[Bật Mí] Cách Trồng Rau Thủy Canh Tại Nhà Xanh Tưới, Mát Mắt

Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình muốn tự tay chăm sóc vườn rau, cung cấp thực phẩm sạch cho các bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng sự hạn chế do đất đai thiếu thốn, chật hẹp đã hạn chế ý tưởng này. Phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà ra đời và ngày càng được nhiều gia đình vận dụng để tạo vườn rau sạch xanh tươi mát mắt.

Mục lục

  • 1. Trồng rau thủy canh là gì?
  • 2. Các phương pháp trồng rau thủy canh phổ biến
    • 2.1. Cách trồng rau thủy canh trong ống nhựa
    • 2.2. Cách trồng rau thủy canh trồng thùng xốp
    • 2.3. Cách trồng rau thủy canh trồng vỏ chai
  • 3. Cần chuẩn bị những gì khi trồng rau thủy canh tại nhà
    • 3.1. Địa điểm trồng
    • 3.2. Ánh sáng
    • 3.3. Thiết kế giàn trồng rau thủy canh
  • 4. Ưu – nhược điểm của phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà
    • 4.1. Ưu điểm của trồng rau thủy canh
      • 4.1.1. Không yêu cầu cao về diện tích đất trồng
      • 4.1.2. Ít tốn công sức chăm sóc
      • 4.1.3. Năng suất cây trồng cao
      • 4.1.4. Tiết kiệm nước
      • 4.1.5. Ít bị tác động bởi môi trường ngoại cảnh
    • 4.2. Mặt hạn chế của phương pháp trồng rau sạch thủy canh
      • 4.2.1. Hạn chế giống cây trồng
      • 4.2.2. Đòi hỏi trình độ chuyên môn 
      • 4.2.3. Vấn đề sâu bệnh 
  • 5. Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà xanh tốt hiệu quả
    • 5.1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
    • 5.2. Bước 2: Tiến hành gieo trồng 

1. Trồng rau thủy canh là gì?

Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau sạch không cần đất tự nhiên, mà rau sinh trưởng hoàn toàn trong môi trường nước. Các chất dinh dưỡng sẽ được hòa tan trực tiếp vào nước thành dung dịch dinh dưỡng đi nuôi cây.

Đất chỉ là một nơi lưu trữ dinh dưỡng để cây hấp thụ mỗi ngày, đi nuôi cơ thể và sinh trưởng. Vậy nên ta hoàn toàn có thể thay thế đất thành nước có hòa tan đầy đủ các chất thiết yếu cho sự phát triển của cây. Thậm chí ở môi trường này, rau còn có khả năng hấp thu dưỡng chất nhanh gấp nhiều lần so với rau trồng thổ canh. Loại nước trồng rau thủy canh còn được gọi là dung dịch dinh dưỡng.

Tuy nhiên, khi trồng thủy canh, bạn vẫn cần đảm bảo cây sống trong môi trường đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp. Chỉ có như vậy, rau mới có thể hô hấp và phát triển nhanh chóng, đồng thời cho năng xuất cao.

2. Các phương pháp trồng rau thủy canh phổ biến

Trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh có các loại hình phổ biến sau: 

2.1. Cách trồng rau thủy canh trong ống nhựa

Kỹ thuật trồng rau thủy canh trong ống nhựa khá đơn giản, những nguyên vật liệu để dựng giàn đều dễ tìm, giá thành rẻ. 

Kỹ thuật trồng rau thủy canh trong ống nhựa khá đơn giản
Kỹ thuật trồng rau thủy canh trong ống nhựa khá đơn giản

2.2. Cách trồng rau thủy canh trồng thùng xốp

Đây là một trong những phương pháp được các hộ gia đình ưa chuộng nhiều. Tuy nhiên với cách này, bạn cần lót nilon dưới đáy thùng để giữ dung dịch thủy canh đi nuôi cây trồng.

2.3. Cách trồng rau thủy canh trồng vỏ chai

Phương pháp này có nguồn tài nguyên vô cùng tiết kiệm lại bảo vệ môi trường. Tái chế từ những vỏ chai nhựa đựng nước khoáng, nước ngọt hay thậm chí nước xả vải làn bạn đã có một vườn rau sạch sẽ, xanh tươi. 

Kiến tạo vườn rau sạch sẽ, xanh tươi từ nguồn nguyên liệu tái chế
Kiến tạo vườn rau sạch sẽ, xanh tươi từ nguồn nguyên liệu tái chế

Nguyên lý trồng rau thủy canh cùng hướng dẫn chi tiết các bước tạo vườn sẽ được mô tả kỹ lưỡng phần tại cuối bài.

Xem thêm: https://mygarden.vn/cong-nghe-trong-rau-sach-cua-israel/

3. Cần chuẩn bị những gì khi trồng rau thủy canh tại nhà

3.1. Địa điểm trồng

Một trong những yếu tố trọng yếu để kiến tạo vườn thủy sinh thành công đó là địa điểm trồng. Cũng như thổ canh, bạn cần chọn vị trí sao cho nhiều ánh sáng và đủ diện tích để chứa giàn rau.

Khu vực trồng không được ở trực tiếp ngoài trời, thay vào đó bạn nên lắp mái che để tránh tình trạng nước mưa làm loãng dung dịch dinh dưỡng. Từ đó cây có nguy cơ thay đổi pH, cây thiếu chất, giảm năng suất.

3.2. Ánh sáng

Bên cạnh dinh dưỡng từ môi trường trồng, các loại rau thường phát triển chủ yếu nhờ quá trình quang hợp, hấp thụ ánh sáng mặt trời. Với giàn rau thủy canh, ánh sáng tối thiểu mỗi ngày phải đạt từ 5 đến 6 giờ. 

Với giàn rau thủy canh, ánh sáng tối thiểu mỗi ngày phải đạt từ 5 đến 6 giờ
Với giàn rau thủy canh, ánh sáng tối thiểu mỗi ngày phải đạt từ 5 đến 6 giờ

3.3. Thiết kế giàn trồng rau thủy canh

Một không gian đầy đủ ánh sáng, điều kiện phù hợp hay biết cách trồng rau thủy canh tại nhà thôi chưa đủ, bạn cần phải am hiểu việc thiết kế giàn trồng rau thủy canh. Thiết kế cần hài hòa và phù hợp với diện tích và kết cấu của khu vực tạo vườn. Các thiết kế phổ biến đang được nhiều hộ gia đình nhà phố ưa chuộng: thiết kế giàn tầng, thiết kế giàn phẳng, thiết kế giàn bán chữ A, thiết kế chữ A.

Giàn rau thủy canh chữ A tiết kiệm không gian tối ưu
Giàn rau thủy canh chữ A tiết kiệm không gian tối ưu

Mỗi một cấu trúc căn nhà sẽ phù hợp với những kết cấu giàn khác nhau. Bạn có thể liên hệ tới những cơ sở chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm: https://mygarden.vn/trong-rau-sach-tren-san-thuong/

4. Ưu – nhược điểm của phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà

4.1. Ưu điểm của trồng rau thủy canh

4.1.1. Không yêu cầu cao về diện tích đất trồng

Khi công nghiệp ngày càng phát triển thì diện tích đất cũng đất nông nghiệp bị thu hẹp. Hay dân cư cùng nội đô đông đúc nên việc mơ ước một vườn rau sạch tại nhà tưởng chừng như xa vời. Sự ra đời của phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà đã giúp ích rất nhiều khi thiếu diện tích đất trồng.

Trồng rau thủy sinh cho phép bạn phát triển giàn ngay trong căn nhà phố hay căn hộ nhỏ của bạn. Đơn giản bạn chỉ cần một góc ban công nhỏ là có thể trồng rau. miễn sao cho không gian đủ đáp ứng để lắp hệ thống thủy sinh. 

