Bật Mí Học Thiết Kế đồ Họa Bắt đầu Từ đâu? - Arena Multimedia

Học Thiết kế đồ họa/ Graphic Design bắt đầu từ đâu là câu hỏi của không ít bạn khi mới “chân ướt chân ráo” làm quen với ngành nghề này. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Với những thông tin bao gồm phương pháp rèn luyện phù hợp với mục tiêu, những công cụ hỗ trợ cần thiết và nguồn ý tưởng sáng tạo đa dạng chắc chắn hỗ trợ bạn định hướng chuẩn bị học tập tốt nhất.

1. Trước khi bắt đầu học Thiết kế đồ họa hãy xác định mục đích bạn học là gì?

Lý do bạn lựa chọn theo đuổi graphic design có thể đa dạng từ hỗ trợ kinh doanh online, mày mò công nghệ mới, đến mong muốn sáng tạo nghệ thuật đơn thuần,… Tuy nhiên, mục tiêu hướng đến thì có thể gói gọn trong 2 yếu tố chính, đó là:

  • Học để hỗ trợ công việc hiện tại;
  • Học để theo đuổi nghề Thiết kế đồ họa.

Lựa chọn mục tiêu nào sẽ quyết định phương pháp rèn luyện của bạn, thông tin chi tiết sẽ được cung cấp ở phần tiếp theo.

1.1. Mục đích học: Hỗ trợ công việc hiện tại

Nếu mong muốn của bạn chỉ đơn giản là học nhanh kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính để thực hiện những dự án thiết kế đồ họa đơn giản, không đòi hỏi sáng tạo nhiều thì bạn có thể lựa chọn tự học hoặc tham gia các lớp hướng dẫn ngắn hạn (3 đến 5 tháng). Đặc điểm chi tiết được tổng hợp theo bảng:

Tự họcHọc khoá học ngắn hạn
Ưu điểmLinh hoạt thời gian học tập phụ thuộc nhu cầu cá nhân;Tiết kiệm khoản lớn chi phí tài chính nếulộ trình học tập hợp lý.Cung cấp phần mềm miễn phí để thực hành;Giáo trình hướng dẫn rõ ràng hệ thống những thao tác nền tảng để rèn luyện.
Nhược điểmKiến thức quá nhiều, không biết bắt đầu từ đâu, học lan man những nội dung không cần thiết;Lộ trình không rõ ràng dễ lặp lại thao tác sai và bỏ qua những thao tác tiêu chuẩn;Không nhận được giải đáp, nhận xét và góp ý từ những chuyên gia để nâng cao sản phẩm thiết kế. Mất động lực học tập, căng thẳng và dễ từ bỏ.Thiếu sự cập nhật chương trình đào tạo, ví dụ như nhiều cơ sở ngày nay vẫn hướng dẫn phần mềm Adobe Photoshop CS5 trong trên thị trường đã có bản cải tiến AP CC 2015;Chất lượng giảng viên không đồng đều, ngay cả ở những trung tâm uy tín cũng chỉ có 1 – 2 giảng viên tận tâm, nếu như không may mắn thì khóa học sẽ chỉ là những kiến thức cơ bản không phát triển được.
Đối tượng phù hợpKhông yêu cầu thiết kế chuyên nghiệp;Khả năng tài chính không có;Tính kỷ luật cao do phải tự thúc đẩy bản thân;Thời gian học tập dài ngày (2 – 3 năm).Đã có nền tảng lý thuyết về mỹ thuật (có thể là học ở trường);Không có khả năng tự học và muốn tương tác với nhiều người;Tiết kiệm chi phí học tập;Tập trung thực hành phần mềm thiết kế.

Lưu ý: Kiến thức tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn chỉ là bản hướng dẫn cho một phần mềm Thiết kế đồ họa tại một phiên bản cố định. Vậy nên khi nhà phát hành ra mắt phiên bản mới hoặc phần mềm mới, nội dung đào tạo tại đây sẽ trở nên lỗi thời, khả năng áp dụng kiến thức giảm đi.

1.2. Mục đích học: Theo đuổi nghề Thiết kế đồ họa

Nếu bạn muốn học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, phát triển sự nghiệp bền vững, lâu dài thì bạn cần theo học các chương trình đào tạo bài bản và nhận bằng chứng nhận khả năng cá nhân. Để đạt được mục tiêu này, có hai môi trường đào tạo mà bạn có thể cân nhắc: Trường Đại học chuyên ngành Thiết kế và Arena Multimedia.

