Bật Mí Cách ôn Thi đánh Giá Năng Lực 2022 - Bút Bi Blog
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, kỳ thi Đánh giá năng lực đang rất “hot” và được đông đảo các bạn học sinh quan tâm, bởi vì kết quả kỳ thi này chính là tấm “vé vàng” đưa các bạn tới với cánh cửa của các trường Đại học top đầu mà mình mong muốn. Vậy làm thế nào để có thể đạt được kết quả cao cũng như ôn luyện kỳ thi này thế nào cho hiệu quả? Các bạn hãy cùng Butbi theo dõi bài viết Phương pháp Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 hiệu quả và mẹo làm bài thi dưới đây để trả lời cho những thắc mắc ấy nhé.
Tham khảo thêm:
TOPUNI 2025 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI ĐẠI HỌC TOÀN DIỆN Đồng hành cùng 2K7 chắc vé Đại học TOP- Bất chấp biến động thi cử, lộ trình toàn diện cho mọi kỳ thi
- Hệ thống trọn gói đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy, dễ dàng ôn luyện
- Đội ngũ giáo viên luyện thi nổi tiếng với 17+ năm kinh nghiệm
- Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện
- Cẩm nang chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực 2023
- Đăng ký thi đánh giá năng lực 2023 TPHCM
- Đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà nội 2023
- Lịch thi Đánh giá năng lực năm 2023 chính xác
GIẢI PHÁP ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQGHN 2023
I, Phương pháp ôn thi đánh giá năng lực 2023 đúng đắn, hiệu quả
1. Xác định mục tiêu của bạn là gì?
Mục tiêu của bạn là trường top, hay là một trường mức trung bình?
Mục tiêu của bạn là bao nhiêu điểm? > 80 hay là >100 điểm?
Lộ trình ôn thi theo mục tiêu như thế nào?
Với mỗi mục tiêu, lộ trình học cũng đã khác nhau rất nhiều. Các bạn sẽ cần phấn đấu ở mức điểm cao, hay chỉ là một mức điểm an toàn nhất để đỗ vào trường top.
Trong những năm vừa qua, các trường thành viên của ĐHQG Hà Nội lấy điểm chuẩn trung bình trong phổ từ 100 đến 110, như vậy các em cần cố gắng đạt được mức điểm trên 110 hoặc thấp nhất là 100 để giữ vị trí an toàn cho mục tiêu trường “top” của bản thân.
⇒ Tham khảo thêm: Bí kíp đạt 100+ kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023
2. Xác định đúng năng lực, trình độ của bản thân để đưa ra lộ trình ôn hợp lý
Bước đầu tiên trong quy trình ôn thi Đánh giá năng lực HSA đó là bạn cần xác định rõ ràng được năng lực, trình độ của bản thân, bởi việc xác định được trình độ hiện tại của mình đang ở đâu sẽ giúp các bạn hiểu rõ được những ưu – nhược điểm của bản thân sau đó đưa ra một lộ trình ôn thi theo giai đoạn phù hợp. Hãy tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong các môn học có ở đề thi Đánh giá năng lực, điều này sẽ giúp bạn phân bổ thời gian, đưa ra lộ trình học tập một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
⇒ Đối với những môn học đã có nền tảng vững chắc, bạn nên dành nhiều thời gian để luyện đề và đưa ra các tips, mẹo làm bài để ăn trọn được số điểm tối đa.
⇒ Với những môn học bạn còn yếu hoặc bị hổng kiến thức, hãy “lượt lại” thật kỹ những kiến thức cơ bản nằm trong sách giáo khoa trước để củng cố thêm về kiến thức của bản thân.
Từ đây, cũng có thêm một mẹo học và ôn luyện vô cùng hiệu quả trong quá trình ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQGHN đó chính là các bạn có thể cân nhắc thứ tự ưu tiên trả lời câu hỏi khi làm bài thi ⇒ Tập trung làm những phần mà mình nắm vững trước sau đó mới hoàn thành những phần bài tập còn lại để tránh lãng phí thời gian làm bài.
