Bật Mí Kinh Nghiệm đi Khám Chữa Bệnh Tại Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm
>> 10 lưu ý cần thiết khi sang sinh sống tại Nhật Bản
>> Làm thế nào để thích nghi với mùa hè ở Nhật Bản
I. Chuẩn bị gì khi đi khám bệnh và chữa bệnh
Có một vài thói quen cần thiết khi đi khám chữa bệnh tại Nhật:
– Ghi nhớ số điện thoại cấp cứu 119. – Nên hẹn trước ngày giờ khám. Nếu không hẹn trước mà đi trực tiếp đến phòng khám thường phải chờ một vài tiếng đồng hồ, khi đến phòng khám bạn phải rút vé chờ và chờ tại phòng khám. (các phòng khám thường có truyện tranh và báo cho những người ngồi chờ). – Giấy tờ cần mang theo: về cơ bản thì chỉ cần bảo hiểm y tế. Nhưng vẫn nên mang theo một số giấy tờ xác minh nhân thân phòng khi cần thiết. Không nên quên bảo hiểm y tế vì chi phí khám bênh sẽ rất cao nếu bạn quên bảo hiểm. Ngoài ra bảo hiểm y tế cũng giúp giảm giá khi mua thuốc tại nhà thuốc. – Chuẩn bị một số từ vựng về bệnh tật để tiện việc trao đổi với bác sĩ. – Chuẩn bị tiền mặt. Tiền khám chữa sẽ tùy theo bệnh nhưng bạn nên mang hơn 1 man để đề phòng. – Nên có bạn bè hoặc người thân đi cùng trong trường hợp bênh nặng.
II. Quy trình khám bệnh ở Nhật 1. Khoa khám bệnh (診察科)
Trong trường hợp nếu không biết nên khám khoa nào bạn sẽ mô tả các triệu chứng, sau đó nhân viên sẽ hướng dẫn khoa khám bệnh cho bạn.
Dưới đây là những triệu chứng và khoa khám bệnh cơ bản:
Vị trí (部位) | Triệu chứng (症状) | Khoa khám bệnh (診療科) |
Đầu (頭) | Đau đầu (頭痛) Chóng mặt (めまい) Tê bì (しびれ) | Khoa nội (内科) Khoa thần kinh (脳神経外科) |
Ngực (胸) | Đau ngực (胸の痛み) Tim đập nhanh (動悸) Khó thở (息苦しさ) Huyết áp cao (高血圧) | Khoa nội (内科) Khoa nội tuần hoàn (循環器科) Khoa nội hô hấp (呼吸器内科) |
Bụng (腹など) | Đau bụng (腹痛) Đau dạ dày (胃痛) Buồn nôn (吐き気) Nôn mửa (嘔吐) | Khoa nội (内科) Khoa tiêu hóa (胃腸科) Khoa sản (産婦人科) |
Đau khi đi tiểu tiện (尿が出るとき痛い) Tiểu ra máu (血が混じる) | Khoa tiết niệu (泌尿器科) | |
Đau hậu môn (肛門が痛い) Ra máu (出血がある) | Khoa ngoại (外科) Khoa hậu môn (肛門科) | |
Mắt (目) | Đau mắt (目が痛い) Nhìn không rõ (見えにくい) | Khoa mắt (眼科) |
Tai (耳, mũi (鼻), miệng (口) | Ho (咳) Đau tai (耳の痛み) Sổ mũi (鼻水) Hoa mắt (くらくら) | Khoa nội (内科) Khoa tai mũi họng (耳鼻咽喉科) |
Răng (歯) | Đau răng (歯が痛み) Nhiệt miệng (口の炎症) | Khoa răng (歯科) Khoa ngoại khoang miệng (口腔外科) |
Tay, chân (手・足など) | Gãy xương (骨折) Viêm khớp (関節炎) Đau lưng (腰痛) | Khoa chấn thương chỉnh hỉnh (整形外科) |
Toàn thân (全身) | Bị thương (ケガ) Vết cắt (切り傷) Bỏng (やけど) Ngứa (かゆみ) | Khoa ngoại (外科) Khoa ngoại chỉnh hình (形成外科) Khoa da liễu (皮膚科) |
Hay quên (物忘れ) Run rẩy (ふるえ) Co giật (けいれん) | Khoa thần kinh nội (神経内科) | |
Mang thai (妊娠) Sinh sản (出産) Vô sinh (不妊) Xuất huyết bất thường (不正出血) | Khoa sản (産婦人科) | |
Trẻ em bị bệnh (子供の病気) | Khoa nhi (小児科) | |
Trầm cảm (ゆううつ) Bất an (不安) | Khoa thần kinh (精神科) |
2. Khi chờ vào khám (診察を待つ間)
Điều thông tin vào phiếu câu hỏi được phát
Trong trường hợp là lần đầu tiên bạn đi khám ở bệnh viện đó thì bạn sẽ được yêu cầu vào “phiếu chuẩn đoán y tế- 問診票”.
