Bất Thường ở Cơ Quan Sinh Dục Bé Trai: Cách Phát Hiện Và Xử Trí Sớm
Có thể bạn quan tâm
Từ khi sinh ra, nhiều trẻ trai đã có chút bất thường ở cơ quan sinh dục. Có nhiều bệnh rất dễ phát hiện, xử lý đơn giản nhưng nếu bố mẹ và người chăm sóc không chú ý phát hiện và xử trí sớm cho trẻ có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản khi bé đến tuổi trưởng thành.
Tinh hoàn ẩn
Bình thường, khi sinh ra bé đã có 2 tinh hoàn nằm trong bìu, nhưng ở một số trẻ bị dị tật, một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn, có trường hợp phức tạp hơn là tinh hoàn ở trong ổ bụng. Khi ấy, bìu của con không thấy có tinh hoàn. Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự di chuyển xuống vị trí của nó. Sau 1 tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì nên đưa bé đi khám để có lời khuyên xử trí hợp lý nhất. Nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu thì nên thực hiện khi trẻ 3-4 tuổi, không chần chừ đợi khi trẻ lớn mới thực hiện. Tinh hoàn lạc chỗ, nhất là khi nằm trong ổ bụng lâu ngày có thể bị ung thư hóa.
Cần phát hiện và xử trí những bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này (ảnh minh họa).
Ứ nước màng tinh hoàn
Đây cũng là bệnh lành tính và khá phổ biến ở các bé trai mà ít được để ý và phát hiện sớm. Thường lúc nằm trong bụng mẹ, trẻ nào cũng có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh nước màng tinh hoàn. Khi đó, tinh hoàn bị nằm trong một bọc nước. Khi quan sát sẽ phát hiện một hoặc cả hai bên bìu của trẻ to, nắn vào thấy một khối căng toàn nước. Nhiều trẻ vừa đẻ ra đã có hiện tượng trên và có thể sau 1-2 tháng thì hết vì nước đã trở về ổ bụng và hai tinh hoàn lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuổi vẫn thấy bé có tình trạng trên thì nên đưa con đi khám chuyên khoa. Bệnh này thường phải xử lý bằng phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nếu cứ để vậy không phẫu thuật thì tinh hoàn luôn nằm trong bọc nước sẽ không phát triển được, sẽ ảnh hưởng khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành.
Giãn tĩnh mạch tinh
Đây là tình trạng giãn ngoằn ngoèo các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Nguyên nhân do gia tăng áp lực của tĩnh mạch thận trái hoặc van tĩnh mạch có bất thường. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do máu chảy ngược về chỗ thấp (thay vì chảy về tim). Tĩnh mạch bị giãn làm ứ đọng máu vùng tinh hoàn. Tình trạng này gây cản trở việc tưới máu cho tinh hoàn, ảnh hưởng đến sản xuất tinh khi bé trai trưởng thành. Hầu hết giãn tĩnh mạch tinh không có triệu chứng. Thỉnh thoảng, có thể gây đau nhẹ hay cảm giác nặng ở vùng bìu. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, có thể thấy sưng ở phía trên bìu. Bệnh có thể làm giảm khả năng sinh tinh trùng, teo tinh hoàn, đau bìu kéo dài.
Lún dương vật
Biểu hiện của tình trạng lún dương vật là lỗ tiểu đổ ra đúng ở đỉnh quy đầu, trục dương vật thẳng, nhưng dương vật bị lún tụt xuống dưới hoặc ngang mức của xương mu. Ống da dương vật thường nhỏ và ngắn, bao quy đầu hay bị chít hẹp, bìu bình thường. Khi đi tiểu, trẻ thường phải dùng ngón tay ấn quanh gốc dương vật để nó thò ra. Nguyên nhân chính của bệnh lún dương vật là dải cân Dartos xơ hóa bất thường, kéo thân dương vật về phía sau hoặc lớp mỡ dày bất thường ở da trên mu và quanh dương vật, che lấp một phần cơ quan này. Khi được đưa đi khám, hầu hết các trẻ này được chẩn đoán là chít hẹp bao quy đầu nên được chữa bằng nong bao quy đầu; thường không kết quả cho dù có nong tới vài lần. Có bệnh nhân lại được mổ cắt bao quy đầu. Cách chữa này lại làm bệnh nặng thêm vì bao quy đầu là chất liệu cần thiết để che phủ thân dương vật sau ca mổ làm dài dương vật. Cách chữa đúng phải tùy theo nguyên nhân mới có phương pháp điều trị phù hợp.
Cong, vẹo dương vật
Lỗ đái vẫn ở đúng vị trí, khi dương vật cương cứng thì thấy bị cong vẹo xuống phía dưới hoặc sang một bên kèm theo dương vật bị xoay trục nên trông như quả chuối cong. Lúc bệnh nhân còn nhỏ, dị tật này còn có thể chưa rõ hoặc chưa được chú ý lắm nhưng khi lớn lên bệnh nhân thấy buồn, bi quan về biến dạng này và tự nhiên thấy càng ngày dương vật càng cong hơn. Trẻ càng lớn, tuy biết có sự khác thường nhưng thường không dám tâm sự cùng bố mẹ, anh em, giấu kín bạn bè để rồi âm thầm chịu đựng nỗi khổ tâm một mình và không dám nghĩ tới có bạn gái nữa. Một số ít bệnh nhân tự đi tìm nơi chữa bệnh, còn một số thì do có sự căng thẳng tâm lý và sinh hoạt bất thường nên bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân thì mới biết. Dị tật này chữa được và nên mổ khi bệnh nhân còn nhỏ, trước tuổi đi học.
Từ khóa » Trai Bình Thường
-
Bộ Phận Sinh Dục Bé Trai Như Thế Nào Là Bình Thường? - MarryBaby
-
Chàng Trai Của Em Bình Thường Thôi Nhé - VnExpress
-
Bất Thường ở Cơ Quan Sinh Dục Bé Trai
-
Điểm Danh 4 Bệnh Lý Vùng Kín ở Bé Trai ảnh Hưởng đến Sinh Sản
-
Tinh Hoàn ẩn – Bệnh Lý Hay Gặp ở Bé Trai
-
Cây Bình Bát - Công Dụng & Cách Dùng Trái Bình Bát Trị Bệnh
-
Dương Vật Bị Cong Có Bình Thường? | Vinmec
-
Bé Trai Hơn 2 Tháng Tuổi Có Bộ Phận Sinh Dục Ngắn Phải Làm Sao?
-
Bình Bát Là Trái Gì? Công Dụng Trái Bình Bát đối Với Sức Khỏe?
-
Những Bệnh 'cậu Nhỏ' Thường Gặp - Bệnh Viện Quận 11
-
Hãy Nhìn Nhận đồng Tính Là Bình Thường - Tuổi Trẻ Online
-
Chàng Trai 'bình Thường Hóa Bao Cao Su' - Tiền Phong
-
Bé Trai Dậy Thì ở độ Tuổi Nào Là Bình Thường? - Nhà Thuốc Long Châu