Trường Đại học chuyên ngành Thiết kếArena Multimedia – Khóa học đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa (kéo dài 15 tháng)
Ưu điểmNội dung đào tạo tập trung chuyên sâu lý thuyết Mỹ thuật, Nghệ thuật, Thiết kế;Học phí tương đối thấp nếu học tập hợp lý.Chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế với 75% thời lượng là thực hành và 25% là lý thuyết;Liên tục cập nhật xu hướng thiết kế cũng như phần mềm máy tính hiện đại nhất; 15 tháng đào tạo hợp lý, giảm thiểu kiến thức đại cương nhưng vẫn đảm bảo thời gian thành thục graphic design;Thời gian học tập linh hoạt (ban ngày và buổi tối);Hỗ trợ máy tính để thực hành cùng đa dạng chính sách khuyến học.
Nhược điểmThiếu cập nhật về công cụ thiết kế và nội dung thực hành;Yêu cầu cam kết học tập trong thời gian dài (từ 4 năm trở lên);Hạn chế về cơ sở vật chất, học viên mất thêm khoản tiền lớn để đầu tư công cụ cá nhân.Học phí Thiết kế đồ họa Arena cao hơn học tại trường đại học;Không hỗ trợ học chuyên sâu về nghiên cứu nhưng cấp bằng chuyển tiếp đại học quốc tế.
Đối tượng phù hợpHọc sinh THPT chuẩn bị thi đại học định hướng chuyên ngành Thiết kế vì cần điểm thi để xét tuyển; Có nhiều thời gian học tập (học giờ hành chính trong khoảng từ 4 năm trở lên) Định hướng học chuyên sâu nghiên cứu về graphic design.Khả năng tài chính tốt và ổn định;Đối tượng ở mọi lứa tuổi (người lớn tuổi, nhân viên đã làm, trẻ em,…) miễn là có đam mê với graphic design;Định hướng theo đuổi ngành nghề graphic design chính thức, lâu dài;Mong muốn học chuyển tiếp Đại học quốc tế với học phí tiết kiệm.

2. Bắt đầu với các kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa

Dù là lựa chọn phương thức nào thì khi học Thiết kế đồ họa từ điểm bắt đầu bạn cũng cần tìm hiểu về kiến thức cơ bản ngành Thiết kế đồ họa. Những nội dung mà bạn có thể chủ động tìm hiểu như:

  • Những khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ phổ biến sử dụng trong ngành graphic design;
  • Một số nguyên tắc thiết kế các sản phẩm cơ bản như bảng màu, phối màu, pha màu, hình khối, liên kết các hình khối,…;
  • Lịch sử ngành graphic design như phong cách thiết kế, xu hướng sáng tạo, những designer nổi tiếng trong ngành,… .

Bản chất của những sản phẩm Thiết kế đồ họa là được công khai trên nền tảng số, cho dù là sản phẩm in ấn vẫn có bản kỹ thuật số để mọi người dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Các nguồn thông tin chính thống có thể kể đến như:

  • Các đầu sách về Graphic design, thiết kế logo, thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế kiểu chữ;
  • Các trang web chứa portfolio của những designer hàng đầu trong thế giới sáng tạo;
  • Các diễn đàn chia sẻ, cộng đồng trên Facebook, kênh thông tin trên Youtube;…
  • Một số kiến thức cơ bản dùng trong Thiết kế đồ họa:

Xem thêm: Thiết kế đồ họa cơ bản – Những điều bạn nhất định PHẢI BIẾT

3. Làm quen với công cụ Thiết kế đồ họa

3 công cụ dưới đây được coi là “tấm vé thông hành” của các nhà thiết kế đồ họa từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều yêu cầu đầu ra khắt khe đối với những phần mềm này để đảm bảo graphic designer thể hiện được khả năng với doanh nghiệp. Cụ thể là:

1 – Adobe Photoshop là một trình biên tập đồ họa raster được phát triển và xuất bản bởi Tập đoàn Adobe dành cho hệ điều hành Windows và macOS. Là một phần mềm chỉnh chỉnh sửa ảnh nổi tiếng trên thị trường, các ứng dụng của Adobe Photoshop đa dạng từ việc chỉnh sửa đầy đủ tính năng của hàng loạt ảnh lớn đến việc tạo ra các bức tranh và bản vẽ kỹ thuật số phức tạp bắt chước những bức tranh được làm bằng tay.