Loại giàn trồng rau thủy sinh tầng đặc biệt phù hợp với những hoàn cảnh như vậy, giúp bạn tiết kiệm không gian tối đa. Đây là một trong những ưu điểm của phương pháp thủy sinh khiến nó trở nên phổ biến hơn tại các khu nhà phố, chung cư.

4.1.2. Ít tốn công sức chăm sóc

Hệ thống thủy canh đa phần là mô hình tự động hóa. Vậy nên chủ sở hữu không cần tốn nhiều công để chăm sóc vườn rau. Đặc biệt, phương pháp này không có sự xuất hiện của cỏ dại, giảm bớt bao phiền não cho người canh tác. Nếu bạn đã từng chăm sóc vườn rau thổ canh, bạn sẽ hiểu được sự phiền phức của cỏ dại khủng khiếp đến thể nào.

Nó không chỉ khiến bạn mất thời gian làm cỏ mà còn thu hút nhiều sâu bệnh, đồng thời tốn chi phí diệt cỏ nếu chúng tràn lan nhanh chóng.

4.1.3. Năng suất cây trồng cao

Một trong những yếu tố khiến mô hình thủy canh được ưa chuộng là năng suất cây trồng cao. Môi trường nước khiến cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt, kích thích quá trình sinh trưởng. Bên cạnh đó, việc giảm hao hụt từ sâu bệnh cũng góp phần tăng năng suất cho cây trồng.

Một điểm cộng cho mô hình này đó là việc cho phép gieo cây con trước khi cây đang trồng được thu hoạch. Việc chuyển cây con vào hệ thống mà không hư hại nhiều đến bộ rễ giúp chúng không mất nhiều thời gian thích nghi môi trường mới như đất.

Môi trường nước khiến cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt, kích thích quá trình sinh trưởng
Môi trường nước khiến cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt, kích thích quá trình sinh trưởng

4.1.4. Tiết kiệm nước

Nguồn nước ngọt của thế giới đang có nguy cơ, nhiều khu vực trên thế giới đã rơi vào tình trạng thiếu nước. Do đó, mô hình thủy canh như ngày nay đặc biệt được coi trọng. Cây hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ dung dịch nuôi trồng thông qua các bể chứa, vậy nên hạn chế tối đa việc thoát hơi nước. Đồng thời thủy canh sẽ không tốn nguồn nước để liên tục làm ẩm đất, tránh việc thất thoát.

4.1.5. Ít bị tác động bởi môi trường ngoại cảnh

Rau trồng thủy canh có thật sự sạch vấn là nghi vấn từ nhiều hộ gia đình khi phân vân các cách canh tác vườn rau. Nếu đã thực sự am hiểu về kỹ thuật trồng rau thủy sinh thì đây không còn là thắc mắc nữa. 

Do đặc tính của hệ thống thủy canh, giàn rau thường được dựng trong môi trường có mái che và đảm bảo tuyệt đối từ khâu giữ dung dịch dinh dưỡng. Bởi vậy, việc ô nhiễm từ đất, hay dính thuốc bảo vệ thực được kiểm soát tối đa.

4.2. Mặt hạn chế của phương pháp trồng rau sạch thủy canh

Dù mang lại rất nhiều ích lợi cho các hộ gia đình nhưng rau trồng thủy canh cũng có những mặt hạn chế riêng.

4.2.1. Hạn chế giống cây trồng

Môi trường trồng khá đặc biệt nên không phải loại cây nào cũng thích hợp để nuôi trồng và sinh trưởng trong hoàn cảnh như vậy. Do đó, chủng loại giống cây bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là những loài cây có bộ rễ lớn.

