Bầu 3 Tháng đầu Có Nên Xoa Bụng? - Mediplus

Hotline1900 3366 Zalo Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng? Cập nhật 24/06/2023

21.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Facebook Twitter Pinterest

Xoa bụng bầu vào những tháng cuối của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ xảy thai và sinh non. Vậy thời điểm bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không và xoa bụng thế nào thì không ảnh hưởng tới thai nhi. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Xem thêm:

  • 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu SAI LẦM nhiều người mắc phải
  • Bí quyết an thai 3 tháng đầu cần phải biết
  • Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không?

1. Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng?

3 tháng đầu mẹ bầu có thể xoa bụng cho bé bởi xoa bụng là cách để mẹ bầu giao tiếp với con và cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày. Theo bác sĩ, đây là một việc làm giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, đồng thời tăng khả năng phản xạ ở thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết xoa đúng cách và đúng thời điểm để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng?

Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng?

Với thắc mắc bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không thì chúng tôi có thế khẳng định ở giai đoạn này mẹ bầu hoàn toàn có thể xoa bụng bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé:

  • Kích thích sự co bóp ở tử cung giúp mẹ bầu sinh dễ và đau ít hơn so với bình thường.
  • Massage và xoa bụng mang đến sự kết nối giữa mẹ và con, giúp mẹ bầu bớt căng thẳng và tinh thần thoải mái hơn.
  • Máu lưu thông tốt hơn ở vùng bụng và vùng dưới bụng làm giảm sức ép lên tĩnh mạch, từ đó giảm tình trạng phù nề ở bàn chân.
  • Kích thích sự phát triển trí não và nhận thức ở thai nhi. Bởi trong quá trình lớn lên, bé rất nhạy cảm và có thể tiếp nhận sự chuyển động và các tác động đến từ bên ngoài.

2. Cách xoa bụng bầu đúng cách 3 tháng đầu

Với nhiều lợi ích như vậy, có thể thấy xoa bụng bầu 3 tháng là nên làm. Tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý một số điểm sau khi thực hiện xoa bụng trong giai đoạn 3 tháng đầu.

  • Thời gian xoa bụng: Mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu chỉ nên xoa 5 phút mỗi ngày. Với giai đoạn cuối thai kỳ thì có thể tăng lên 10 phút để tăng sự co bóp của cổ tử cung.
  • Tần suất xoa bụng: Mẹ bầu chỉ nên thực hiện xoa bụng 2 – 3 lần/ngày thì sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ và chu kỳ hoạt động của bé.
  • Thời điểm xoa bụng: Thời điểm xoa bụng nên cố định vào một khoảng thời gian trong ngày, tốt nhất là từ 9h – 10h tối. Khi mẹ bầu tạo thói quen này cho trẻ, bé sẽ tự điều chỉnh cơ thể và tâm trí để cùng mẹ thư giãn.
  • Hướng xoa bụng: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bé chỉ giữ nguyên tư thế nằm theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Vì thế khi xoa bụng, mẹ bầu chỉ nên xoay tay theo vòng tròn để không ảnh hưởng đến tư thế của thai nhi.
  • Lực xoa bụng: Mẹ bầu chỉ nên tác dụng một lực nhẹ, tuyệt đối không được xoa mạnh hoặc thực hiện dồn dập sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi: sai lệch ngôi thai, dọa sảy,…

Hướng dẫn cách xoa bụng bầu đúng

Xoa bụng đúng cách trong giai đoạn 3 tháng đầu đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi

Xoa bụng đúng cách trong giai đoạn 3 tháng đầu đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi

Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng hay không còn phụ thuộc vào cách mẹ thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn xoa bụng đúng kỹ thuật giúp mẹ bầu 3 tháng tự tin kết nối với bé yêu mà không lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi

  • Bước 1: Làm mềm da tay bằng  dầu bưởi, dầu jojoba, dầu rum hoặc kem chứa vitamin E để dễ dàng di chuyển trên làn da và giảm thiểu xuất hiện các vết rạn.
  • Bước 2: Mẹ bầu hãy làm dịu các phần cơ bằng việc di chuyển tay nhẹ nhàng qua bụng đến các đường cong trên cơ thể. Lúc này chưa xoa trực tiếp vào bụng hay vùng háng.
  • Bước 3: Mẹ bầu đặt tay vào hai bên bụng và từ từ hướng tay vào giữa trung tâm. Tiếp tục di chuyển bàn tay xuống dưới phần xương mu và quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Trong vòng massage thứ 2, mẹ bầu di chuyển tay theo vòng tròn như lần trước, nhưng hướng tay lên ngực và đưa xuống hai bên hông.
  • Bước 5: Sử dụng lòng bàn tay để xoa bụng theo hình chữ C chồng lấp lên nhau. Hai tay thực hiện động tác này liên tục với lực vừa đủ.

Lưu ý: Trong thời gian xoa bụng, mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể và hít thở chậm rãi để bé bắt nhịp cùng.