  • Tự học theo giáo trình AP tiếng Anh: Giáo trình AP CC 2015 (Tiếng Anh)
  • Tự học theo giáo trình AP tiếng Việt: Giáo trình AP CS6 (Tiếng Việt)

2 – Adobe Illustrator là một chương trình thiết kế và biên tập đồ họa vector được phát triển và phân phối bởi Tập đoàn Adobe. Đây là ứng dụng thiết kế tiêu chuẩn của ngành cho phép người dùng mô phỏng hóa ý tưởng sáng tạo với hình dạng, màu sắc, hiệu ứng và kiểu chữ. Làm việc trên máy tính để bàn và thiết bị di động, đồng thời nhanh chóng tạo ra các thiết kế đẹp mắt có thể hiển thị mọi nơi – in ấn, web và ứng dụng, video và hoạt ảnh,… Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng Adobe Illustrator trong Thiết kế đồ họa tại đây.

3 – Adobe InDesign là một phần mềm thiết kế kiểu chữ và xuất bản trên máy tính để bàn do Tập đoàn Adobe sản xuất. Nó có thể được sử dụng để tạo ra các tác phẩm như áp phích, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, tạp chí, báo, bài thuyết trình, sách và sách điện tử.

Bạn có thể lựa chọn luyện tập cả 3 phần mềm hoặc tập trung thành thục 1 phần mềm chuyên dụng để thiết kế những sản phẩm điển hình. Nhưng quan trọng là nhà thiết kế đồ họa luôn luyện tập thực hành và cập nhật những phong cách, thao tác thiết kế mới để tối ưu công việc của mình.

4. Theo dõi những Nhà Thiết kế đồ họa nổi tiếng

Với một người học Thiết kế đồ họa từ điểm bắt đầu, tham khảo những designer nổi tiếng chính là một phương pháp hữu hiệu giúp cập nhật xu hướng thiết kế và nâng cao cảm nhận thẩm mỹ.

1 – Những “gã khổng lồ” trong thế giới thiết kế đương đại: Họ không chỉ thay đổi mà còn đặt dấu ấn mới trong cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ.

Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Mở đầu với bộ đôi quyền lực Sagmeister & Walsh. Stefan đã cẩn thận sắp xếp và tổng hợp lại những tác phẩm của nghệ sĩ trên khắp thế giới trên trang Instagram cá nhân. Trái ngược với đồng nghiệp Walsh, portfolio của Sagmeister đáng chú ý với phong cách tối giản và tập trung nhiều gam màu trung tính hơn trong thiết kế.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Nửa còn lại của Sagmeister & Walsh, Jessica được cho là một trong những cái tên được công nhận nhất hiện nay. Cô tự điều hành agency sáng tạo riêng mang tên & Walsh, làm việc với những nghệ sĩ hạng A như Jay-Z và Levi’s. Phong cách thiết kế của cô được truyền cảm hứng rất nhiều từ phong cách hoài cổ, sôi động của những năm 1950.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn là kiểu người thích đám chìm thật sâu vào những kiểu chữ khác nhau, thì các tác phẩm của nhà thiết kế kiểu chữ nổi tiếng Neil Secretario chính là thế giới dành cho bạn. Với một portfolio nổi bật với kiểu chữ tinh tế và trang nhã, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy một số cảm hứng về kiểu chữ khi theo dõi Instagram của anh ấy.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Nghệ sĩ Thiết kế đồ họa đầy màu sắc Mike Perry mang đến những tác phẩm bùng nổ về màu sắc kết hợp với hoạt ảnh ảo giác, để lại trong tâm trí người xem những ấn tượng khó phai. Bạn có thể nhận ra phong cách đồ họa của Perry từ hoạt ảnh thẻ tiêu đề của bộ phim hài sitcom nổi tiếng “Broad City”.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Nhà thiết kế kiểu chữ nổi tiếng Lauren Hom là tác giả của “Daily Dishonesty” và nhà sáng tạo kiểu chữ theo phong cách “kỳ quặc” và đầy màu sắc. Các tác phẩm kiểu chữ của cô đã xuất hiện trong nhiều chiến dịch của các thương hiệu đình đám như Tạp chí TIME, Google và Starbucks.