Trong phiếu sẽ có các câu hỏi về các triệu chứng, thời điểm bắt đầu các triệu chứng, hiện đang uống thuốc gì hay không? v.v.
– どうしましたか?Bạn bị làm sao?
– どのような症状があって? Triệu chứng là gì?
– それはいつからですか?Triệu chứng bắt đầu từ khi nào?
– 今までかかった病気はないか?Tính đến thời điểm hiện tại đã mắc bệnh gì chưa?
– 現在飲んでいる薬はないか?Hiện tại có đang uống thuốc gì không?
– 薬によってアレルギーの症状がでたことはないか?Có bị dị ứng với thành phần của thuốc không?
Trường hợp nếu lúc bạn đi khám bị sốt hoặc có triệu chứng sốt, người phụ trách sẽ mang nhiệt kế đến để đo thân nhiệt của bạn.
Nếu như bạn không hiểu tiếng Nhật trong mẫu đó, hãy nói là bạn không hiểu, người phụ trách sẽ đến giúp bạn điền phiếu. Hiện tại cũng có nhiều bệnh viện và phòng khám có bảng Phiếu khám bệnh bằng tiếng Việt. Lúc đó bạn hãy xác nhận với người phụ trách nhé.
Sau khi điền xong “Phiếu chuẩn đoán”, hãy đưa lại cho người phụ trách và ngồi chờ đến lượt khám.
3. Vào khám bệnh (診察)
Khi vào khám hãy trình bày các triệu chứng để bác sĩ biết. Nếu như các triệu chứng xuất hiện ở nhiều nơi thì bạn cũng nên nói với bác sĩ.
Cách mô tả các triệu chứng cơ bản:
身体がだるいです: Cơ thể mệt mỏi
気分が悪いです: Cảm thấy khó chịu
体重が急に減ります・増えました: Tăng, giảm cân đột ngột
水虫・いぼ・魚の目で悩んでいる: Khó chịu vì bệnh nấm da, mụn cóc, chai sần
発疹が出ました: Phát ban
喉が痛い: Đau họng
痰が出ます: Có đờm
飲み込みときに痛いです: Đau khi nuốt
咳をするとき、血が出ます: Ho ra máu
息をすると音がします: Thở ra tiếng (khò khè)
月経がありません: Không có kinh nguyệt
月経痛がひどいです: Đau bụng kinh
熱が下がりません: Không hạ sốt
食欲がありません: Chán ăn
間違って。。。を食べ/ 飲みました: Ăn / Uống nhầm thứ gì đó
Các bạn có thể tham khảo bài viết: Ngồi mà khóc nếu không biết 21 từ vựng tiếng Nhật khi bị ốm 4. Hiệu thuốc (薬局)
Hiệu thuốc được chia thành hai loại là “Hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm” và “Hiệu thuốc thông thường”.
Hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm (保険調剤薬局)
Đây là nơi đến mua thuốc khi có đơn thuốc nhận từ bác sĩ. Tùy vào từng bệnh viện mà có nơi kê đơn và phát thuốc trong bệnh viện, có nơi thì bệnh nhân sẽ mang đơn ra ngoài hiệu thuốc ngoài bệnh viện để mua.
Trong trường hợp mua thuốc ngoài bệnh viện, bệnh nhân sẽ mua thuốc ở “Hiệu thuốc có kê đơn bảo hiểm” này.
Ở các “Hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm” cũng có bán nhiều “thuốc generic – là những thuốc tương đương trị liệu với thuốc gốc được lưu hành khi thuốc gốc hết hạn bản quyền”. “Thuốc generic” được Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công nhận vì không tốn chi phí nghiên cứu và phát triển nên được bán với giá rẻ.
Khi đến các “Hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm”, ngoài mang theo đơn thuốc thì bạn phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế. Dù không mang theo thẻ bảo hiểm y tế thì bạn vẫn mua thuốc được, nhưng chi phí sẽ rất cao.
Khi đưa thuốc cho bạn, dược sĩ sẽ hướng dẫn cách uống thuốc và chú ý khi sử dụng thuốc, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc… Nếu chưa rõ vấn đề gì các bạn nên hỏi lại thật kĩ.
Sổ tay thuốc (お薬手帳)
Sổ tay thuốc ở Nhật
Ở những “Hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm” khi nhận thuốc sẽ được cấp “Sổ tay thuốc – là sổ tay ghi chép lại tên và liều lượng thuốc mà bạn đang uống”. Trong đó có ghi cả tác dụng phụ của thuốc, dị ứng với loại thuốc nào và đến nay bạn đã bị những bệnh gì v.v
Nếu như bạn đã có “Sổ tay thuốc” thì hãy mang theo khi đi khám bệnh và mua thuốc. Có thể dùng chung một quyển cho tất cả các hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm trên toàn quốc.
