Bầu Lọc Catalytic Converter - Sửa Chữa Xe ô Tô

2/5 - (1 bình chọn)

Tóm tắt bài viết

  • Bầu lọc catalytic converter được áp dụng như thế nào?
  • I. Catalytic coverter là gì?
  • II. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bầu catalytic converter
    • 1. Cấu tạo của catalytic converter
      • a. Lớp xúc tác đầu tiên
      • b. Lớp xúc tác thứ hai
      • c. Lớp xúc tác thứ ba
    • 2. Nguyên lí hoạt động của catalytic converter
  • III. Những dấu hiệu về sự cố về bầu lọc catalytic converter và cách kiểm tra
    • 1. Những dấu hiệu về sự cố bầu lọc catalytic converter
    • 2. Kiểm tra bầu lọc khí thải – catalytic converter
      • a. Bộ xúc tác khí thải có thể bị tắc nghẽn
      • b. Nhiệt độ của bộ lọc khí thải
  • IV. Cách bảo vệ bộ xúc tác khí thải Catalytic converter

Bầu lọc catalytic converter được áp dụng như thế nào?

Ngày nay, ô tô đã là phương tiện đi lại phổ thông của mọi người bởi nó rất thuận tiện để di chuyển mang lại tính an toàn và hiệu quả cao. Nhưng đi kèm với nó là sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng không khí rất nghiêm trọng. Vì vậy, để hạn chế tối đa điều này, các nhà sản xuất ô tô đã nghiên cứu và chế tạo ra bầu lọc Catalytic converter (bộ lọc khí thải).

I. Catalytic coverter là gì?

Bộ xúc tác khí thải (hay bộ lọc khí thải) –  catalytic converter được biết tới là một bộ phần có nhiệm vụ làm giảm thiểu lượng độc hại trong khí thải mà ô tô thải ra như HC-hydrocacbon, CO, NOx…

Bầu Catalytic Converter là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe đời mới hiện nay, chúng được thiết kế rất chắc chắn và bền bỉ. Thế nhưng, bất kể bộ phận nào trên xe ô tô sau một thời gian dài sử dụng đều không tránh khỏi những trục trặc, và bạn cần phải vệ sinh Catalytic Converter để bộ phận này hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Bầu lọc

Bầu lọc catalytic converter

II. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bầu catalytic converter

1. Cấu tạo của catalytic converter

Bộ lọc khí thải có cấu trúc gồm 3 lớp cơ bản, đó là: Lớp xúc tác đầu tiên (the Reduction Catalyst), Lớp xúc tác oxy hóa (the Oxidization Catalyst), và hệ thống kiểm soát dòng khí thải.

Bộ lọc khí thải ô tô catalytic converter thường được cấu tạo gồm 3 lớp riêng biệt. Chúng có sự tương hỗ lẫn nhau cho khả năng trung hòa tốt các khí thải độc hại, giúp việc chuyển đổi những chất khí thải độc hại này thành những dạng khí thải với thành phần hóa học khác khác mang tới ít ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn.

Bộ lọc khí thải trên xe ô tô

Catalytic converter – Bộ lọc khí thải trên xe ô tô

a. Lớp xúc tác đầu tiên

Đây chính là lớp lọc đầu tiên của bộ trung hòa khí thải. Đặc biệt, nó sử dụng platinum và rhodium để làm giảm lượng khí NOx. Nếu khi một phân tử NO hay NO2 tiếp xúc với lớp xúc tác, khi đó các nguyên tử nitrogen sẽ bị tách ra khỏi phân tử và bám lại trên bề mặt của lớp xúc tác. Lúc này, các nguyên tử nitrogen sẽ kết hợp với nhau để tạo ra N2.

b. Lớp xúc tác thứ hai

Lớp xúc tác oxy hóa (The Oxidization Catalyst). Nó giúp làm giảm lượng hydrocarbon và carbon monoxide bằng cách đốt cháy (oxy hóa) chúng nhờ vào platinum và palladium. Lớp này có khả năng giúp CO và hydrocarbon phản ứng được với lượng oxy còn lại trong khí thải ra.

Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc biến các khí độc hại trở thành các chất khí không gây ảnh hưởng đến môi trường đó là oxy. Hơn nữa, lượng oxy này sẽ được điều chỉnh bởi máy tính.

c. Lớp xúc tác thứ ba

Hệ thống giúp kiểm soát dòng khí thải và sử dụng các thông tin này để có thể điều chỉnh được hệ thống phun nhiên liệu. Điểm đặc biệt, có một cảm biến không khí được gắn giữa bộ trung hòa khí cùng động cơ (gần động cơ hơn). Cảm biến này sẽ thông báo cho máy tính về lượng không khí còn xót lại trong khí thải ra.