3. Tác hại của xoa bụng bầu không đúng cách

Tác hại có thể xảy ra nếu mẹ bầu 3 tháng đầu xoa bụng không đúng cách đó là gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung của người mẹ trở nên nhạy cảm hơn, đồng thời các cơn co thắt giả xuất hiện. Nếu thực hiện xoa bụng, các cơn co tử cung sẽ mãnh liệt hơn gây đứt nhau thai và dẫn đến tình trạng sinh non.

4. Các trường hợp tuyệt đối không được xoa bụng bầu

3 tháng cuối của thai kỳ mẹ tuyệt đối không được xoa bụng

3 tháng cuối của thai kỳ mẹ tuyệt đối không được xoa bụng

Trong suốt thai kỳ nếu mẹ bầu nằm trong các trường hợp sau thì không nên xoa bụng bầu:

  • Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường: Xoa bụng nhẹ nhàng sẽ giúp con phản xạ tốt hơn và kích thích sự phát triển các dây thần kinh vận động. Nhưng khi thấy bé cử động nhiều bất thường, mẹ không nên tiếp tục xoa bụng và thăm khám sớm. Khi xoa bụng càng nhiều, thai nhi sẽ càng cử động mạnh và phá vỡ không gian yên tĩnh của con gây ra tình trạng động thai, sảy thai hoặc sinh non.
  • Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ: Lúc này, thai nhi đã phát triển hoàn thiện, nước ối không còn nhiều và không gian trong tử cung chật hẹp khiến bé bí bách. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến thai nhi chuyển động và thay đổi ngôi thai gây khó khăn trong việc sinh nở.
  • Thai phụ bị nhau tiền đạo: Là tình trạng nhau thai nằm ở cổ tử cung của mẹ gây cản trở lối ra của em bé. Lúc này không nên xoa bụng vì có thể để lại nhiều tác hại nguy hiểm cho cả mẹ và bé: ngôi thai bất thường, suy thai, sinh non, xuất huyết âm đạo…
  • Thai phụ có dấu hiệu sinh non cần tránh không xoa bụng, tránh gây động thai dẫn đến đau bụng dưới, liên tục có những cơn co thắt, buồn nôn, tiêu chảy, đau lưng âm ỉ… Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Trước khi đi ngủ: Vì điều này có thể sẽ làm rối loạn giấc ngủ của trẻ, lúc này bé sẽ chuyển động nhiều hơn không tốt cho thai nhi và giấc ngủ của mẹ. Thay vào đó, hãy chơi đùa và trò chuyện với bé trước 1 tiếng khi ngủ.

5. Các câu hỏi khác thường gặp

Ngoài việc giải đáp bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng chúng tôi có tổng hợp một số thắc mắc liên quan của các mẹ ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên mẹ có thể tham khảo:

Câu hỏi 1: Bà bầu có nên đặt tay lên bụng không?

MEDIPLUS trả lời: Trong thai kỳ, bất cứ một sự kích thích trực tiếp lên bụng không có chủ đích là điều không nên làm vì có thể là nguy cơ khiến mẹ sảy thai và sinh non.

Câu hỏi 2: Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?

MEDIPLUS trả lời: Mẹ bầu được xoa dầu gió khi mang thai, tuy nhiên cần tuân thủ theo nguyên tắc: không ngửi, không uống, không bôi trực tiếp lên vết thương hở, không dùng cho mẹ bị suy nhược, táo bón, huyết áp cao,…

Câu hỏi 3: Người lạ xoa bụng bầu có ảnh hưởng không?

MEDIPLUS trả lời: Tốt nhất, mẹ bầu không nên để người lạ xoa bụng bầu vì có thể sẽ gia tăng nguy cơ lan truyền mầm bệnh và kích thích sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ.

Trên đây là những giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không. Hy vọng đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về cách thực hiện xoa bụng cho bầu 3 tháng một cách chính xác để có lợi cho thai nhi.

Nếu có bất cứ thắc mắc và khó khăn nào, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS

Δ

Bài viết liên quan

Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

24 Th12, 2024 1.7K

Chuyên mục: Sản khoa

Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

16 Th9, 2024 945

Chuyên mục: Sản khoa

10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà 10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

19 Th11, 2024 177

Chuyên mục: Sản khoa

Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì? Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

28 Th10, 2024 653

Chuyên mục: Sản khoa

Đăng ký khám

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Δ

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

6.660.000đ

Tư vấn miễn phí

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ

  • 1900 3366
  • Zalo
  • Facebook
  • Đặt lịch khám

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    MEDIPLUS Tân Mai

    Δ

GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS

Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.

Xét nghiệm Răng Hàm Mặt Nhi Nội ung bướu Nội thần kinh Nam khoa Y học Gia đình Hô hấp Sản Phụ khoa Gửi CÂU HỎI facebook-messenger-icon Đặt khám

Từ khóa » Xoa Bụng Có Kích Thích đẻ Không