Bật Mí Mẹo Chữa đau Nhức Cổ Khi Ngủ Dậy - Hapacol

Bị đau nhức cổ thường mang đến cảm giác căng cứng, kèm theo đau nhức. Tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như tư thế ngủ sai cách hoặc mắc các bệnh lý về cột sống. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả cơn đau nhức cổ? Hãy cùng Hapacol tham khảo ngay bài viết dưới đây.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Vì sao ngủ dậy bị đau nhức cổ? 
    • 1.1 Sai tư thế ngủ 
    • 1.2 Dùng gối kê đầu không phù hợp 
    • 1.3 Chuyển động đột ngột khi ngủ
    • 1.4 Do chấn thương 
    • 1.5 Các bệnh xương khớp
  • 2. Cách chữa đau nhức cổ khi ngủ dậy 
    • 2.1 Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa
    • 2.2 Liệu pháp chườm
    • 2.3 Massage cơ cổ
    • 2.4 Thực hiện phương pháp bấm huyệt 
  • 3. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ khi bị đau nhức cổ?

1. Vì sao ngủ dậy bị đau nhức cổ? 

Ngủ dậy bị đau nhức cổ thường mang đến cảm giác căng cứng, kèm theo đau nhức khi thực hiện động tác đơn giản như xoay cổ, quay đầu. Tình trạng này có thể là hệ quả từ những nguyên nhân như:

1.1 Sai tư thế ngủ 

Thói quen nằm sấp khi ngủ có thể khiến cổ bị vẹo sang một bên trong nhiều giờ liền, dẫn đến tình trạng căng cơ, đau và cứng cổ khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Thay vào đó, bạn nên ngủ với tư thế ngủ lành mạnh, khoa học hơn: nằm ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa. 

Nếu bạn ngủ với tư thế nằm nghiêng, hãy thử kê một chiếc gối nhỏ giữa hai chân. Vì điều này có thể giúp duy trì vị trí cổ thẳng hàng với cột sống của bạn, từ đó giảm cơn đau nhức cổ vào buổi sáng.

Thói quen nằm sấp khi ngủ cũng là nguyên nhân gây đau nhức cổ

Thói quen nằm sấp khi ngủ có thể tăng áp lực lên cổ, hình thành cơn đau cổ khi thức giấc

1.2 Dùng gối kê đầu không phù hợp 

Sử dụng gối kê đầu không phù hợp cũng là căn nguyên gây ra tình trạng đau cơ cổ. Chức năng của gối kê là giữ cho đầu của bạn ở vị trí trung lập, tạo tư thế ngủ thoải mái, giảm thiểu cơn đau ở vùng gáy cổ khi thức dậy vào sáng sớm. Vì vậy, nếu chọn gối kê quá cao, cổ của bạn sẽ bị đẩy về phía trước, gây khó khăn khi thực hiện động tác xoay vặn. 

Tốt nhất là bạn nên sử dụng gối kê mềm mại, ví dụ như cao su có độ đàn hồi tốt hoặc các loại gối hơi để nâng đỡ đầu và cổ của bạn đúng cách, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ đau nhức cổ cũng như cải thiện tốt chất lượng giấc ngủ. 

1.3 Chuyển động đột ngột khi ngủ

Các cử động đột ngột, chẳng hạn như ngồi bật dậy hoặc vung tay chân khi mơ ngủ thường gây ra các phản ứng co thắt, đau nhức cổ vai gáy. Ngoài ra, các tư thế lăn, trở người hoặc cố gắng ngủ cũng gây căng thẳng và áp lực lên cổ. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm bong gân, tạo cảm giác đau mỏi, khó chịu khi thức giấc.

1.4 Do chấn thương 

Một số chấn thương khi chơi thể thao thường không mang đến cơn đau ngay lập tức. Thay vào đó, bạn sẽ cảm nhận tình trạng mỏi cổ sau một vài ngày. Đặc biệt, các biểu hiện đau nhói thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy. 

1.5 Các bệnh xương khớp

– Đau cơ xơ hóa

Là tình trạng đau mạn tính sâu trong cơ, dây chằng, gân và bộ phận mềm của cơ thể. Các điểm đau khi ấn sâu thường tập trung ở vùng cổ, vai, gáy hoặc lưng. Đồng thời, cơn đau có thể gia tăng vào buổi sáng và buổi tối.  

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Do vận động thể chất vượt quá giới hạn, tư thế nằm ngồi sai cách hay chịu áp lực lớn trong thời gian dài nên các đĩa đệm trên khu vực cột sống cổ rất dễ bị tổn thương và thoát vị, gây ra tình trạng đau mỏi gáy, đau nhức bả vai trái hoặc phải, hoặc đau vai trái hoặc phải, dẫn đến khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ.

