Bất Ngờ Trước Tiêu Chuẩn Mỹ Nam Trung Quốc Thời Xưa

Nếu thường xuyên xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc, bạn sẽ nhận thấy có 2 tuyến nhân vật nam giới được khắc hoạ điển hình: Một là các chàng trai thư sinh tao nhã, yêu văn thơ, mê nhạc hoạ khiến chị em say đắm vì quá ngọt ngào. Hai là các chàng trai anh dũng, tay cầm kiếm xông pha trận mạc làm chị em mê mệt vì oai phong lẫm liệt.

Tuy nhiên, phim chỉ phản ánh được một phần đời thực. Trong xã hội Trung Quốc thời xưa, tiêu chuẩn của một “mỹ nam điểm 10” lại nghiêng về trường hợp thứ nhất, tức là càng mong manh dễ vỡ lại càng nhiều người theo đuổi.

Thời nhà Tần

Theo những ghi chép trong biên niên sử thời nhà Tần, các nữ nhân thường ưu tiên chọn các chàng trai có khuôn mặt tuấn tú, vóc dáng thư sinh, nho nhã và có nét dịu dàng. Đã vậy, người ta còn dùng những hình tượng ẩn dụ như “hoa”, “ngọc”, “tuyết”, “mây”,... thường dùng cho phái nữ để nói về vẻ đẹp của một chàng trai.

Có thể nói rằng, những bậc trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất có phần lép vé với các anh chàng thư sinh khi đặt lên bàn cân so sánh của phái nữ.

Thời nhà Nguỵ, Tấn

Sang tới thời này, mẫu hinh lý tưởng của xã hội lúc bấy giờ vẫn là những bậc nam nhi thanh cao và có chút yểu điệu. Chẳng hạn như nhà thơ Phan An (thời nhà Tấn) không chỉ nổi tiếng toàn thiên hạ là một văn sĩ văn hay chữ tốt mà còn bởi dung mạo khôi ngô, nét đẹp dịu dàng. Thậm chí, vẻ đẹp của Phan An còn trở thành tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp, thể hiện qua câu nói: “Dung mạo tựa Phan An”.

Mẩu chuyện dưới đây chính là dẫn chứng cụ thể nhất cho vẻ đẹp triệu người mê của Phan An: Khi anh đi dạo thì mọi người đều chen lấn chạy theo để ngắm. Khi Phan An trở về, xe của anh ngập hoa quả do “các fan ruột” gửi tặng”.

Nổi tiếng cùng thời với Phan An chính là Vệ Giới. Theo ghi chép thời đó, Vệ Giới có ngoại hình xuất chúng với vẻ đẹp chuẩn chỉnh như tượng tác. Nhưng Vệ Giới lại qua đời khi còn rất trẻ – 27 tuổi – bởi một lý do không ai ngờ tới: quá đẹp trai. Người ta bảo rằng, vì luôn bị mọi người rình rập, theo dõi nên anh đã ăn không ngon, ngủ không yên rồi sinh bệnh mà mất.

Thời nhà Đường

Từ năm 618 – 907, những bậc trượng phu mạnh mẽ, uy phong với bắt đầu được “lên ngôi”. Nguyên nhân là do quan niệm thẩm mỹ của thời nhà Đường thường thích những gì to lớn, sắc sảo có thể gây được ấn tượng mạnh. Chẳng hạn họ sẽ chọn hoa đẹp là hoa có cánh to, ngựa tốt là con phải lớn, nam giới là phải hùng dũng vững vàng. Vì thế, chàng trai nào mà giỏi cung kiếm, mê võ thuật chắc chắn sẽ được nhiều người yêu mến.

Thời nhà Thanh

Đáng tiếc là bậc trượng phu không “giữ ghế” được lâu bởi tới thời nhà Thanh thì tiêu chuẩn vẻ đẹp lại quay về như cũ. Những chàng trai mảnh mai, lịch thiệp với dung mạo đẹp tựa thiếu nữ tiếp tục trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp. Nếu bạn đã đọc Hồng Lâu Mộng thì sẽ thấy cách tác giả miêu tả về nhân vật Giả Bảo Ngọc với “khuôn mặt như trăng rằm mùa thu, sắc như hoa buổi sớm, lông mày lá liễu như mực vẽ”.

Giả Bảo Ngọc do Dương Dương thủ vai mang vẻ đẹp mềm mại

Đúng là qua mỗi thời thì tiêu chuẩn cái đẹp lại khác nhau phải không nào? Nhưng nhìn chung trong suốt quá trình lịch sử thời trước, nam nhân vẫn được chú trọng nếu có vẻ đẹp mềm mại và nữ tính.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn đẹp Trai Của Trung Quốc