Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Chuyên đề Môn Toán Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề Toán học lớp 10: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chuyên đề: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- II. BIỂU DIỄN TẬP NGHIỆM CỦA BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- III. HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- IV. ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN KINH TẾ
I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là
ax + by ≤ c (1)
(ax + by < c; ax + by ≥ c; ax + by > c)
trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.
II. BIỂU DIỄN TẬP NGHIỆM CỦA BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Cũng như bất phương trình bậc nhất một ẩn, các bất phương trình bậc nhất hai ẩn thường có vô số nghiệm và để mô tả tập nghiệm của chúng, ta sử dụng phương pháp biểu diễn hình học.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của bất phương trình (1) được gọi là miền nghiệm của nó.
Từ đó ta có quy tắc thực hành biểu diễn hình học tập nghiệm (hay biểu diễn miền nghiệm) của bất phương trình ax + by ≤ c như sau (tương tự cho bất phương trình ax + by ≥ c)
Bước 1. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đường thẳng Δ: ax + by = c.
Bước 2. Lấy một điểm Mo(xo; yo) không thuộc Δ (ta thường lấy gốc tọa độ )
Bước 3. Tính axo + byo và so sánh axo + byo với c.
Bước 4. Kết luận
Nếu axo + byo < c thì nửa mặt phẳng bờ Δ chứa M0 là miền nghiệm của axo + byo ≤ c
Nếu axo + byo > c thì nửa mặt phẳng bờ Δ không chứa M0 là miền nghiệm của axo + byo ≤ c
Chú ý:
Miền nghiệm của bất phương trình axo + byo ≤ c bỏ đi đường thẳng ax + by = c là miền nghiệm của bất phương trình axo + byo < c
Ví dụ. Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình 2x + y ≤ 3
Giải
Vẽ đường thẳng Δ: 2x + y = 3
Lấy gốc tọa độ O(0;0) ta thấy O ∉ Δ và có 2.0 + 0 < 3 nên nửa mặt phẳng bờ Δ chứa gốc tọa độ O là miền nghiệm của bất phương trình đã cho (miền không bị tô đậm trong hình).
III. HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Tương tự hệ bất phương trình một ẩn
Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn gồm một số bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y mà ta phải tìm các nghiệm chung của chúng. Mỗi nghiệm chung đó được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.
Cũng như bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ta có thể biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Ví dụ 2. Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình
Giải.
Vẽ các đường thẳng
d1: 3x + y = 6
d2: x + y = 4
d3: x = 0 (Oy)
d4: y = 0 (Ox)
Vì điểm Mo (1;1) có tọa độ thỏa mãn tất cả các bất phương trình trong hệ trên nên ta tô đậm các nửa mặt phẳng bờ (d1), (d2), (d3), (d4) không chứa điểm M0. Miền không bị tô đậm (hình tứ giác OCIA kể cả bốn cạnh AI, IC, CO, OA trong hình vẽ là miền nghiệm của hệ đã cho.
IV. ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN KINH TẾ
Giải một số bài toán kinh tế thường dẫn đến việc xét những hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn và giải chúng. Loại bài toán này được nghiên cứu trong một ngành toán học có tên gọi là Quy hoạch tuyến tính.
Với nội dung bài Bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô nội dung cần nắm vững khái niệm, định lý, phương pháp giải của bất phương trình bậc nhất hai ẩn...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 10: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Toán lớp 10 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 10, Giải bài tập Toán lớp 10, Giải VBT Toán lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu SGK mới cho năm học 2022-2023:
- Giải Toán 10 Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn KNTT
- Giải Toán 10 Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn CTST
Từ khóa » Bài Tập Bất Pt Bậc Nhất 2 ẩn
-
Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Toán 10
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Về Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Lớp 10
-
30 Câu Trắc Nghiệm Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Có Đáp Án
-
Giải Toán 10 Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Bất Phương Trình Và Hệ Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Baitap123
-
Bất Phương Trình Và Hệ Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Toán 10 Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - HOC247
-
Biểu Diễn Tập Nghiệm Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Bài 4 - Toán Học 10 - YouTube
-
Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Trắc Nghiệm Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Có Đáp Án - Toán 10
-
Giải Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn Sgk Đại Số 10 Trang 94
-
Giải Bài Tập SGK Toán 10 Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn