Bất Ngờ Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi ăn Sữa Chua

Sữa chua (yaourt) thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết), glucid, lipid, các muối khoáng và vitamin. Trong đó có nhiều loại vitamin các nhóm A B và C.

Theo số liệu công bố của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi 100 gam sữa chua gồm có 121 mg canxi, 95 mg phôt pho, sắt 0,05 mg, các vitamin C, B6, B12, E, K, A, D, magie 12 mg, kẽm 0,59 mg…

Sữa chua là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ trong thành phần có Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột.

Đặc biệt, trong sữa chua có chứa một lượng rất ít chất lactose. Chất này rất thích hợp cho những ai có vấn đề về tiêu hóa mỗi khi ăn một sản phẩm được chế biến từ bơ, sữa.

Tác dụng của sữa chua tới sức khỏe:

  • Giảm cholesterol trong máu
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Nâng cao sức đề kháng, cải thiệu hệ thống miễn dịch
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Chữa cảm lạnh
  • Chống loát dạ dày
  • Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng
  • Làm đẹp da và bảo vệ răng miệng
  • Kiểm soát cân nặng
Sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe
Sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe

Những sai lầm khi ăn sữa chua

Ai không nên ăn sữa chua?

Sữa chua tốt nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể dùng được:

  • Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua.
  • Người không dung nạp lactose: Những ai không tiêu hóa được chất này sẽ có các triệu chứng khác nhau chẳng hạn đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua.
  • Người mẫn cảm, dễ bị dị ứng: Trong những trường hợp này, nó gây ra một phản ứng nổi mề đay, sưng hoặc sốc phản vệ.
  • Người bệnh tiểu đường: Nhiều loại sữa chua có chứa lượng đường bổ sung khá cao. Lượng đường dư thừa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm tăng đường huyết.
  • Những bệnh nhân bị các xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ tốt nhất nên sử dụng loại sữa chua không đường nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Kết hợp sữa chua với các loại hoa quả có tính chua

Các loại trái cây có tính chua như cam, chanh, quýt, cóc, khế, xoài,… không nên kết hợp với sữa chua. Bởi vì, trong sữa chua đã có một lượng axit sẵn. Khi kết hợp với các loại trái cây trên sẽ đẩy lượng axit lên cao. Có thể dẫn đến ăn mòn thành dạ dày và gây ra các bệnh về dạ dày và đường ruột. Ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những người bị đau dạ dày.

Ngoài ra, trong thành phần của các loại trái cây này có tính acid và trong sữa chua lại chứa nhiều protein. Khi chúng kết hợp lại với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa. Gây tình trạng trướng bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là đau bụng tiêu chảy.

Nên kết hợp sữa chua với các loại hoa quả và ngũ cốc
Nên kết hợp sữa chua với các loại hoa quả và ngũ cốc

Ăn quá nhiều sữa chua

Nhiều người cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Khi ăn quá nhiều sữa chua sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua sẽ gây lạnh bụng không tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua.

Ăn sữa chua chung với một số đồ ăn dầu mỡ hoặc uống thuốc

Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư. Các đồ ăn nên tránh như các món chiên rán, thực phẩm gia công có dầu mỡ cao (lạp xường, xúc xích,…)

Sữa chua cũng không nên kết hợp ăn cùng với thuốc uống ví dụ như thuốc kháng sinh, bởi vì như thế có thể giết chết hoặc phá vỡ vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Các loại thực phẩm tinh bột rất thích hợp để kết hợp ví dụ như cơm, mỳ, bánh bao, bánh mỳ… Chính vì thế sữa chua phù hợp dùng sau các bữa ăn.

Hâm nóng sữa chua

Nhiều người có quan niệm sữa nóng thì tốt hơn, tuy nhiên đối với sữa chua thì hoàn toàn sai lầm. Sữa chua khi được hâm lên, sẽ làm nhiều lợi khuẩn bị mất đi. Nếu bạn không ăn được sữa chua lạnh, hãy để ra ngoài cho ấm dần lên rồi mới thưởng thức.

Ăn sữa chua khi đói

Khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày. Tác dụng bảo vệ sức khỏe sẽ bị giảm đi. Vậy ăn sữa chua lục nào là tốt? Thời điểm phù hợp nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa cơm. Bởi vì lúc đó dịch vị được làm loãng và độ axit kiềm trong dạ dày sẽ thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của lợi khuẩn. Sử dụng sữa uống vào buổi tối cực kì tốt cho sức khỏe.

Ăn sữa chua không giúp giảm cân

Sữa chua là thực phẩm tốt, nhưng không phải thực phẩm giảm cân. Thậm chí, năng lượng có trong sữa chua còn cao hơn cả sữa thông thường nên nếu bạn ăn nhiều đương nhiên cân của bạn sẽ tăng vùn vụt. Tuy nhiên, sữa chua cung cấp thêm đạm, canxi và vi chất dinh dưỡng để giảm nguồn năng lượng đưa vào từ các thực phẩm khác. Vì thế nó chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng.

>>> 9 loại trái cây ít đường nhất giúp bạn giảm cân hiệu quả

Ăn sữa chua đúng cách để có một sức khỏe tốt hơn
Ăn sữa chua đúng cách để có một sức khỏe tốt hơn

Sữa chua và các loại chế phẩm khác từ sữa như sữa chua dẻo, phô mai,… là những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cực tốt. Những tác dụng của sữa chua đã được giới khoa học công nhận. Vì thế, hãy thưởng thức sữa chua một cách đúng đắn và phù hợp. Để sữa chua có thể phát huy hết những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhé.

>> Xem thêm:

  • Những sai lầm nghiêm trọng trong quy trình chăm sóc da
  • Tác dụng bất ngờ của trà xanh đối với sức khỏe
  • [Tư vấn] Chế độ ăn uống lành mạnh cho dân văn phòng

Từ khóa » Trái Cây Kết Hợp Với Sữa Chua