2. Nguyên lí hoạt động của catalytic converter

Sau quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ, cho dù động cơ có tốt đến đâu thì vẫn tạo ra những hợp chất vô cùng độc hại như: Nox, CO, HC… Vậy nên, để loại bỏ được những chất độc hại này, bộ chuyển đổi xúc tác cần phải được trang bị một chiếc lõi lọc có dạng tổ ong.

Trên bề mặt được phủ một lớp kim loại quý để làm xúc tác cho những phản ứng khử cũng như oxy hóa được diễn ra một cách thuận tiện nhất trên bề mặt lõi lọc. Do đó, bề mặt lõi lọc phải có diện tích lớn để các quá trình phản ứng được diễn ra dễ dàng, cũng như ít tiêu hao lớp kim loại quý hơn.

III. Những dấu hiệu về sự cố về bầu lọc catalytic converter và cách kiểm tra

1. Những dấu hiệu về sự cố bầu lọc catalytic converter

Catalytic converter hư hỏng

Catalytic converter hư hỏng

  1. Công suất động cơ giảm đi đáng kể.
  2. Có mùi trứng thối quanh xe.
  3. Xuất hiện tiếng lộp bộp bên dưới xe.
  4. Xe ô tô chết máy khi chạy cầm chừng.
  5. Khói đen cũng là dấu hiệu cho sự tiêu hao nhiên liệu và bộ xúc tác gặp vấn đề.

Ngoài ra thì điều này có kéo theo nhiều vấn đề hư hỏng bầu lọc khí thải khác nữa…Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên bạn nên cho xe đến https://autotechvn.com/ để được kiểm tra, chẩn đoán được chính xác nhất.

2. Kiểm tra bầu lọc khí thải – catalytic converter

a. Bộ xúc tác khí thải có thể bị tắc nghẽn

Khi bộ lọc khí thải Catalytic Converter bị tắc nghẽn, hiệu suất của động cơ xe ô tô sẽ giảm do lượng khí thải lưu thông qua bầu lọc chậm hơn thông thường. Thậm chí, lượng khí thải này còn có thể dội ngược lại vào buồng đốt. Ngoài ra, tắc bầu Catalytic Converter sẽ khiến quá trình đốt cháy nhiên liệu không còn hiệu quả nữa.

Khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần phải kiểm tra bằng cách nới lỏng bộ xúc tác khí thải ra khỏi đường ống xả hoặc cổ góp xả của xe ô tô. Nếu như công suất của xe tăng lên đột ngột, thì có nghĩa bầu lọc đang bị tắc.

b. Nhiệt độ của bộ lọc khí thải

Nếu bầu Catalytic Converter giảm hiệu suất hay gặp vấn đề, đèn check engine sáng. Nếu bộ lọc khí thải hỏng thì sẽ xuất hiện mã lỗi P0420 – P0424. Lúc này, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của bộ xúc tác khí thải bằng nhiệt kế điện chuyên dụng theo các bước sau:

  • Khởi động xe và để động cơ chạy trong vòng khoảng 20 phút.
  • Đỗ trên bề mặt phẳng. Nếu nâng xe lên thì cần sử dụng con đội kê bên dưới.
  • Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ phía trước và sau của bộ xúc tác.

Nếu như nhiệt độ phía sau cao hơn nhiệt độ phía trước, thì nghĩa là bộ xúc tác khí thải Catalytic Converter vẫn hoạt động bình thường. 

IV. Cách bảo vệ bộ xúc tác khí thải Catalytic converter

Để giúp cho bộ xúc tác khí thải Catalytic converter luôn hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ cũng như tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế bộ lọc khí thải Catalytic converter thì hơn bao giờ hết bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh, chăm sóc bộ xúc tác khí thải Catalytic converter bằng cách:

– Thay thế bugi khi chúng bám muội than, hay bị ăn mòn các điện cực.

– Sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống đánh lửa

– Sử dụng dầu bôi trơn, nhiên liệu phù hợp với động cơ để tránh hiện tượng bám muội than

Thường xuyên bảo dưỡng ô tô để nhanh chóng phát hiện ra lỗi. Khắc phục sớm sẽ là điều tốt nhất đối với xế yêu của bạn.

Từ khóa » Bộ Lọc Khí Thải ô Tô