Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Tắc Kè Thương Phẩm Từ Các Chuyên Gia
Tắc kè thường được biết đến như một loại dược liệu quý mà ông cha ta đã sử dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, tắc kè hoang dã ngày càng càng kiệt. Do đó, việc nuôi tắc kè đang trở nên phổ biến và đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi tắc kè đối với hộ gia đình đem lại nhiều năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.
1. Khái quát về tắc kè
Tắc kè có tên khoa học là Gekko gecko là một loài tắc kè sống trên cây, hoạt động vào lúc bình minh và hoàng hôn trong Chi tắc kè, có nguồn gốc từ Châu Á và ở một số quần đảo ven Thái Bình Dương.
Thân tắc kè dài từ 15-17cm, và đuôi dài 10-15cm. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng, mặt dưới ngón có các đường gân để con vật dễ leo trèo. Toàn thân từ đầu đến đuôi có những vảy nhỏ hình hạt lồi với nhiều màu sắc khác nhau.
1.1. Đặc điểm sinh học
Điều đặc biệt ở đặc tính của tắc kè khiến nó trở lên khác biệt so với những loài động vật khác chính là màu sắc của tắc kè thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để giúp nó có thể ngụy trang và chạy trốn khỏi kẻ thù. Nếu túm đuôi tắc kè thì lập tức đuôi sẽ đứt lìa khỏi cơ thể giúp cho tắc kè chạy thoát, và sẽ tái sinh đuôi khác. Tuy tắc kè là một loài bò sát nhưng lại không có nọc độc.
1.2. Tập tính, sinh trưởng
Tắc kè sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm thấp, ít ánh nắng. Chính vì thế tại các vùng nông thôn của Việt Nam, rất nhiều hộ gia đình đã nuôi tắc kè trong các hốc cây, cột nhà hay sống dưới các lớp mái ngói. Ngoài ra, một tập tính khác của tắc kè là chủ yếu săn mồi về ban đêm.
Thức ăn chính của tắc kè là các sâu bọ, các loại bò sát như gián, muỗi, ruồi, nhện và các loài bọ cánh cứng khác. Tắc kè là loài động vật ngủ đông trong nhiệt độ dưới 20ºC. Còn mùa sinh sản của tắc kè vào thời tiết ấm áp của mùa xuân, nó sẽ kêu những tiếng gọi bạn tình.
Khi tắc kè trong độ từ 6 đến 7 tháng tuổi sẽ đạt trọng lượng tối đa khoảng 80g trở lên. Khi đó tắc kè bắt đầu đẻ trứng theo tháng và trong thời gian nhiều năm. Mỗi tháng đẻ 1 lần từ 2-5 trứng. Trứng của tắc kè bám vào vách tường hoặc thân cây sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng thì nở thành con.
Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi số lượng tắc kè quá nhiều, hoặc áp dụng không đúng kỹ thuật nuôi tắc kè.
1.3. Các công dụng của tắc kè
Theo y học cổ truyền, bài thuốc chiết xuất từ tắc kè có tác dụng làm giảm mệt mỏi, chữa các loại bệnh lý về ho như ho ra máu, hen suyễn, đái rắt, đái són, đau xương… tráng dương bổ thận… vô cùng hiệu quả hiệu quả.
Tắc kè một loại thuốc quý chữa bệnh khi chế biến bằng cách ngâm rượu thuốc, hoặc sấy khô và xay thành bột để uống.
Ngoài ra, nhiều quán ăn, nhà hàng còn chế biến tắc kè tươi thành những món ăn bổ dưỡng với thực đơn vô cùng phong phú, đặc biệt được các quý ông ưa chuộng.
2. Các mô hình nuôi tắc kè làm giàu phổ biến hiện nay
2.1. Nuôi tắc kè hoa làm cảnh
Có nhiều loại tắc kè tùy theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, với mục đích nuôi làm cảnh thì cần chọn lựa giống tắc kè hoa.
Đối với cách nuôi tắc kè hoa cảnh, nên lựa chọn chuồng cao và chuẩn bị hệ thực vật trong chuồng nuôi dưỡng như các cành cây… để tắc kè hoa cảnh có thể leo trèo. Tắc kè hoa nuôi làm cảnh có thể được coi như nuôi động vật, một loại thú cưng trong ngôi nhà của bạn.
