[Bật Mí] Cách Trả Lời Sở Trường Và Sở đoản Bằng Tiếng Nhật - Vietmart
Có thể bạn quan tâm
“Sở trường và sở đoản của bạn là gì?” là câu hỏi quen thuộc trong những cuộc phỏng vấn. Nếu bạn trả lời khéo léo thì đây chính là một cách để PR bản thân gián tiếp. Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào để thể hiện điểm mạnh của bạn thân một cách khéo léo nhất? Vietmart sẽ giúp bạn cách trả lời sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật nhé!
XEM NHANH
- Những điều cần chuẩn bị để trả lời về sở trường sở đoản
- Nhìn lại “kinh nghiệm thành công” và “kinh nghiệm thất bại” trong quá khứ
- Hỏi người khác về điểm mạnh và điểm yếu của mình
- Cách trả lời điểm yếu và điểm mạnh của bản thân bằng tiếng Nhật
- Cách diễn giải sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật
- Sở trường của bản thân
- Sở đoản của bản thân
- Những điều cần tránh khi trả lời sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật
- Quá tự hào về sở trường của mình
- Kể về sở trường và sở đoản từ quá lâu
- Nói những điều không liên quan đến công việc
- Tại sao lại hỏi về sở trường và sở đoản trong cuộc phỏng vấn
- Khả năng tự nhận xét bản thân
- Tìm ra người có điểm phù hợp với công việc
- Nhận thức và đánh giá của nhà tuyển dụng sẽ tùy thuộc vào giá trị của công ty.
- Cách trả lời về sở trường và sở đoản
- Đưa ra ví dụ thực tế
- Không liệt kê quá nhiều sở trường hay sở đoản
- Liên kết với hình ảnh mà công ty mong muốn
- Lợi thế có thể là “thành tích”
- Biến điểm yếu thành điểm mạnh
- Bày tỏ sự nỗ lực để khắc phục những thiếu sót
- Tổng kết
- Lý do được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu
- Trả lời khi được hỏi về sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật của cuộc phỏng vấn
- Cần chuẩn bị gì để trả lời những sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật
Những điều cần chuẩn bị để trả lời về sở trường sở đoản
Để trả lời sở trường và sở đoản của bạn trong một cuộc phỏng vấn, điều cần thiết là phải kiểm tra lại bản thân. Đầu tiên, hãy viết ra điểm mạnh và điểm yếu của bạn càng nhiều càng tốt. Khi đó, có hai mẹo để rút ra điểm mạnh và điểm yếu khách quan và thuyết phục.
Nhìn lại “kinh nghiệm thành công” và “kinh nghiệm thất bại” trong quá khứ
Rất khó để đột nhiên cố gắng phân tích tính cách và xu hướng của bạn từ con số không. Để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, trước tiên hãy tự nhìn lại bản thân “bạn đã bao giờ thành công” hoặc “bạn đã từng thất bại chưa?” và viết ra kinh nghiệm của bạn. Hơn nữa, khi bạn nghĩ về những lý do như “tại sao bạn thành công” và “tại sao bạn thất bại”, bạn có thể thấy được điểm mạnh của mình và điểm mình thiếu.
Hỏi người khác về điểm mạnh và điểm yếu của mình
Tự mình xem xét điểm mạnh và điểm yếu có thể thiếu khách quan vì vậy bạn nên thử hỏi những người xung quanh về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Họ có thể cho bạn biết những điểm mạnh và điểm yếu bất ngờ mà bạn không nhận thấy một cách khách quan nhất.