4.2.2. Đòi hỏi trình độ chuyên môn 

Một lý do phổ thông về việc trồng rau thủy canh không được biết đến và áp dụng rộng rãi như là vì phương pháp này đòi hỏi kiến thức chuyên môn. Bên cạnh các kiến thức cơ bản về các loại cây trồng, bạn còn cần tìm hiểu thêm về hệ thống tự động, tỷ lệ dinh dưỡng,…

Tuy nhiên với quy mô nhỏ như hộ gia đình thì việc canh tác không quá khó. Người đảm nhiệm việc chăm sóc vườn rau đơn thuần chỉ cần biết đến cách vệ sinh hệ thống thuy sinh cùng cách pha tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý.

4.2.3. Vấn đề sâu bệnh 

Thủy canh là một hệ thống liên kết, liền mạch với nhau, đặc biệt là hồ chứa dung dịch dinh dưỡng. Do đó, nếu sâu bệnh xảy ra thì chúng lây lan rất nhanh. Chủ hệ thống thủy canh cần đặc biệt lưu ý trong từng khâu cấp nước, bảo quản và vệ sinh cho giàn thủy canh.

5. Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà xanh tốt hiệu quả

Để trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh trước hết bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ phương tiện để trồng rau. Nhìn chung, quy trình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh bao gồm các bước sau:

5.1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Vật liệu để trồng rau: có các cách trồng rau thủy canh bằng chai nhựa, thùng xốp, hay ống nhựa nên bạn hoàn có thể linh hoạt vật chứa trồng rau.
  • Dung dịch dinh dưỡng: Đây là loại nước hòa tan đầy đủ các chất dinh dưỡng  thiết yếu cho từng loại cây. Bạn có thể mua ngay ở các cửa hàng cây giống hoặc phải đến những nơi chuyên cung cấp nguyên vật liệu trồng rau sạch thủy canh tại nhà.
  • Cốc hoặc rọ nhựa để gieo hạt (ươm giống cây)
Cốc hoặc rọ nhựa để gieo hạt (ươm giống cây)
Cốc hoặc rọ nhựa để gieo hạt (ươm giống cây)
  • Giá thể trồng rau sạch thủy sinh: Giá thể cần có khả năng giữ ẩm và thoáng khí cho cây trồng. Đây là phần quan trọng giúp hạt giống nhanh nảy thầm, để có cây con trồng vào nơi thủy canh.
Giàn rau thủy canh trong thùng xốp
Giàn rau thủy canh trong thùng xốp

5.2. Bước 2: Tiến hành gieo trồng 

Tùy thuộc vào vật liệu trồng rau mà các hộ gia đình áp dụng các kỹ thuật trồng rau thủy sinh khác nhau. Dưới đây là cách trồng trong cốc nhựa nhựa cùng thùng xốp, vật liệu dễ xử lý cho phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà nhất.

  • Dùng nilon phủ kín bên trong đáy và thành thùng rồi dùng vật liệu cố định để tạo môi trường thủy canh cho cây.
  • Khoét các lỗ sao cho khớp với các cốc nhựa đã chuẩn bị. 
  • Ươm hạt giống trong môi trường nước ấm vài giờ đồng hồ.
  • Đổ giá thể đã chuẩn bị đầy ⅔ cốc rồi rải hạt giống lên trên.
  • Pha dung dịch thủy canh theo hướng dẫn của nhà cung cấp rồi đổ vào thùng xốp sao cho mực nước cách giàn rau ít nhất 2 cm.
  • Đặt các cốc hạt giống trên vào các lỗ nhỏ trên nắp thùng xốp. Như vậy là bạn đã hoàn thành giàn rau thủy canh cho gia đình rồi đấy.

Trên đây là tổng hợp thông tin về phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà. Dù công nghệ đã phát triển nhưng kỹ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi trên phần đông quần chúng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn bổ sung những kiến thức hữu ích và biết cách tạo vườn thủy sinh tươi mát cho gia đình mình.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Tư vấn khảo sát công trìnhTư vấn kỹ thuật trồng câyTư vấn sản phẩm

Có thế bạn quan tâm :

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận

Tên

Email

Trang web

Từ khóa » Trồng Cây Thủy Canh Bằng Thùng Xốp