3. Dựa vào khả năng của mình để lựa chọn nơi học tập, ôn luyện phù hợp
Việc tiếp theo bạn cần làm chính là xác định xem mình sẽ ôn thi ĐGNL HSA bằng hình thức nào? Học tại đâu sẽ phù hợp với trình độ của bản thân?
a) Học, ôn tập ở trên trường
Chắc chắn rồi, việc học tập ở trên trường dưới sự hướng dẫn của thầy cô kết hợp với việc học tập cùng bạn bè là một điều không thể thiếu. Bởi vì trường, lớp học chính là nơi cho các bạn những kiến thức nền tảng và vững chắc nhất. Trước khi nghĩ tới việc học bên ngoài, hãy chuyên tâm việc học ở trên trường, lớp trước bạn nhé!
b) Tự học ở nhà
Các bạn có thể tự học, ôn luyện ở nhà qua sách vở hoặc cũng có thể tìm đến các gia sư. Đây cũng là một cách ôn luyện hiệu quả, nếu học một mình sẽ rất mau chán, không có ai đốc thúc việc học nên sẽ rất dễ có tính ì lại, nhưng nếu có gia sư thì việc học của bạn trở lên chủ động hơn.
c) Học tại các trung tâm luyện thi Đánh giá năng lực
Hiện nay có khá nhiều các trung tâm luyện thi được mở với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Các bạn có thể tham khảo và đăng ký các khóa học ôn luyện tại các trung tâm luyện thi này để bổ sung và nâng cao kiến thức chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
d) Học trên mạng qua các App, website
Không phải ai cũng có điều kiện để thuê gia sư hay học tại các trung tâm luyện thi Đánh giá năng lực. Đối với các bạn không có điều kiện học thêm ngoài thì ngoài việc tự học ở nhà các bạn có thể tìm đến các App hay các Website ôn thi ĐGNL để tham gia các khóa học online. Các bạn có thể trực tiếp truy cập trang Web, tải app về điện thoại di động của mình để có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không bị gò bó, ép buộc.
Giải pháp PAT HSA 2023 của HOCMAI được xem là khóa học đầy đủ và toàn diện nhất hiện nay. Luyện thi PAT HSA là giải pháp được thiết kế phù hợp với năng lực của học sinh bao gồm các chương trình học bám sát đề thi 2023 và các hoạt động kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, phương pháp, kĩ năng và chiến thuật để đạt điểm cao kì thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Tham khảo ngay bạn nhé!
4. Tiến hành quá trình ôn luyện
Sau khi đã xác định được năng lực, trình độ và hình thức học tập của bản thân, việc tiếp theo bạn cần làm trong quá trình Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 là bạn cần xây dựng một lộ trình, lập kế hoạch học tập, ôn luyện hợp lý.
Nếu như bạn đặt mục tiêu cho bản thân quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình ôn tập và đôi khi sẽ phản tác dụng. Một cách khác nữa để bạn được tiếp thêm động lực là các bạn hãy viết lên giấy mục tiêu của mình và dán chúng ngay trước bàn học của bạn.
Việc trước tiên khi bắt đầu vào việc lên kế hoạch ôn luyện đó là các bạn phải nắm được cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực ra sao sau đó mới tiến hành bước xây dựng lộ trình ôn luyện.
4.1. Cấu trúc đề thi
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực ĐHQGHN 2023: Gồm 3 phần là tư duy định lượng, tư duy định tính và phần khoa học, bài thi dưới dạng trắc nghiệm mỗi phần gồm 50 câu hỏi làm trong vòng 195 phút.
Khi đã nắm được cấu trúc đề thi, các bạn cần xác định được nội dung kiến thức trọng tâm của các phần để việc ôn luyện đạt hiệu quả cao hơn.
⇒ Tham khảo chi tiết tại bài viết Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023
4.2. Ôn thi theo lực học
Sau đây, BUTBI sẽ hướng dẫn chi tiết nhất cách ôn thi theo môn học, ôn thi theo khối học cho các bạn.
4.2.1. Trình độ thấp nên ôn luyện như thế nào?
Nếu bạn bắt đầu từ trình độ thấp, điều đầu tiên BUTBI muốn nhắn gửi đến bạn là: “Hãy ôn lại để nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK”. Sau đây là hướng dẫn chi tiết:
a) Phần thi Ngôn ngữ Tiếng Việt
– Ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt cơ bản ở trong sách giáo khoa cấp 2, cấp 3.