Cách trả lời điểm yếu và điểm mạnh của bản thân bằng tiếng Nhật
Sở trường (長所) | Sở đoản (短所) |
Cẩn thận, có kế hoạch tốt (慎重に進められる、計画性がある) | Hay lo lắng (心配性) |
Có nguyên tắc (こだわりやポリシーがある) | Bướng bỉnh (頑固) |
Có năng lực tự chủ, hành động nhanh (スピード感がある、行動力がある) | Nóng nảy (せっかち) |
Dễ thích nghi với môi trường xung quanh (柔軟性がある、周囲に配慮できる) | Lưỡng lự (優柔不断) |
Có động lực, mục tiêu cao (目標達成意欲が高い、向上心が強い) | Hiếu thắng (負けず嫌い) |
Giao tiếp tốt (コミュニケーションが得意) | Nói nhiều (世話焼き) |
Có khả năng lãnh đạo (リーダーシップがある、主体的である) | Tính tự chủ cao (自己主張が強い) |
Cẩn thận (几帳面) | Lo lắng, hồi hộp (神経質) |
Khả năng tư duy Logic (論理的である) | 理屈っぽい (Tính lý thuyết cao) |
Khả năng tự chủ hành động và suy nghĩ (自分で考えて行動ができる) | マイペース (Nguyên tắc, quy củ) |
Quảng cáo
Cách diễn giải sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật
Khi giới thiệu sở trường và sở đoản của mình, chúng ta cần diễn giải, nêu ví dụ cụ thể để chứng minh, tăng sự thuyết phục.
Sở trường của bản thân
Năng lực giao tiếp (コミュニケーション力)
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết trong mọi công việc. Tuy nhiên nếu chỉ nói “có năng lực giao tiếp” thì quá chung chung, bạn cần phải dẫn dắt một cách trực tiếp hơn. Ví dụ như có kỹ năng giải thích, thuyết phục khách hàng hay kĩ năng phản hồi khiếu nại khi có vấn đề phát sinh. Sau đó dẫn tới tình huống thực tế mà bạn đã trải qua để thuyết phục người tuyển dụng.
Trả lời ví dụ
Điểm mạnh của tôi là khả năng giải thích cho khách hàng một cách dễ hiểu nhất. Trước kia khi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, tôi đã nhiều lần làm việc với khách hàng. Nhiều khách hàng khen ngợi tôi vì khả năng giải thích, diễn giải cho họ một cách đơn giản nhất”
私の長所は、顧客に対して専門的な内容をわかりやすく噛み砕いて説明する力です。『今まで聞いた中で一番わかりやすかった』との感想を頂きました.
Nghiêm túc (真面目)
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể được xem xét, chẳng hạn như nghiêm túc, quý tắc đúng giờ giao hàng hay theo đuổi chất lượng sản phẩm, có thể làm việc chăm chỉ, tăng cao cho đến khi hoàn thành lượng công việc được giao.
Trả lời ví dụ
Điểm mạnh của tôi là giữ đúng tiến độ và deadline công việc. Ngay cả khi deadline bị rút ngắn do những vấn đề từ phía khách hàng nhưng tôi luôn điều chỉnh công việc để có thể bàn giao công việc đúng hẹn.
私の長所は、納期を絶対に守ることです。クライアントの都合で納期が短縮された時も、関係各所とスケジュールを調整して間に合わせました.
Có tinh thần trách nhiệm (責任感)
Có tinh thần trách nhiệm là một lợi thế lớn khi bắt đầu một công việc. Tuy nhiên nếu tự nhận bản thân có tinh thần trách nhiệm thì có vẻ hơi thiếu khách quan. Bởi vậy bạn cần nếu rõ những quan điểm, ví dụ thực tế.
Ví dụ như không ra về nếu chưa hoàn thành công việc ngày hôm ấy, chịu trách nhiệm hoàn thành thật tốt công việc được giao. Cần phải củng cố lòng tin người nghe rằng “đây chắc chắn là một người có tinh thần trách nhiệm cao” bằng những dẫn chứng cụ thể.
Trả lời ví dụ
Điểm mạnh của tôi là tôi không bao giờ từ bỏ dù đó là công việc khó khăn. Ngay cả khi khách hàng phàn nàn do sai sót ở bộ phận khác, tôi sẽ đối mặt với khách hàng với tư cách là một người bán hàng, chịu trách nhiệm về lỗi sai mà không đổ lỗi cho người khác.
