Bầu 3 Tháng đầu Nên ăn Gì? Gợi ý Dưỡng Chất Theo Từng Tháng
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là câu hỏi thường gặp ở nhiều chị em lần đầu mang thai. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng liên quan mật thiết tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu sẽ không phải đau đầu tìm câu trả lời nữa, vì Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý các dưỡng chất tốt cho từng tháng ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi chi tiết nhé.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu mang thai 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì, đây là thời điểm cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi bên trong, thai nhi bắt đầu hình thành. Do vậy, nhu cầu bổ sung protein, các khoáng chất (sắt, photpho, magie,…), các loại vitamin (A, B, C, D, E, K,…) là rất cao.
Việc bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất, đặc biệt là: protein, sắt, acid folic,… giúp mẹ bầu 3 tháng đầu có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa thiếu sắt, giảm các triệu chứng ốm nghén thai kỳ, phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi,…
Dưới đây là những loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hàm lượng cần bổ sung mỗi ngày mà mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên biết.
Dưỡng chất | Hàm lượng cần bổ sung mỗi ngày |
Protein | 70 – 80g |
Vitamin A | 800mcg |
Vitamin E | 10 – 15mg |
Vitamin C | 70 – 90mg |
Canxi | 300mg |
Sắt | 30mg |
DHA | 200g |
Iot | 200mcg |
Axit folic | 400mcg |
Cholin | 450mg |
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh, giảm nghén và giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
>>> Xem thêm:
- Thực đơn 1 tuần cho bà bầu 3 tháng đầu
- Bầu 3 tháng đầu khóc có sao không?
- Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?
2. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì đủ dưỡng chất, con khỏe mạnh?
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để đủ chất, con khỏe mạnh là vấn đề nhiều mẹ bầu chưa biết. Mỗi tháng, mẹ bầu sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:
2.1 Tháng 1 – Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Tháng đầu tiên của thai kỳ, túi ối bắt đầu được hình thành bao quanh phôi thai. Đồng thời, nhau thai cũng dần hình thành và phát triển, đây là bộ phận có tác dụng vận chuyển các chất dưỡng chất thai nhi.
Ở thời điểm này một số bộ phận trên cơ thể thai nhi bắt đầu được hình thành: miệng, cổ họng, tế bào máu, hệ tuần hoàn,… Đến cuối tuần thứ 4, tim bắt đầu phát triển có kích thước bằng hạt vừng và có nhịp đập khoảng 65 lần/phút. Trong tháng đầu tiên mang thai mẹ bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất từ các nhóm:
Acid folic
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Acid folic (vitamin B9) là dưỡng chất không thể thiếu đối với việc sản sinh hồng cầu giúp mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Mẹ bầu bổ sung đầy đủ acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, dị tật tim ở thai nhi.
Các loại thực phẩm giàu acid folic nhất mà mẹ bầu có thể bổ sung hàng ngày:
Thực phẩm | Hàm lượng axit folic | Lượng ăn |
Gan bò | 85g gan bò cung cấp 212mcg acid folic | Chỉ nên ăn 1 – 2 bữa/tuần. Mỗi bữa khoảng 50g |
Măng tây | 5 cây măng tây cung cấp 1000 mcg acid folic | Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 3 cây măng tây là đủ. |
Quả bơ | 1 quả bơ cung cấp 90mcg acid folic | Mỗi ngày chỉ nên ăn ½ đến 1 quả bơ |
Ngoài các thực phẩm ở trên, Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các nhóm thực phẩm như:
Trứng gà
Một quả trứng gà trung bình cung cấp khoảng 25 mcg folate cho bà bầu. Ngoài ra Trứng rất giàu selen, protein, vitamin B12, riboflavin…giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt như thoái hóa điểm vàng.
Các loại rau màu xanh thẫm
- Cải xoăn: Đây là một trong những thực phẩm chứa axit folic hàng đầu dành cho các bà bầu. Chỉ nửa chén rau cải xoăn có thể cung cấp tới 100mg axit folic cho bà bầu. Ngoài ra loại rau này còn chứa rất nhiều vitamin C và B giúp bổ máu.
- Rau bina: Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu cung cấp axit folic cho mẹ bầu. 1 Bát rau bina lá sống cung cấp khoảng 58mcg axit folic, Nửa bát rau bina cung cấp khoảng 131mcg foltate cho mẹ bầu. Ngoài ra , rau bina còn chứa beta carotene, lutein giúp chống lại các bệnh ung thư
- Súp lơ xanh: Chỉ xếp sau rau bina và măng tây, súp lơ xanh là thực phẩm mẹ bầu nên cho vào thực đơn hàng ngày cung cấp folic trong 3 tháng đầu. 1 bát canh súp lơ xanh chứa khoảng 104mcg axit folic đáp ứng khoảng 1/5 nhu cầu axit folic hàng ngày của bà bầu.