– Nâng cao trình độ của bản thân qua việc tìm hiểu thêm về những kiến thức rộng hơn như là chính tả,thành ngữ, từ Hán Việt, tục ngữ,…
– Đọc lại tất cả các tác phẩm văn học để nắm chắc về tác giả, tác phẩm,… Bên cạnh đó, hãy ôn lại cách làm bài đọc nhiều lần trước khi đến với giai đoạn luyện đề.
b) Phần thi Toán học
– Ôn tập các phần tương tự như kỳ thi TN THPT Quốc Gia: Kiến thức toán học lớp 10,11.
– Tập làm quen với các dạng bài toán tư duy để định hình được cách suy luận và xác định được các quy luật logic của đề thi.
– Đối với những bài toán phân tích số liệu, cần đọc kỹ đề bài, ôn tập lại những công thức tính tỷ lệ phần trăm.
C) Phần thi giải quyết vấn đề
– Đối với môn tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh):
- Nắm vững các công thức cơ bản và luyện tập với nhiều bài bài tập áp dụng ngay.
- Ôn lại một số kiến thức trọng tâm ở trong chương trình học lớp 10 và 11. Các dạng bài đọc và các câu hỏi đi kèm sẽ có yêu cầu thí sinh cần có kỹ năng đọc hiểu tốt và nắm chắc được những kiến thức cơ bản để kết hợp suy luận. Ngoài ra còn có một số câu hỏi mở rộng.
– Đối với môn xã hội (Sử, Địa):
+ Với môn Lịch sử:
- Tóm tắt kiến thức của từng chương
- Ghi nhớ những thông tin về những nhân vật, sự kiện lịch sử quan trọng ở trong sách giáo khoa cấp 3.
+ Đối với môn Địa lý: các bạn cần
- Ôn tập lại một số kiến thức về vùng miền, địa danh, khí hậu, đặc điểm, thời tiết, kinh tế,…
- Ghi chú thêm các nội dung mang tính chất nổi bật, được chú ý nhiều nhất hoặc nằm ở đầu tiên.
4.2.2. Trình độ cao nên ôn luyện như thế nào?
Ở trình độ này, các bạn nên tập trung vào ôn thi Đánh giá năng lực HSA qua các dạng bài thi trong kỳ thi, cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn ôn tập phần thi định tính:
– Với dạng bài đọc hiểu: Trước tiên, các bạn nên đọc một lượt tổng quan cả bài đọc hiểu, không cần phải đọc quá kĩ sẽ gây lãng phí thời gian. Sau đó, bạn hãy đọc phần câu hỏi để tìm luôn dữ liệu có trong bài rồi đưa ra câu trả lời. Thông thường thì những câu hỏi trong dạng bài này sẽ chỉ dừng lại ở tính chất nhận biết, nghĩa là bạn chỉ cần nhận biết được phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài là gì.
– Với dạng tìm lỗi sai: Dạng bài này thì thường sẽ tập trung vào các vấn đề như nghĩa của từ, ngữ pháp và chính tả. Bí quyết khi làm dạng bài này đó là các bạn hãy đọc khái quát trước để nắm được nội dung chính, để ý tới những từ ngữ ở trước và sau của từ ngữ được gạch chân để tìm ra lỗi sai.
– Với dạng tìm từ khác loại: Kiến thức chủ yếu trong dạng bài này đó là từ loại, từ đồng âm, ngữ nghĩa của từ. Các bạn chỉ cần tập trung tìm điểm chung giữa các đáp án rồi dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án khác biệt nhất.
– Với dạng bài về các tác giả, tác phẩm: Nếu bạn muốn ghi điểm ở phần này thì không còn cách nào khác các bạn cần phải học và ghi nhớ được kiến thức về các tác giả (sự nghiệp, chủ đề, phong cách sáng tác) và về tác phẩm (thể loại, phong cách, trường phái, hoàn cảnh ra đời).
– Với dạng điền từ: Để làm được dạng bài này các bạn cần phải chú trọng sâu hơn vào những nội dung của câu để chọn từ nối sao cho thích hợp với nội dung. Hãy vận dụng hết kiến thức của phần văn bản để làm bài thi dạng này nhé.