Đơn thuốc có thời hạn hiệu lực
Đơn thuốc có thời hạn hiệu lực được quy định theo pháp luật. Thời hạn có thể nhận thuốc ở hiệu thuốc kê đơn có bảo hiểm là 4 ngày tính cả ngày nhận đơn thuốc tại bệnh viện. Nếu quá 4 ngày mà vẫn chưa thấy sức khỏe tốt lên, bạn phải đến bệnh viện khám lại lần nữa và nhận thuốc. >>> Xem ngay: 10 loại thuốc giúp TSS vượt qua những ngày trái gió trở trời ở Nhật
② Các hiệu thuốc thông thường, drug store (一般市販薬局、ドラッグストア)
Thuốc bán tại các hiệu thuốc thông thường được cho là tương đối an toàn nếu tuân thủ liều lượng sử dụng. Mọi người đều có thể mua mà không cần đơn thuốc. Có rất nhiều loại thuốc được bày bán tại đây như thuốc cảm cúm, thuốc đau đầu, thuốc dạ dày, thuốc nhỏ mắt và thuốc trị ngứa, cao dán v.v…
Trước đây có rất nhiều cửa hàng thuốc nhỏ chỉ bán thuốc, tuy nhiên hiện nay ngoài thuốc thì còn có rất nhiều các mặt hàng khác như mỹ phẩm và đồ trang điểm, đồ ăn uống, bánh kẹo, sản phẩm sinh hoạt hàng ngày v.v được bày bán, cửa hàng này gọi là “drug store”.
Những drug store nổi tiếng như Matsumoto Kiyoshi, Kokumin, Sun Drug, Sugi Drugstore, Kusuri no Fukutaro. Có nhiều cửa hàng lớn thì có đặt luôn cả quầy thuốc có bảo hiểm.
5. Thanh toán (会計)
Sau khi khám bệnh xong hãy quay lại phòng chờ và chờ đến khi được gọi tên. Có nhiều bệnh viện lớn sẽ áp dụng thanh toán bằng máy. Bạn chờ đến số rồi xếp hàng vào thanh toán.
※ Trong trường hợp bạn không hiểu rõ tiếng Nhật, bạn có thể nhờ bạn bè, người quen đi cùng.
Tại những bệnh viện tư nhân nhỏ, bạn có thể nhận thuốc luôn ở bệnh viện. Tại đây, hầu hết nơi làm thủ tục lễ tân, thanh toán và nhận thuốc đều trong cùng một quầy.
III. Trải nghiệm tại các phòng khám, bệnh viện Các cơ sở y tế ở Nhật rất sạch sẽ và yên tĩnh, không có mùi rác thải y tế như bệnh viện ở Việt Nam. Y tá ở Nhật rất nhiệt tình, thân thiện và lịch sự; bạn của tác giả khi phẫu thuật chân được trợ giúp tận tình ngay cả khi đi vệ sinh. Ấn tượng nhất với tác giả là khi đi tái khám, tác giả được nhân viên thu ngân tại phòng khám cúi người xin lỗi và đưa lại một phong bì tiền đền bù do tính nhầm chi phí trong lần khám trước. Số tiền không lớn nhưng hành nó thể hiện được sự tự trọng và chuyên nghiệp của người Nhật.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.Từ khóa » đi Khám Mụn ở Nhật Bản
-
Bệnh Viện Và Phòng Khám Da Liễu Tại Nhật Bản (Khu Vực Kanto)
-
Kinh Nghiệm đi Khám Da Liễu ở Nhật Bản
-
Tất Tật Các Vấn đề điều Trị Mụn ở Nhật Bản | WeXpats Guide
-
ĐIỀU TRỊ MỤN CHUẨN NHẬT BẢN - ROHTO AOHAL CLINIC
-
Các Loại Thuốc Trị Mụn được Kê đơn ở Bệnh Viện Nhật
-
Sakura Clinic - 高田馬場さくらクリニック
-
Các Cơ Sở Y Tế Có Hỗ Trợ Tiếng Việt (Khu Vực Tokyo) 2021 - Kokoro VJ
-
8 Bệnh Viện, Phòng Khám Trị Mụn Tốt Và Uy Tín ở TP.HCM
-
Một Số Từ Vựng Và Cách Diễn đạt Bệnh Trạng Khi đi Khám Bệnh ở Nhật
-
TỔNG HỢP CÁC TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT VỀ DA LIỄU - KVBro
-
Khám Mụn Chuẩn Y Khoa - O2 SKIN
-
TOP 10 Cách Trị Mụn Thâm Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Mà Bạn Không ...