Các loại đậu
Các cây họ đậu bao gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu bắp là nguồn bổ sung axit folic dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra các cây họ đậu cùng cấp các nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho mẹ bầu như: magie, kali, sắt. Các mẹ bầu có thể tham khảo cụ thể hàm lượng cung cấp folic của các loại đậu sau:
- Đậu bắp: 1 chén cung cấp khoảng 37mcg folate
- Đậu xanh: 1 chén cung cấp khoảng 101mcg folate
- Đậu đen: 1 chén cung cấp khoảng 256mcg folate
- Đậu lăng: 1 chén cung cấp khoảng 358mcg folate
Các loại hạt
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Các loại hạt ngoài việc cung cấp omega 3 tuyệt vời còn cung cấp một lượng axit folic dồi dào cho bà bầu. 1 cốc các loại hạt có thể cung cấp tới 300mcg axit folic cho bà bầu. Cụ thể lượng folic của các loại hạt cung cấp cho bà bầu như sau:
- Óc chó: Cung cấp khoảng 7% nhu cầu mỗi ngày. 1 chén óc chó cung cấp khoảng 28mcg folate
- Đậu phộng: Cung cấp khoảng 22% nhu cầu mỗi ngày. 1/4 chén đậu phộng cung cấp khoảng 88mcg folate mỗi ngày
- Hạnh nhân: 1 chén hạnh nhân cung cấp khoảng 46mcg folate
- Hạt hướng dương: Cung cấp khoảng 21% nhu cầu mỗi ngày. 1/4 chén hạt hướng dương cung cấp khoảng 82mcg folate
Các loại trái cây giàu acid
Mẹ bầu có thể bổ sung các loại trái cây giàu axit folic như: cam, quýt, bưởi, đu đủ chín, dâu tây… Các loại trái cây này có thể cung cấp khoảng 20% lượng axit hàng ngày cho mẹ bầu. Cụ thể
- 1 quả cam, quýt cung cấp khoảng 40mcg axit folic cho mẹ bầu
- 1 quả chuối chín cung cấp khoảng 23,5mcg axit folic
- 1 quả đu đủ chín cung cấp khoảng 115mcg axit folic
- 1 quả dâu tây cung cấp khoảng 25mcg axit folic
- 1 quả bưởi cung cấp khoảng 20mcg axit folic
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa tươi, sữa chua, sữa bầu cung cấp một lượng axit folic dồi dào cho mẹ bầu. Tùy vào mỗi loại hàm lượng axit folic cung cấp khác nhua. Trung bình các hãng sữa sẽ tính toán khoảng 1 ly sữa pha đúng theo hướng dẫn sẽ cung cấp khoảng 150-200mcg axit folic cho cơ thể.
Sắt
Trong tháng đầu tiên mang thai mẹ bầu cần bổ sung khoảng 30mg sắt/ngày. Sắt có tác dụng tổng hợp hemoglobin trong tế bào hồng cầu giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu, nhiễm khuẩn ở mẹ bầu, phòng ngừa nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở thai nhi. Các sản phẩm có chứa nhiều sắt mẹ bầu có thể tham khảo như:
Thực phẩm | Hàm lượng axit sắt | Lượng ăn |
Đậu lăng | 200g đậu lăng cung cấp 6,6mg sắt tương ứng 37% nhu cầu cơ thể | Nên ăn 2 – 3 bữa/tuần, mỗi bữa khoảng 100g. |
Thịt bò | 100g thịt bò cung cấp 2,7mg sắt | Mỗi ngày nên ăn khoảng 70g thịt bò. |
Sữa bò tươi | 100g cung cấp 100mcg sắt | Nên uống từ 400ml – 500ml mỗi ngày |
Các nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt có trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt gà, thịt gà tây, thịt heo… cung cấp một lượng sắt dồi dào cho bà bầu. Cụ thể các loại:
- Thịt gà: 100g thịt gà cung cấp khoảng 1,3mg sắt heme cho bà bầu.
- Thịt gà tây: 100g thịt gà tây cung cấp khoảng 1,4 mg sắt heme.
- Thịt gà đen: Cung cấp khoảng 1,1 mg sắt heme.