Trên đây là một số gương mặt Graphic Designer tiêu biểu, bạn có thể tìm hiểu thêm về những cái tên nổi bật khác trong bài viết về 12 nhà Thiết kế đồ họa nổi tiếng Thế giới và Việt Nam năm 2021

2 – Thiết lập network với những chuyên gia đầu ngành: Networking chính là mạng lưới mối quan hệ mà bất cứ nhà thiết kế đồ họa nào cũng cần phải sở hữu riêng, nó không chỉ mang lại cơ hội nghề nghiệp mới mà còn là nguồn phản biện tác phẩm uy tín. Vậy làm sao để có được networking hiệu quả? Tham khảo những sự kiện chuyên ngành sáng tạo do Arena Multimedia tổ chức ngay.

Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành một Vlogger chuyên nghiệp nhưng còn nhiều băn khoăn chưa biết cần bắt đầu từ đâu thì sự kiện: “Become a Vlogger” do Arena Multimedia tổ chức vào ngày 27.04 này sẽ là điểm hẹn đáng mong chờ dành cho bạn đấy.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Tháng 3 vừa rồi, Arena Multimedia đã tổ chức “Multimedia Talk: Thiết kế và Quảng cáo” để vén màn bí mật đằng sau những mẫu quảng cáo thành công trên nền tảng mạng xã hội với sự chia sẻ của Art Director Phan Ngọc Chính.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Với sự dẫn dắt bởi những chuyên gia có tiếng nói trong ngành cùng sự tham gia của hàng trăm bạn trẻ đang làm việc ở lĩnh vực sáng tạo tại Việt Nam, “Roundtable: Unlock Creativity 2021” (6/3/2021) đã kết nối cộng đồng bằng các câu chuyện truyền cảm hứng, khơi nguồn sáng tạo và những thông điệp mang tính sẻ chia.

3 – Những cuốn sách nổi tiếng mà ai mới bắt đầu tìm hiểu về Thiết kế đồ họa cũng phải đọc:

Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
The Graphic Design Idea Book (Nhà xuất bản: Laurence King Publishing | Tác giả: Steven Heller và Gail Anderson | Ngày xuất bản: 2016) tổng hợp những kiệt tác thiết kế từ 50 bậc thầy trong ngành sáng tạo. Cuốn sách sẽ cung cấp kiến thức mới về màu sắc, tường thuật, ảo ảnh, hài hước, sự đơn giản, đồ trang trí và hơn thế nữa.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Grid Systems in Graphic Design (Nhà xuất bản: Verlag Niggli | Tác giả: Josef Mülller-Brockmann | Ngày xuất bản: 1999) là một cuốn sổ tay hướng dẫn về giao tiếp trực quan dành cho các nhà Thiết kế đồ họa, nhà thiết kế kiểu chữ và nhà thiết kế 3D.
Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Branding: In Five and a Half Steps (Nhà xuất bản: Thames và Hudson | Tác giả: Michael Johnson | Ngày xuất bản: 2016) là cuốn hướng dẫn trực quan 5 bước rưỡi để tạo nên bản sắc thương hiệu thành công.

Ngoài ra khi mới bắt đầu bước chân vào ngành Thiết kế đồ họa bạn còn cần chuẩn bị rất nhiều “hành trang”, hãy cùng tìm hiểu xem “hành trang” đó là gì trong bài viết Học thiết kế đồ họa cần những gì? Bật mí cho người mới bắt đầu.

Như vậy có thể thấy, chọn địa chỉ học Thiết kế đồ họa uy tín là tiền đề giúp người mới bắt đầu xây dựng căn bản vững chắc về ngành. Và Arena Multimedia là môi trường cung cấp tới các bạn những điều như vậy. “Ốc đảo sáng tạo” Arena Multimedia đã nuôi dưỡng lên rất nhiều graphic design nổi tiếng như: Trần Đức Viễn – Đạo diễn phim tại kênh FAPtv, Đinh Hoàng Hiệp (Cao Phi) – Giám đốc Sáng tạo, Đoàn Quang Hưng – Web & Graphic Design,…

Bật mí học Thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu?
Học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu? Có rất nhiều hướng đi cho bạn, tuy nhiên xác định rõ mục tiêu và trang bị cho mình những kiến thức căn bản là điều mà bất kỳ nhà sáng tạo tương lai nào cũng cần thực hiện. Nếu bạn quan tâm đến ngành Thiết kế đồ họa nhưng không biết bắt đầu từ đâu, thì Arena MultiArena Multimedia chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất cho bạn! Thảo thêm khóa học Thiết kế đồ họa Arena Multimedia tại đây.

Từ khóa » Học Thiết Kế Thời Trang Nên Bắt đầu Từ đâu