– Với dạng đọc hiểu tác phẩm: Các tác phẩm được sử dụng trong đề thi Đánh giá năng lực đều nằm trong chương trình THPT. Vì vậy, các bạn cần nắm vững kiến thức gồm giá trị nội dung/ nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm văn học đó. Các bạn cần chú ý đọc thật kỹ câu trả lời để tránh chọn sai bởi vì có nhiều đáp án gần giống nhau.
b) Hướng dẫn ôn tập phần thi định lượng:
Trong phần thi định lượng ( môn Toán học) có một hệ thống các kiến thức rất rộng và dàn trải trong toàn bộ trong chương trình học THPT (từ lớp 10 tới lớp 12) và được bao gồm tất cả các cấp độ nhận thức từ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng đến Vận dụng cao trong mỗi khối lớp.
Mặt khác, các câu hỏi trong bài thường mang tính chất phân loại học sinh (thuộc cấp độ Vận dụng và Vận dụng cao) chiếm tỉ lệ lên tới 48% và không chỉ được tập trung vào bất cứ chuyên đề nào. Số lượng các câu hỏi liên môn và vận dụng thực tế có khoảng 10 câu.
Chính vì vậy, trong quá trình học tập và ôn luyện, các bạn cần học đều tất cả các kiến thức và tốt nhất là hãy xây dựng cho mình một hệ thống đề cương khoa học, logic, điều này sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn cũng như có thể dễ dàng tìm ra được các lỗi sai về bản chất. Bên cạnh đó, đừng phớt lờ những phần kiến thức đọc thêm trong sách vì đây đều là những kiến thức trong các câu hỏi có tính vận dụng rất cao trong đề thi.
Ngoài ra, hãy tham khảo các nguồn tài liệu bên ngoài như các Sách chuyên về Ôn thi Đánh giá năng lực, làm đề thi của các năm trước để cọ sát cũng như rèn luyện các phương pháp làm bài hiệu quả và tốt nhất.
SÁCH TỔNG ÔN CẤP TỐC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI |
c. Hướng dẫn ôn tập phần thi khoa học:
– Với phần thi môn Vật lý:
Trong đề thi môn Vật Lý thường sẽ có 10 câu hỏi nằm trong kiến thức của lớp 11 và 12. Cụ thể, kiến thức lớp 11 thường liên quan đến từ trường, khúc xạ ánh sáng, dòng điện. Còn kiến thức của lớp 12 thì gồm cả 7 chương trong SGK vật lý 12.
Các câu hỏi trong phần thi này thường được nằm ở câu số 121 đến 130. Phần lớn các câu hỏi đều ở mức cơ bản, không quá khó, các bạn chỉ cần nắm thật chắc kiến thức cơ bản và làm nhiều dạng bài tập là có thể ghi điểm phần này.
– Với phần thi môn Hóa học:
Trong đề thi môn Hóa cũng có 10 câu hỏi, lượng kiến thức nằm trong chương trình của cả 3 khối lớp 10, 11 và 12. Cụ thể, kiến thức lớp 10 thì thường liên quan đến tốc độ phản ứng của các chất hóa học và cân bằng hóa học.
Kiến thức lớp 11 thường tập trung vào chương 1 và chương 2 cùng với bài tập tổng hợp về hidrocacbon. Về kiến thức lớp 12 thì dàn trải ở tất cả các chương.
– Với phần thi môn Sinh học:
Phần thi này gồm 10 câu hỏi với 2 dạng bài trắc nghiệm và điền đáp án.
Với phần trắc nghiệm: Có 9 câu hỏi, kiến thức nằm ở cả chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó có 4 câu thuộc lớp 11, còn lại là lớp 12. Những câu hỏi này thường ở mức nhận biết, thông hiểu yêu cầu thí sinh phải ghi nhớ và nắm rõ kiến thức lý thuyết. Vậy nên, khi ôn tập phần này, các bạn cần phải học kỹ và hiểu sâu chứ không nên chỉ học mơ hồ, như vậy sẽ không trả lời được chính xác câu hỏi.
Với phần điền đáp án: Thường sẽ chỉ có 1 câu hỏi và nó liên quan đến tính toán thuộc phần di truyền, cơ chế, biến dị và các quy luật di truyền. Các câu hỏi này sẽ không đưa sẵn đáp án để lựa chọn mà thí sinh phải tự tính toán để đưa ra đáp án. Vậy nên, phần này buộc thí sinh phải vận dụng toàn bộ kiến thức mình đã học để giải được bài toán.
