net đã giải đáp cho bạn những vấn đề liên quan đến trùn quế, cũng như đã hướng dẫn bạn cách nuôi phân trùn quế như thế nào rồi đấy. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích đối với bạn, giúp bạn có thể tăng năng suất lẫn chất lượng cây trồng của mình.

Xem ngay: Những phương pháp khử mùi hôi phân thải chó mèo hiệu quả

Từ khóa » Cách Nuôi Trùn Chỉ Trong Thùng Xốp