– Thoái hóa cột sống cổ

Là hiện tượng hư khớp trên các diện đốt sống, đĩa đệm đốt cho đến các bao hoạt dịch, dây chằng. Về lâu dài, quá trình này gây ra chứng thoái hóa đốt sống, gây đau nhức bả vai trái hoặc phải, hoặc đau nhức 1 bên vai trái hoặc phải, và làm tăng cảm giác đau mỏi, đặc biệt là khi cử động vùng cổ.

Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân gia tăng các cơn đau nhức cổ

Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân gia tăng các cơn đau nhức cổ, đặc biệt là khi thực hiện động tác xoay cổ

2. Cách chữa đau nhức cổ khi ngủ dậy 

2.1 Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa

Nếu cơn đau nhức cổ kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động vùng cổ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa như Hapacol 650. Nhờ chứa thành phần chính là Paracetamol và tá dược vừa đủ 1 viên, Hapacol 650 có tác dụng giảm đau, kháng viêm trong trường hợp đau đầu, đau nhức do cảm cứng, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp hay đau sau khi tiêm ngừa, nhổ răng, phù hợp cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi trong tầm cân nặng 43-65kg. Hơn thế nữa, do được bào chế dưới dạng viên tiện lợi nên bạn có thể mang theo sản phẩm đến bất kỳ đâu.

Hapacol – Nhãn hàng giảm đau hạ sốt tiên phong

Hapacol 650 với thành phần chính là paracetamol giúp giảm cơn đau hiệu quả

2.2 Liệu pháp chườm

Thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng mỏi gáy cổ  một cách hiệu quả. Đối với liệu pháp chườm lạnh, bạn cần lưu ý không chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Tốt nhất, bạn hãy bọc đá trong khăn sạch hoặc dùng túi gel lạnh sẽ giảm cảm giác tê buốt, hạn chế tối thiểu tổn thương da. 

Ngoài ra, bạn có thể xen kẽ chườm nóng với miếng đệm nóng ở nhiệt độ vừa phải hoặc tắm nước ấm mỗi ngày để thư giãn và thả lỏng các cơ, từ đó làm thuyên giảm tình trạng đau nhức cổ. 

2.3 Massage cơ cổ

Massage là phương pháp hữu hiệu vừa giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng, vừa hỗ trợ giảm thiểu tình trạng đau mỏi hay sái cổ khi ngủ. Theo đó, bạn chỉ cần nhẹ nhàng dùng lực từ bàn tay hoặc ngón tay massage trực tiếp lên vùng cổ, vai, gáy theo chuyển động tròn. Phương pháp này sẽ giúp giãn cơ, thúc đẩy lưu thông máu, giảm bớt cảm giác đau nhức và mỏi cổ. 

2.4 Thực hiện phương pháp bấm huyệt 

Bấm huyệt là phương pháp có tác dụng giảm đau nhức cổ toàn diện và hiệu quả hiện nay. Bằng cách tác động lên các điểm huyệt, các cơn đau ở cổ sẽ được kích thích, thư giãn và làm dịu đáng kể. 

Cách bấm huyệt trị đau nhức cổ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thả lỏng và hít thở thật sâu để tạo sự thoải mái, thư giãn trong quá trình thực hiện phương pháp bấm huyệt

Bước 2: Tiến hành xoa bóp với áp lực mạnh và sâu lên các huyệt được xác định để điều trị đau cổ. Xoay ngón tay theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong khoảng 3-4 tại từng điểm huyệt. Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở khu vực nào, hãy dừng ngay lập tức

Bước 3: Lặp lại phương pháp bấm huyệt trong ngày để cải thiện dứt điểm tình trạng đau cơ cổ.

Xem thêm: 11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả mà bạn chưa biết

3. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ khi bị đau nhức cổ?

Tình trạng đau mỏi cổ khi ngủ dậy có thể tự khỏi sau vài ngày được chăm sóc. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần đến khám bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu như xuất hiện chứng cứng cổ, đau mỏi, kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau ngực và khó thở
  • Xuất hiện cục u ở vùng cổ
  • Khó nuốt thức ăn
  • Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân
  • Tê bì, ngứa ran ở tay chân
Ngủ dậy bị đau nhức cổ là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay

Người bệnh cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu cơn đau nhức cổ kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường

Ngủ dậy bị đau nhức cổ là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu chủ động điều trị và phòng ngừa đau nhức cổ thông qua các biện pháp như massage, tập thể dục, sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, hay thăm khám bác sĩ kịp thời, bạn có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau cổ, căng cơ trong thời gian ngắn nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/pain-management/why-does-my-neck-hurt#2

https://www.healthline.com/health/neck-pain

https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/how-treat-stiff-neck-after-sleeping

Từ khóa » đau Mỏi Dây Chằng Cổ