5. Giai đoạn ôn thi đánh giá năng lực 2023 nước rút – Luyện đề
Ngoài việc trang bị kiến thức về kỳ thi mà bạn sắp trải qua, trước khi đến kỳ thi thật, bạn nên dành ra một khoảng thời gian dài cho việc nghiên cứu giải đề thi, tạo áp lực thời gian cho bản thân để hiểu được cấu trúc đề thi, làm quen với không khí căng thẳng khi thi thật để đến khi vào phòng khi bạn không bị bỡ ngỡ.
a) Thời gian luyện đề
Giai đoạn luyện đề được coi là giai đoạn cuối cùng và là gia đoạn nước rút trong cả quá trình học tập, ôn luyện cho kỳ thi Đánh giá năng lực của thí sinh. Thời gian thí sinh chú trọng vào việc luyện đề là từ 1 – 3 tháng trước khi diễn ra kỳ thi thật (thí sinh cần cập nhật và theo dõi các đợt thi ĐGNL của các đơn vị/trường đại học và Bộ Giáo dục). Vậy nên nếu bạn thi kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN thì thời điểm luyện đề hợp lý nhất là 3 tháng trước khi thi.
b) Tìm tài liệu và đề thi ôn tập đánh giá năng lực ở đâu?
Các bạn nên tìm đề thi minh họa của các trường tổ chức kỳ thi hoặc có thể tìm lại những đề thi ĐGNL của các năm trước để có thể bám sát được cấu trúc đề thi. Thêm 1 nguồn nữa đó là các bạn có thể tham khảo qua một số cuốn sách chuyên Ôn thi Đánh giá năng lực uy tín đã được xuất bản.
Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm đề, tài liệu ôn tập trên mạng qua các App hay trên các website uy tín được nhiều người truy cập.
c) Luyện đề nào như thế nào?
– Hãy chọn không gian học tập yên tĩnh: các bạn có thể tìm đến thư viện hay những quán cà phê để có thể tập trung học bài.
– Lựa chọn thời gian thích hợp để làm bài: Khung giờ học bài lý tưởng nhất cho các bạn thường là sáng sớm (6 – 7 giờ) hoặc khung giờ tối (8 – 10 giờ)
– Tuân thủ thời gian làm bài giống như thi thật
– Trong quá trình ôn luyện, hãy tránh xa các thiết bị công nghệ để không bị xao nhãng như mạng xã hội hoặc những trang web không phục vụ cho việc học.
– Chuẩn bị một tinh thần thư thái thoải mái: các bạn nên chuẩn bị nước trước khi ngồi vào làm đề hoặc tìm không gian thoáng đãng, mát mẻ có cây cối sẽ giúp tập trung cao hơn.
6. Tham gia kì thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 (Kỳ thi nháp)
Năm 2023, thí sinh chỉ được tham gia tối đa 2 lượt thi/năm theo quy định, khoảng cách giữa 2 đợt thi tối thiểu là 4 – 6 tuần (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy vào nguyện vọng của thí sinh. Như vậy, các bạn nên tham gia thi từ sớm chứ không nên để tới các đợt cuối cùng mới bắt đầu thi.
Do kỳ thi ĐGNL HSA được thực hiện trên máy, các bạn có thể tham gia thi như một đợt thi nháp để làm quen với cách thức thi, tâm lý ở trong phòng thi và lấy kinh nghiệm cho lần thi chính thức.
Đây có thể xem là chiến thuật này sẽ giúp các bạn thích ứng trước với kỳ thi chính thức, chứ không phải là làm bài thi thử như khi tự ôn tập ở nhà nữa. Hơn nữa, thay vì ôn tập những đề thi trôi nổi ở trên mạng thì các bạn được luyện tập với đề thi thật. Điều này giúp bạn đánh giá được chính xác nhất năng lực của bản thân tại thời điểm hiện tại.
Sau khi nhận kết quả, các bạn có thể tự đánh giá xem bản thân đang hổng kiến thức ở phần nào, phần nào là trọng tâm để ôn tập, bổ sung kiến thức cho các đợt thi tiếp theo.
Đặc điểm của thi ĐGNL là kiểm tra năng lực, đánh giá toàn diện kiến thức của các ban. Vậy nên nên việc học tủ, học lệch là không nên, các bạn không thể cải thiện điểm số nếu như không thực sự tập trung trau dồi, nâng cao kiến của mình. Điều này chỉ khiến điểm số của bạn chỉ “dậm chân tại chỗ” cho dù có thi bao nhiêu lần mà thôi.