私の長所は、困難な問題があっても決して投げ出さないことです。他部署の不手際でクライアントからクレームが入った時も、人のせいにすることなく営業担当者としてお客様と向き合い
Sở đoản của bản thân
Hay lo lắng (心配性)
Hay lo lắng cũng là một điểm mạnh, người tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người cẩn thận, có thể đưa ra quyết định cẩn thận sau khi xác nhận sự việc một cách kĩ càng.
Trả lời ví dụ
“Điểm yếu của tôi là hay lo lắng. Đặc biệt là khi tôi phải làm việc gì đó mà mình chưa từng làm bao giờ, tôi kiểm tra mọi thứ cho đến khi thật hài lòng. Bởi vậy tôi sẽ hoàn thành công việc sớm và kiểm tra để không bị chậm tiến độ. ”
私の短所は、心配性なところです。特に前例のないことに取り掛かる時は、自分が納得行くまで物事を確認しないと行動できないことがあります。ですから仕事が遅れないように、早めに確認作業に着手したり、自分とは反対に積極的に行動するタイプの人の意見を聞いたりします
Bướng bỉnh (頑固)
Một người cứng đầu chắc chắn là một người có suy nghĩ, sự kiên định. Tuy nhiên cứng đầu sẽ là điểm yếu khi tham gia công việc có tinh thần đồng đội. Hãy cân nhắc nói về điểm này với người tuyển dụng.
Trả lời ví dụ
“Điểm yếu của tôi là khi tôi không hài lòng với ý kiến của người khác, tôi sẽ trở nên cứng đầu và khẳng định suy nghĩ của mình. Nhưng tôi cũng vui vì bản thân có thể nêu lên ý kiến một cách cởi mở, Tôi đang cố gắng khắc phục điểm yếu của mình bằng cách lắng nghe những người xung quanh nhiều hơn và hiểu lý do “tại sao mọi người lại suy nghĩ khác với mình”
私の短所は、相手の意見に納得が行かない時に、つい頑固になって自分の考えを主張してしまうことです。でもある時、上司に『意見を堂々と主張できるのがあなたの良さだが、もう少し周囲の意見にも耳を傾けてほしい』と言われてからは、まず相手の言葉をしっかり聞いて、『この人はなぜそう考えるのか』という背景を理解するように努めています
Nóng nảy (せっかち)
Cần đưa ra nguyên nhân và cách khách phục cho sự nóng nảy, hấp tấp của mình.
Trả lời ví dụ
Điểm yếu của tôi là thiếu kiên nhẫn. Đặc biệt là ngay trước deadline, trước đó tôi từng quá hấp tập mà phạm phải sai lầm do không xác nhận lại công việc. Bởi vậy, hiện tại tôi có thói quen xem lại lịch trình và khối lượng công việc một lần/ tuần.
私の短所は、せっかちなところです。特に納期直前はつい行動を急いでしまい、過去には確認不足でミスをしたこともあります.ですから今は週に一度、スケジュールと業務量を見直す習慣をつけて、時間に余裕を持った段取りを組むようにしています。
Những điều cần tránh khi trả lời sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật
Đây là những điều cần tránh khi nói về sở trường và sở đoản
Quá tự hào về sở trường của mình
Dù bạn có giỏi đến đâu, cũng đừng tỏ thái độ quá tự mãn, cần giữ cho mình một sự khiêm tốn nhất định. Như vậy thì không chỉ người phỏng vấn và mọi người xung quanh sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với bạn.
Kể về sở trường và sở đoản từ quá lâu
Không nên kể về những trải nghiệm từ quá lâu trước đây của bạn. Ví dụ như thời đi học trung học, vài năm trước,… Người phỏng vấn cần nghe những trải nghiệm gần nhất của bạn đã đánh giá chính xác hơn.