- Thịt heo: 100g thịt heo cung cấp khoảng 1,2 mg sắt heme.
- Gan gà; Cung cấp khoảng 11 mg sắt heme.
- Gan bò: Cung cấp khoảng 5,2 mg sắt heme.
Ngoài các loại thịt đỏ cung cấp sắt dồi dào cho bà bầu thì các bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để bổ sung sắt? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể bổ sung các loại thực phẩm dưới đây với hàm lượng sắt cụ thể:
- Ngũ cốc: 1 cốc ngũ cốc cung cấp 24mg sắt.
- Sữa đậu nành: 1 ly sữa đậu nành có thể cung cấp 8,8mg sắt cho bà bầu.
- Đậu đen: 1 chén đậu đen nấu chín có thể cung cấp 3,6mg.
- bánh mì trắng hoặc bánh mì làm từ lúa mì: 1 lát cung cấp khoảng 5,7mg.
- Đậu lăng: 1 chén đậu lăng nấu chín cung cấp khoảng 6,6mg
*LƯU Ý: Hướng dẫn các mẹ bầu 3 tháng đầu bổ sung các thực phẩm đúng cách:
Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi thì khi chế biến, ăn những nhóm thực phẩm này, mẹ bầu cần chú ý:
- Đối với nhóm rau củ: Nên hạn chế xào, nấu ở nhiệt độ cao để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể thay thế bằng các món luộc, hấp để giữ cho hàm lượng dinh dưỡng được cao nhất.
- Đối với nhóm thịt: Cần được chế biến sẵn, không ăn đồ tái sống, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc nêm nếm với gia vị cay nóng.
- Đối với nhóm sữa: Nên sử dụng sữa tươi không đường, sữa bầu ít ngọt hoặc các loại sữa hạt. Uống vào buổi sáng để cơ thể hấp thu dưỡng chất được tốt nhất
Tháng đầu mang thai nhìn chung còn khá nhẹ nhàng, vì thế mẹ bầu cần chuẩn bị sức lực và tinh thần để chuẩn bị sang tháng thứ 2 với nhiều “thử thách” hơn.
2.2 Tháng 2 – Đối phó với nghén nặng, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?
Tháng thứ 2 là thời điểm phôi thai đã phát triển khá rõ, lúc này thai nhi chỉ nặng khoảng 1g và có kích thước bằng hạt đậu nhỏ. Các ngón tay, ngón chân, mắt, tai các cơ quan cảm giác, ống thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành.
Bước sang tháng thứ 2 sức khỏe mẹ bầu bị sẽ kém hơn rất nhiều so với tháng đầu bởi vì phải đối mặt với các cơn nghén nặng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nồng độ hormone progesterone tăng cao cùng với đó là việc lượng đường huyết trong máu giảm gây ra hiện tượng: buồn nôn, nôn, chán ăn,…
Ở giai đoạn này, ngoài việc cần bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như: sắt, acid folic, vitamin B11 thì mẹ bầu cần tập trung vào những nguồn dinh dưỡng như:
Canxi
Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 800mg canxi/ngày. Canxi có tác dụng làm giảm mệt mỏi, đau nhức cơ bắp ở mẹ bầu và phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương bẩm sinh hoặc biến dạng xương ở thai nhi.