II, Các bí quyết làm bài thi đánh giá năng lực đạt kết quả cao
– Trước khi thi bạn nên:
- Tìm hiểu và nắm rõ thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực, người xưa vẫn nói “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” mà nên đây là điều rất cần thiết cho các bạn đấy nhé.
- Chuẩn bị đầy đủ kiến thức nền tảng cơ bản lẫn nâng cao và một số kiến thức cơ bản bên ngoài xã hội (nên cập nhật những thông tin hot của xã hội).
- Chuẩn bị một tâm thế thoải mái, tâm lý sẵn sàng để khi bước vào kỳ thi không bị quá căng thẳng dẫn đến kết quả bài thi không tốt.
* Kinh nghiệm khi làm bài thi Đánh giá năng lực:
– Đọc kỹ phần hướng dẫn và yêu cầu đề thi: Việc đầu tiên sau khi được phát đề các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn làm bài để tránh làm sai yêu cầu đề thi. Sau đó đọc lướt qua 1 lượt các câu hỏi để phân loại đề thi. Câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau để tránh lãng phí thời gian vào những câu khó mà không có thời gian làm câu dễ.
– Không bỏ sót bài nào: vì bài thi đều là câu hỏi trắc nghiệm nên hãy chắc chắn rằng mình không bỏ sót câu nào. Câu nào khó thì dùng phương pháp loại trừ để tìm đáp án, câu nào khó quá không biết chọn đáp án nào hoặc thời gian không đủ thì hãy “khoanh chùa”, tuyệt đối KHÔNG BỎ SÓT câu tránh tình trạng mất điểm oan.
– Phân bố thời gian làm bài thi hợp lý: Việc này bạn cần luyện tập từ trong quá trình ôn tập, luyện đề có như vậy thì khi làm bài thi bạn mới biết cách phân bố thời gian cho hợp lý với từng phần thi, hãy cố gắng tiết kiệm thời gian tối đa để còn có thời gian rà soát lại toàn bộ bài thi.
– Luôn giữ tinh thần tự tin, trạng thái tâm lý ổn định: Điều này thực sự quan trọng với mỗi thí sinh bởi trong phòng thi không khí căng thẳng và sự áp lực bao trùm nên mỗi bạn phải luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định nhất thì bộ não của chúng ta mới hoạt động hiệu quả được.
Trên đây là một số những kinh nghiệm Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 hiệu quả nhất mà BUTBI muốn chia sẻ đến các thí sinh. Mong rằng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có thể áp dụng và đạt được điểm số thật cao trong Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 để chinh phục ngay tấm vé vào cửa của trường Đại học mong ước nhé!
TÌM HIỂU GIẢI PHÁP PAT 2023GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023
|
Bài viết hữu ích dành cho bạn:
- Đề thi đánh giá năng lực đại học quốc gia hà nội 2022
Từ khóa » File ôn đánh Giá Năng Lực
-
Đề Cương ôn Tập Thi đánh Giá Năng Lực đầy đủ Các Môn
-
Đề Cương ôn Thi đánh Giá Năng Lực Đại Học Quốc Gia TP HCM Năm ...
-
Tài Liệu ôn Thi đánh Giá Năng Lực - Home | Facebook
-
Tài Liệu ôn Thi đánh Giá Năng Lực - Home | Facebook
-
[PDF] #1 Sách ôn Thi đánh Giá Năng Lực Tăng Tốc Luyện đề
-
Tài Liệu đánh Giá Năng Lực
-
ĐỀ THI MẪU & TÀI LIỆU THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
-
20 đề đánh Giá Năng Lực-Full đáp án. - Thầy Thúc
-
[HOT] Tải Trọn Bộ đề Thi đánh Giá Năng Lực Các Năm - HỌC TỐT
-
Tài Liệu ôn Thi đánh Giá Năng Lực 2022 - Học Trực Tuyến Tại Hoctot247
-
3 Cuốn Sách Luyện Thi Đánh Giá Năng Lực 2022 Ngon - Bổ
-
Chiến Lược ôn Thi Đánh Giá Năng Lực 2022 đủ - đúng
-
TÀI LIỆU ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG 2021
-
20 đề Thi đánh Giá Năng Lực Có đáp án - Tự Học Mọi Thứ