Nói những điều không liên quan đến công việc
Thay vì nói những sở trường như “nấu ăn giỏi” “Giỏi thể thao” thì hãy nói những điều cần thiết, liên quan đến công việc như “giỏi giao tiếp” “khả năng thành thạo tin học văn phòng”,…
Tại sao lại hỏi về sở trường và sở đoản trong cuộc phỏng vấn
Người phỏng vấn hỏi ứng viên về sở trường sở đoản nhằm chủ yếu muốn biết hai yếu tố sau:
Khả năng tự nhận xét bản thân
Người có thể tự nhận xét bản thân và đưa ra được câu trả lời khách quan “đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của bản thân” sẽ được đánh giá là người có thể suy nghĩ và hành động vì bản thân. Bạn không cần ai nhắc nhở cần làm cái này cái kia mà cần tư duy độc lập, tự nhận xét bản thân, vấn đề.
Khi gặp khó khăn trong cuộc việc, người có năng lực tư duy độc lập có thể tự nghĩ “cách tận dụng điểm mạnh” và “cách khắc phục điểm yếu” để đưa ra cách khắc phục, giải quyết vấn đề.
Tìm ra người có điểm phù hợp với công việc
Thông qua câu hỏi về sở trường sở đoản, người phỏng vấn có thể đánh giá được mức độ phù hợp với công ty của bạn. Nếu sở trường của bạn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, văn hoá của công ty thì khả năng cao người này sẽ gắn kết lâu dài và đem lại hiệu quả cao trong công việc và ngược lại.
Ví dụ, nếu bạn trả lời sở trường của mình là “có suy nghĩ cởi mở, dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh”. Nếu lĩnh vực công việc yêu cầu một người năng động, đề cao tinh thần đồng đội, người tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn phù hợp với công việc, đóng vai trò tích cực trong công ty., có khả năng làm việc lâu dài.
Nhận thức và đánh giá của nhà tuyển dụng sẽ tùy thuộc vào giá trị của công ty.
Việc trả lời về sở trường sở đoản là vô cùng quan trọng trong phỏng vấn, quyết định xem bạn có phù hợp với công việc không. Bởi vậy việc trả lời “không” khi được hỏi là hoàn toàn không nên. Tránh trả lời một cách khiêm tốn như “không có điểm mạnh” hoặc cố gắng che giấu điểm yếu sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không trung thực, không có khả năng nhận xét bản thân, vấn đề.
Cách trả lời về sở trường và sở đoản
Nên trả lời thế nào về điểm mạnh và điểm yếu của mình trong buổi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt?
Đưa ra ví dụ thực tế
Đối với cả sở trường và sở đoản, trước tiên bạn cần đưa ra câu trả lời rõ ràng “điểm mạnh của tôi là xx”. Điều cơ bản trong những bài thuyết trình là đưa ra kết luận và truyền tải lý do.
Trả lời câu hỏi về sở trường sở đoản cũng vậy, bạn cần đưa ra câu trả lời rồi từ đó nêu lý do, tình tiết cụ thể để người phỏng vấn dễ liên tưởng, liên kết với những yếu tố mà công ty đang cần có.
Không liệt kê quá nhiều sở trường hay sở đoản
Khi trả lời câu hỏi về sở trường và sở đoản không nên liệt kê quá nhiều, tốt nhất chỉ nên nói một hoặc hai sở trường và sở đoản của bản thân. Đặc biệt là khi nói quá nhiều về sở trường của bản thân sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn quá tự mãn, không có năng lực tự nhận xét bản thân và đương nhiên cũng chẳng nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người có quá nhiều sở đoản rồi.
Liên kết với hình ảnh mà công ty mong muốn
Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về sở trường sở đoản nhằm xác định mức độ của bạn với doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi đi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu kĩ càng về công ty, phân tích công ty này cần tuyển nhân viên có ưu điểm gì. Ví dụ như một công ty liên doanh nước ngoài sẽ tìm kiếm những người có khả năng ngoại giao và ngôn ngữ,…
Lợi thế có thể là “thành tích”
Điểm mạnh về tính cách là một điều tốt tuy nhiên điểm mạnh về thành tựu trong cuộc sống, học tập và trải nghiệm công việc sẽ là một lợi thế vô cùng lớn. Đặc biệt trong trường hợp bạn ứng tuyển vào vị trí bán hàng mà có kinh nghiệm, kết quả thể hiện bằng những con số thì câu trả lời “điểm mạnh của tôi là tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu doanh số” sẽ là câu trả lời hữu hiệu nhất.
