Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh – Wikisource Tiếng Việt

Bước tới nội dung
  • Văn kiện
  • Nguồn
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Tải lên tập tin
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn văn kiện này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In/xuất ra
  • Tải về bản in
  • Tải về EPUB
  • Tải về MOBI
  • Tải về PDF
  • Định dạng khác
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikipedia
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Tải về Văn thư lưu trữ mở Wikisource ←Chủ đề:Tôn giáo Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh của không rõ, do Trần Trọng Kim dịch 
  • Các dự án wiki khác.các dự án wiki khác: bài viết Wikipedia, thể loại Commons, mục Wikidata.

Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh (tiếng Phạn: Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra, chữ Hán: 般若波羅蜜多心經), còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh, là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông, cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.

Bản dịch dưới đây được dịch lại từ bản dịch chữ Hán của Huyền Trang thời Đường.

35031Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinhTrần Trọng Kimkhông rõ

Dịch âm:

Quan Tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lị-tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. Xá-lị-tử, thị chư pháp không tướng: bất sinh bất diệc, bất cấu bất tĩnh, bất tăng bất giảm. Thị cố: không trung vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức; vô nhỡn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhỡn-giới, nãi chí vô ý-thức giới; vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão-tử, diệc vô lão-tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí, diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đóa y Bát-nhã Ba la-mật-đa cố, tâm vô khuể-ngại, vô khuể-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng-tưởng, cứu-cánh niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc a-nậu-đa-la tam-diểu tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha![1]

Dịch nghĩa:

Quan Tự-tại Bồ-tát, khi thi-hành phép Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Trí-tuệ độ) thấy rõ ngũ-uẩn đều không, đem tế-độ hết thảy những khổ ách. Hỡi Xá-lị-tự, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc là không, không là sắc. Thụ, tưởng, hành, thức cũng thế cả. Hỡi Xá-lị-tử, ấy là cái không-tướng của chư pháp: không sinh không diệt, không cáu-bẩn, không trong-sạch, không thêm không bớt. Bởi vậy trong « không » không có sắc, không có thụ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhỡn-giới đến cả không có ý-thức-giới; không có vô-minh mà cũng không có cái hết vô-minh, đến cả không có lão-tử mà cũng không có cái hết lão-tử; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có trí mà cũng không có cái gì là đắc. Vì không có cái sở-đắc, Bồ-đề tát-đóa (Bồ-tát) theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lòng không vướng-víu chướng-ngại, vì không vướng-víu chướng-ngại, cho nên không sợ-hãi, xa-lìa những điều điên-đảo mộng-tưởng, cứu-cánh là niết-bàn. Chư Phật trong tam thế theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Cho nên biết rằng Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, có thể trừ được hết thảy cái khổ, chân-thực không lầm. Cho nên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, thì nói chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha|

  1. Câu chú này viết bằng tiếng phạn, là: Gate, gate, paragate, parasam-gate. Bodhi svaha!: Đi, đi, đi vào chỗ ngoài sinh diệt, đi ra ngoài chỗ ngoài sinh diệt. Bodhi svaha!
 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.  Bản gốc: 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

  Public domainPublic domainfalsefalse  Bản dịch: 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)

Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)

Public domainPublic domainfalsefalse Lấy từ “https://vi.wikisource.org/w/index.php?title=Bát-nhã_ba-la-mật-đa_tâm_kinh&oldid=102880” Thể loại:
  • Văn kiện vô danh
  • PVCC-cũ
  • PVCC-Việt Nam
  • Kinh Phật

Từ khóa » Cáu Bẩn Wiki