Những chú tắc kè hoa sẽ làm đa dạng và phong phú hơn hệ sinh thái trong môi trường sống của bạn. Một lưu ý nhỏ khi nuôi tắc kè làm cảnh đó chính là nên sử dụng chuồng nuôi nhỏ, và nuôi những con giống cái chung, giống đực chung để ngăn chặn đặc tính thích tranh đấu của tắc kè.
2.2. Nuôi lấy thịt
Đối với những loài tắc kè nuôi lấy thịt thì cần chú trọng đến năng suất và sản lượng của tắc kè để nâng cao hiệu quả kinh tế. Nuôi tắc kè lấy thịt theo mô hình nuôi số lượng lớn, nên cần làm chuồng nuôi theo khuynh hướng trang trại để mở rộng quy mô cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao.
Do đó với việc nuôi tắc kè lấy thịt, bà con nông dân cần nắm vững các kỹ thuật nuôi tắc kè để đem lại thành công nhất định.
3. Kỹ thuật nuôi tắc kè
3.1. Làm chuồng nuôi tắc kè
Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, sống theo hang, ổ của tắc kè cũng như tập tính cố định, nên bà con có thể nuôi tắc kè bằng chuồng nuôi chuyên dụng theo cách làm sau đây:
- Nguyên liệu: gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới, ống tre, thân cây, vải tối màu.
- Kích thước chuồng theo số liệu như sau: chiều cao từ 2m-2,2m; Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m, chiều dài tùy theo diện tích trang trại cũng như số lượng tắc kè.
- Cửa làm cao để người nuôi thuận tiện ra vào, chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại.
- Bên trong chuồng nuôi đặt thân cây, thân gỗ để tắc kè có thể sinh sản và đẻ trứng.
3.2. Nuôi tắc kè cho ăn gì?
Món ăn khoái khẩu của tắc kè là chuồn chuồn, châu chấu, dế. Ngoài ra người nuôi có thể cung cấp các loại cá biển, tôm nõn khô làm thức ăn hàng ngày cho tắc kè để chúng có thể phát triển và sinh trưởng tốt nhất.
3.3. Nước uống của tắc kè
Với đặc tính tự nhiên và ưa sống trong môi trường hoang dã, thì nên cho tắc kè uống nguồn nước thiên nhiên, máng nước phải được đặt ở trên cao, đồng thời cũng đảm bảo vệ sinh để tránh gặp phải các mầm bệnh gây hại đến chất lượng của tắc kè.
4. Phân biệt tắc kè đực, cái
Cách nhanh nhất để phân biệt đực, cái cho tắc kè chính là lật ngửa bụng lên, xem một vài dấu hiệu từ bụng tắc kè như:
- tắc kè đực có đuôi phồng to, lỗ huyệt có gờ cao. Còn con cái gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép.
- Tắc kè đực có chấm dưới huyệt to như hạt gạo, lồi lên và có màu đen. Còn tắc kè cái có chấm dưới huyệt mờ hơn và lép.
5. Hướng dẫn nuôi tắc kè
5.1. Thời gian cho tắc kè ăn
Cho tắc kè ăn theo bữa để tiện chăm sóc, mỗi ngày cho ăn 2 bữa. Tắc kè có tập tính săn đêm, nên bà con cho tắc kè ăn vào buổi tối và sáng sớm. Mỗi bữa ăn, bà con chỉ nên cho tắc kè ăn trong khoảng 20 phút, sau đó cho phần thức ăn thừa còn lại ra ngoài.
5.2. Cách cho tắc kè ăn
Thông thường, tùy vào giai đoạn sinh trưởng, bà con điều chỉnh và cho tắc kè ăn khoảng 2 – 10 con côn trùng mỗi ngày. Ngoài ra, còn tùy vào loại côn trùng và kích thước côn trùng mà con điều chỉnh số lượng sao cho phù hợp.
Tắc kè thương phẩm trong giai đoạn phát triển có thể ăn tới 20 con côn trùng cùng 1 lúc. Khi chọn thức ăn cho tắc kè, bà con nên lựa chọn những loại có kích thước phù hợp, hoặc cắt nhỏ côn trùng để tắc kè dễ tiêu hóa và không bị tắc nghẽn.