Biến điểm yếu thành điểm mạnh
Hãy biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh một cách khéo léo. Ví dụ điểm yếu của bạn là “suy nghĩ quá nhiều”, nói một cách khác đây là điểm mạnh “sự chu đáo”. Tránh nói những điểm yếu vô nghĩa như “không giỏi giao tiếp” “thích ngủ”,…
Bày tỏ sự nỗ lực để khắc phục những thiếu sót
Khi nói về điểm yếu của mình, hãy nói thêm về những nỗ lực, cố gắng khắc phục điểm yếu. Ví dụ nếu bạn có nhược điểm là “suy nghĩ quá nhiều” thì hãy nói thêm rằng “tôi luôn cố gắng sắp xếp công việc trước thời hạn để không phải suy nghĩ quá nhiều”. Như vậy người tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một người cẩn thận, biết suy nghĩ và hành động để không làm ảnh hưởng tới công việc.
Tổng kết
Đây là điểm chính khi trả lời câu hỏi về sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật.
Lý do được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu
- Biết được bạn có ưu thế gì
- Liệu những ưu thế đó có thể đóng vai trò tích cực trong công việc không
Trả lời khi được hỏi về sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật của cuộc phỏng vấn
- Giải thích, đưa ra ví dụ khi nói về sở trưởng hoặc sở đoản của mình
- Trả lời ngắn gọn
- Đưa ra câu trả lời gần với đặc điểm mà công ty ứng tuyển muốn
- Ưu điểm không phải là đặc điểm tính cách mà là “thành tích”
- Biến điểm yếu thành điểm mạnh
- Thể hiện sự nỗ lực khắc phục điểm yếu
Cần chuẩn bị gì để trả lời những sở trường và sở đoản bằng tiếng Nhật
- Nêu lên những kinh nghiệm thành công hoặc thất bại của mình để dẫn chứng cho điểm mạnh và điểm yếu.
- Hỏi những người xung quanh về điểm mạnh và điểm yếu của bạn
VIETMART – SIÊU THỊ THỰC PHẨM VIỆT TẠI NHẬT – CHỢ VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
Hotline: 080-3844-7999 Địa chỉ: 〒544-0001 大阪府大阪市生野区新今里 3-3-1 Website: vietmartjp.com Tổng hợp chương trình ưu đãi: Xem tại đây
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Sở Trường
-
Sở Trường Là Gì? Sở Đoản Là Gì? Cách Tìm Điểm Mạnh Điểm Yếu ...
-
Sở Trường Là Gì? Mẹo Ghi điểm Tuyệt đối Trước Nhà Tuyển Dụng
-
Sở Trường Là Gì? Cách Trả Lời Ghi điểm Khi được Hỏi Về Sở Trường
-
Sở Trường Là Gì ? Cách Trả Lời Ghi điểm Trước Nhà Tuyển Dụng - Unica
-
Sở Trường Là Gì? Mẹo Ghi điểm Khi Phỏng Vấn Về Sở Trường - MPHR
-
Sở Trường Là Gì? Cách Gây ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng Năm ...
-
Sở Trường - Sở đoản Của Bạn Là Gì? | Talent Community - CareerBuilder
-
Sở Trường Là Gì? Sở đoản Là Gì? Cách Trả Lời Ghi điểm Khi đi Phỏng Vấn
-
Sở Trường Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Sở Trường Là Gì? Sở Đoản Là Gì? Cách Tìm Điểm ...
-
[Giới Thiệu] Sở Trường Là Gì? Cách Xác định Và Phát Huy Sở Trường ...
-
Sở Trường Là Gì? Sở đoản Là Gì? Nên Trả Lời Câu Hỏi Này Như Thế Nào?
-
Sở Trường Của Bạn Là Gì
-
Sở Trường Là Gì ? Cách Trả Lời Ghi điểm Trước Nhà Tuyển Dụng