Các thực phẩm có chứa nhiều canxi như:
Thực phẩm | Hàm lượng Canxi | Lượng ăn |
Sữa tươi | 1 cốc sữa tươi cung cấp 276 – 352mg canxi | Mỗi ngày cần uống khoảng 2 cốc sữa tươi, tương đương 400 – 500ml mỗi ngày. |
Cá hồi | 100g cung cấp khoảng 85g canxi | Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300g/tuần, 100g/bữa để giảm nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. |
Đậu rồng | 170g cung cấp khoảng 244mg canxi | Khoảng 100g/bữa ăn và 2 lần/tuần để kết hợp các loại thực phẩm khác. |
Protein
Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 100g protein mỗi ngày. Protein có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường vận chuyển oxy trong máu, cải thiện sức khỏe mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Một số thực phẩm giàu protein mẹ bầu nên tham khảo:
Thực phẩm | Hàm lượng protein | Lượng ăn |
Thịt nạc lợn | 100g thịt cung cấp 30g protein | Nên ăn khoảng 60 – 100g thịt/ngày |
Cá chép | 100g thịt cung cấp 30g | 1 tuần nên ăn 2 – 3 bữa, mỗi bữa khoảng 100g |
Đậu đỗ | 100 cung cấp 40g protein | Nên ăn khoảng 25 – 50g/ngày. |
Vitamin E
Trong giai đoạn 2 tháng đầu mang thai mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600IU vitamin E mỗi ngày. Vitamin E có tác dụng làm dày túi ối, dày niêm mạc tử cung, tránh trường hợp vỡ túi ối sớm gây nguy hiểm thai nhi và giảm tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
Một số món ăn có chứa nhiều vitamin E như:
Thực phẩm | Hàm lượng vitamin E | Lượng ăn |
Đậu phụ | 100g đậu phụ cung cấp 5,5mg vitamin E | Chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 bữa một tuần. Mỗi bữa khoảng 100g. Với sữa đậu nành mỗi ngày có thể uống 200ml. |
Quả bơ | 100g quả bơ cung cấp 4.1mg vitamin E | Chỉ nên ăn khoảng ½ quả bơ mỗi ngày |
Hạnh nhân | 100g cung cấp 26mg vitamin E | Mẹ bầu nên ăn khoảng 25 – 30g hạnh nhân mỗi ngày để đảm bảo hấp thu tối đa dinh dưỡng. |
Gừng giảm các cơn buồn nôn
Gừng có khả năng làm giảm co thắt ruột, ngăn ngừa chứng khó tiêu, đầy hơi đồng thời làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó có làm giảm cảm giác buồn nôn. Đây là lựa chọn an toàn của mẹ bầu để làm giảm buồn nôn, khó chịu trong tháng thứ 2 của thai kỳ.
Mẹ bầu có thể sử dụng gừng để chữa buồn nôn bằng cách rắc 1 ít muối lên miếng gừng tươi để ngậm hoặc nhỏ vài giọt chanh vào gừng xay nhuyễn rồi mạng ngậm. Đối với những mẹ bầu không ngậm được gừng tươi thì có thể xay gừng lấy nước ép, rồi cho 1 chút muối, chanh và 1 cốc nước để uống. Đây là cách vừa giúp mẹ bầu giảm nghén, vừa tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, để làm giảm triệu chứng buồn nôn ở giai đoạn này mẹ bầu nên: chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước kết hợp với vận động nhẹ nhàng,…
2.3 Tháng 3 – Đối phó với nghén nặng và chuẩn bị cho giai đoạn thai nhi phát triển nhanh
Bước sang tháng thứ 3, các bộ phận của thai nhi đã phát triển hoàn thiện hơn, hệ tuần hoàn và hệ tiết niệu cũng dần phát triển và hoàn thiện hơn trước. Cân nặng của thai vào khoảng 25g và chiều dài đầu mông đạt khoảng 8,7cm. Thông qua siêu âm hoặc thiết bị chuyên dụng bác sĩ đã có thể phát hiện được sự hình thành răng cũng như cơ quan sinh dục của thai nhi.
Trong tháng thứ 3 mẹ bầu vẫn phải đối phó với những cơn nghén nặng khiến cho mẹ cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn.
Bên cạnh những thực phẩm mẹ cần bổ sung ở những tháng trước đó, mẹ bầu cần tích cực bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin B6. Vitamin B6 có tác dụng kiểm soát cảm giác buồn nôn, khó chịu và ổn định đường huyết ở mẹ bầu, đồng thời có tác dụng tốt tới não và hệ thần kinh của thai nhi.
Những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B6 có thể kể tên như:
Thực phẩm | Hàm lượng vitamin B6 | Lượng ăn |
Ức gà | 100g cung cấp 0.81mg vitamin B6 | Chỉ nên ăn khoảng 100g/ngày |
Thịt bò | 100g gan bò cung cấp 0.5mg vitamin B6 | Chỉ nên ăn khoảng 70 – 100g/ngày. |
Chuối chín | 1 quả chuối cung cấp 0.4mg vitamin B6 | Nên ăn 1 – 2 quả chuối chín/ngày. |
*LƯU Ý: Trong quá trình chế biến các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B6 mẹ bầu cần chú ý:
- Đối với rau củ quả: Mẹ bầu nên ăn tươi, hạn chế ăn các loại đã qua chế biến như sấy, làm mứt hoặc cấp đông. Bởi vì, rau củ quả cấp đông sẽ bị mất khoảng 15% hàm lượng vitamin B6.
- Thực phẩm nên tránh: Mẹ bầu không nên chế biến những thực phẩm chứa vitamin B6 với thực phẩm giàu tính acid như cam, cà chua,… cùng với nhau. Thay vào đó, mẹ bầu nên nấu riêng để giữ được hàm lượng vitamin cao nhất.