Trong quá trình nuôi tắc kè, để đề phòng mầm bệnh từ thức ăn của tắc kè, người nuôi không nên cho tắc kè ăn một số loài như sâu, nhện, bọ xít, gián…
5.3. Kỹ thuật chăn nuôi tắc kè sinh sản
Tắc kè sẽ bắt đầu sinh sản vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Mỗi lứa, tắc kè có thể đẻ khoảng 6 – 8 trứng, và chúng thường đẻ liên tục trong nhiều năm.
Để tỷ lệ sinh sản thành công và tắc kè con chất lượng, bà con cần chú ý ghép các con đực và con cái, ghép đôi theo tỷ lệ 1 đực và 4 cái chung một chuồng để chúng.
6. Phòng bệnh cho tắc kè
Có thể chế biến nước tỏi bằng chế phẩm EM VBio cho tắc kè uống để hạn chế bệnh. EM tỏi được xem nhưng một loại kháng sinh không chỉ tốt cho tắc kè mà còn có thể sử dụng là cho hầu hết các loại vật nuôi khác.
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng nấm, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi. Kết hợp với chế phẩm EM có chứa nhiều vi sinh vật có lợi, giúp tiêu diệt vi sinh vật hại cho hệ tiêu hóa của vật nuôi.
Cách làm chế phẩm EM tỏi:
- Trộn đều 0,5lít EM VBio + 1kg rỉ mật đường + 0,5 lít dấm tươi, 2-3kg tỏi xay nhuyễn với 5 lít nước sạch.
- Ủ chế phẩm EM tỏi trong thùng hoặc can nhựa đậy nắp kín.
- Hằng ngày mở nắp khuấy đều cho thoát hết khí ra ngoài.
- Sau 4 ngày ủ là có thể sử dụng được, có thể cho tắc kè uống hoặc trộn với thức ăn.
Địa chỉ bán chế phẩm EM: Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng là một trong những đơn vị sản xuất chế phẩm EM chất lượng cao. Chế phẩm EM gốc VBio được sản xuất bởi đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học chuyên môn cao của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Sinh học. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng nước và dạng bột, bà con có thể dễ dàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Chế phẩm sinh học EM VBio còn được phân phối độc quyền trên toàn quốc bởi công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú, và công ty Cổ phần SUMO Nhật Việt.
6. Thu hoạch tắc kè
Tắc kè sau khi thu hoạch tùy vào mục đích sử dụng có thể chế biến theo nhiều dạng khác nhau. Nếu muốn dùng tươi thì chặt bỏ đầu và bốn bàn chân, khứa dọc sống lưng, lột da, mổ bụng bỏ ruột, chặt thành từng miếng đem ướp gia vị rồi đem nấu cháo. Hoặc sau khi làm thịt tắc kè xong, rửa sạch để ráo nước, tẩm nước gừng rồi sấy khô, tán thành bột làm vị thuốc. Ngoài ra sau khi chế biến tắc kè có thể ngâm rượu làm thuốc rất bổ.
Với những kỹ thuật nuôi tắc kè trên, hi vọng các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong quá trình nuôi loại vật nuôi này, áp dụng vào trong mô hình chăn nuôi hộ gia đình để đem lại hiệu quả kinh tế cao từ chính nguồn nuôi tắc kè.
Từ khóa » Tắc Kè Gai
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Nuôi Tắc Kè Gai đen
-
8 Điều Bạn Cần Phải Xem Trước Khi Nuôi Tắc Kè Gai Đen ... - YouTube
-
Nuôi Tắc Kè Như Thế Nào? Mô Hình & Cách Nuôi Tắc Kè Gai đen Hiệu ...
-
HỘI CHĂN NUÔI TẮC KÈ GAI ĐEN MIỀN BẮC - Facebook
-
Tắc Kê Gai 6 Khía - HƯNG THỊNH
-
8 điểm Cần Lưu ý Khi Nuôi Tắc Kè Gai đen
-
Tắc Kè Mọc 2 đuôi Cực Hiếm Xuất Hiện ở Bắc Giang - VTC News
-
Kỹ Thuật Nuôi Tắc Kè - Trại Giống Thu Hà
-
“Vua” Tắc Kè Tuổi 20 - Hội Nông Dân Việt Nam
-
BÀN GAI CHỐNG CÚ VÀ TẮC KÈ NIKODO - BẢO VỆ NHÀ YẾN TỐI ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Tắc Kè
-
Tắc Kè Giống: Giá Mua Và Nơi Bán Uy Tín