Bật Mí Siêu Yêu: Tại Sao Mẹ Cứ Vỗ Lưng, Mông Là Bé Lại Lăn Ra Ngủ Tít?

Khi thấy bé quấy khóc, mẹ thường nhẹ nhàng xoa lưng, vỗ mông để khiến bé dễ dàng chìm sâu và giấc ngủ. Vì sao phương pháp này là khiến bé ngủ nhanh đến thế? 

Nguyên tắc tâm lý

Việc vỗ nhẹ mông hoặc lưng của em bé khiến bé dễ dàng chìm sâu vào trong giấc ngủ. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc tâm lý.

Hiệu ứng đồng hành

Đối với trẻ sơ sinh, tử cung từng là một sự tồn tại ấm áp và thoải mái và thế giới bên ngoài mới và lạ. Bé sẽ có cảm giác không tin tưởng và bất an đối với thế giới bên ngoài và luôn cần sự quan tâm, chăm sóc của mẹ. Vỗ lưng, mông là sự tiếp xúc vật lý của mẹ với em bé, là một tín hiệu cho thấy rằng bé luôn có mẹ ở bên, làm bé thấy thoải mái, dễ chịu.

Bật mí siêu yêu: Tại sao mẹ cứ vỗ lưng, mông là bé lại lăn ra ngủ tít?

Hiệu ứng môi trường

Bé đã sống trong bụng mẹ hơn 9 tháng và từ lâu đã quen nghe nhịp tim của mẹ và say ngủ. Khi bé nằm trong vòng tay của mẹ, những cái vỗ nhẹ của mẹ giống như tần số nhịp tim của mẹ. Điều này khiến cho bé cảm thấy dường như em đang được trở lại môi trường quen thuộc. Tương tự như vậy, đối với các bé được vài tháng tuổi, bé rất dễ ngủ thiếp đi khi được bế, được đắp chăn ấm và áp má vào gần trái tim người lớn.

Hiệu ứng thôi miên

Nhịp điệu vỗ lưng, mông của mẹ tương tự như thôi miên. Kích thích đơn điệu, lặp đi lặp lại khiến bé từ từ đi vào trạng thái thôi miên, thư giãn cả tâm trí, thân thể và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Một hiệu ứng tương tự có thể đạt được khi đưa lắc nôi của em bé hoặc ru bé ngủ trong xe hơi.

Bật mí siêu yêu: Tại sao mẹ cứ vỗ lưng, mông là bé lại lăn ra ngủ tít?

Tác dụng không giới hạn của những cái chạm nhẹ

Có một thí nghiệm về cái chạm nhẹ, vuốt ve của mẹ đã giải thích lợi ích của việc tiếp xúc vật lý đối với sự phát triển của bé. Nhà tâm lý học Fuld đã thử nghiệm 45 trẻ sinh non trong 45 phút mỗi ngày và khẳng định rằng việc chạm nhẹ và vuốt ve các em bé mang lợi ích rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của chúng. 

Người ta thường tin rằng trẻ sinh non nên sống trong một môi trường cô lập, giống như tử cung. Chạm vào chúng sẽ chỉ khiến chúng có cảm giác căng thẳng và sẽ cản trở sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, đây là nhận định sai lầm.

Trong thí nghiệm, bác sỹ đã xoa dịu và mạnh mẽ vuốt ve 20 đứa trẻ sinh non 3 lần một ngày trong 15 phút mỗi lần.Trong 10 ngày, những em bé được vuốt ve nặng hơn trung bình 47% so với những em bé không được vuốt ve, giấc ngủ ngon và sự nhạy cảm của chúng cũng được cải thiện rất nhiều. Đến cuối tháng thứ tám, vóc dáng và trí thông minh của các em bé được vuốt ve đã đã được cải thiện đáng kể. Đáng chú ý nhất là những em bé được vuốt ve đã rời khỏi lồng ấp trung bình sớm hơn 6 ngày so với những em bé khác.

Bật mí siêu yêu: Tại sao mẹ cứ vỗ lưng, mông là bé lại lăn ra ngủ tít?

"Thường xuyên chạm nhẹ và vuốt ve các bé giúp kích thích sự tiết hormone tăng trưởng, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu giúp các bé khỏe mạnh, cứng cáp và lớn nhanh hơn", bác sỹ Fuld nói.

Nghiên cứu khoa học xác nhận rằng những đứa trẻ thường được cha mẹ chạm vào (ôm, xoa dịu, v.v.) phát triển nhanh hơn nhiều về trí tuệ và tâm lý. Việc mẹ vỗ mông, lưng cũng rất cần thiết cho giấc ngủ và sự phát triển của bé.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Từ khóa » Vỗ Em Bé