Sau 3 tháng đầu mang thai, tình trạng ốm nghén giảm dần và mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Lúc này, về cơ bản thai nhi đã phát triển ổn định và nguy cơ sảy thai cũng đã giảm xuống.
3. Nguyên tắc ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thường bị các cơn ốm nghén “hành hạ” vì vậy ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của bà bầu gây cảm giác ăn uống không ngon miệng từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Để giảm thiểu tình trạng này trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần thực hiện các nguyên tắc uống sau:
- Mẹ bầu nên chia khẩu phần ăn 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
- Các bữa phụ nên bổ sung các thực phẩm giàu Cacbonhydrat như: ngũ cốc, các loại hạt, các loại trái cây.
- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp uống sữa ít béo, bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buối tối và buổi sáng, tinh bột cùng các thực phẩm cung cấp protein từ cá và thịt gà.
- Đảm bảo các bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm tránh gây giác chán ăn.
- Nên uống nước giữa các bữa ăn, không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu.
- Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
- Ngoài chế độ ăn uống bà bầu nên kết hợp việc tập thể dục nhẹ nhàng như yoga bà bầu, hít thở để giúp ăn ngon hơn, giảm tình trạng ốm nghén.
- Tạo thói quen ăn nhiều trái cây, rau xanh. Không nên ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn ngọt, đồ ăn nhanh.
4. Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng gì?
3 tháng đầu mang thai là giai đoạn nhạy cảm, vì thế mẹ bầu cần thận trọng trong chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh:
Nhóm đồ uống có cồn và cafein
Đồ uống có cồn và cafein đều là những chất kích thích có khả năng đào thải canxi trong cơ thể, làm giảm hấp thu sắt ở mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu sử dụng thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và có thể gây dị tật thai nhi: dị tật tim, xương cột sống, não nhỏ bất thường,… Đồ uống có cồn và cafein có trong: rượu, cà phê, trà xanh,…
Nhóm các loại hoa quả có nguy cơ gây sảy thai
Một số loại quả có thể làm tăng nguy cơ sảy thai như:
- Quả đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa chất papain làm phá hủy màng tế bào phôi thai đồng thời gây co thắt tử cung. Chính vì thế, bà bầu ăn đu đủ xanh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Quả dứa: Quả dứa có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm cổ tử cung, gây co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai. Để an toàn cho sức khỏe mẹ bầu nên sử dụng với một lượng nhỏ vào các tháng tiếp theo của thai kỳ.
- Mướp đắng: Trong mướp đắng có một số chất có thể gây độc như: uinine, saponic glycosides và morodicine,… những chất này không chỉ gây kích ứng cho mẹ bầu mà còn có thể gây ra những cơn co thắt tử cung và gây sảy thai.
Để tốt cho sức khỏe, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm, hoa quả, viên uống vitamin tổng hợp, sữa,…
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu có thêm gợi ý cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Mong rằng mẹ bầu sẽ có những lựa chọn thực phẩm phù hợp cho mỗi bữa ăn trong từng tháng mang thai để mẹ có nhiều sức khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
4/5 - (4 bình chọn)ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Từ khóa » đồ ăn Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu Cần Lưu ý Gì? - Medlatec
-
Mang Thai 3 Tháng đầu: Nên Và Không Nên ăn Gì? - Vinmec
-
Chế độ Dinh Dưỡng 3 Tháng đầu Thai Kỳ - Vinmec
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Nên ăn Gì để Vào Con? Các Bà Bầu Nên Biết
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Nên ăn Gì [Top 20 Món ăn Tốt Cho Thai Nhi]
-
9 Lưu ý Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua
-
Món Ngon Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu, Giữa, Cuối Tốt Cho Mẹ Và Bé - Eva
-
10 Món Bà Bầu Không Nên Bỏ Qua Trong 3 Tháng đầu - MarryBaby
-
9 Thực Phẩm Mẹ Bầu Nên Tránh Trong 3 Tháng đầu Thai Kỳ
-
Thực đơn “chuẩn” Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng đầu Mang Thai - Vinamilk
-
Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng đầu Nên ăn Gì để Thai Nhi Phát Triển Tốt
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai
-
Mang Thai Tháng Thứ 3 Nên ăn Gì để Bé Thông Minh, Mẹ Khỏe Mạnh?
-
Bà Bầu 3 Tháng đầu Nên ăn Gì/ Kiêng ăn Gì? [Giải đáp]