Bầu Thai đôi Thường Sinh ở Tuần Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
Mẹ sẽ phải sinh con trong bệnh viện nếu sinh đôi?
Nếu mang thai đôi, mẹ có cần sinh theo kế hoạch không?
Mẹ có cơ hội sinh thường không?
Mẹ sinh thường như thế nào?
Tại sao mẹ phải sinh mổ?
Mẹ nên làm gì để tránh sinh mổ?
Mẹ sẽ phải sinh con trong bệnh viện nếu sinh đôi?
Gần như tất cả phụ nữ mang thai đôi đều sinh con trong bệnh viện. Bác sĩ sản khoa khuyến khích mẹ sinh trong bệnh viện vì đây là nơi an toàn nhất. Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào hoàn cảnh và thai kỳ của mẹ như thế nào.
Thai đôi 37 tuần mổ được chưa?
Sinh theo kế hoạch chính là lựa chọn phổ biến để đảm bảo kiểm soát tốt thai kỳ và an toàn cho mẹ và con yêu.
Biện pháp khi chọn sinh theo kế hoạch là:
- Can thiệp chuyển dạ
- Sinh mổ
Bệnh viện là nơi duy nhất có thể giúp mẹ sinh theo hai cách trên.
Bác sĩ sản khoa sẽ đề nghị ngày chuyển dạ hoặc cho con được sinh bằng phương pháp sinh mổ. Những vấn đề như sinh mổ thai đôi, thai ba và thời gian tiến hành sẽ được cả mẹ và bác sĩ thống nhất trong đầu trong tam cá nguyệt thứ ba.
Bác sĩ sản khoa đề nghị ngày sinh em bé dựa trên sự phát triển của song thai và liệu cặp song thai có chung nhau thai (một hợp tử) hay có nhau thai riêng (hai hợp tử).
Mẹ cần sinh theo kế hoạch:
- Từ 37 tuần nếu là cặp song sinh hai hợp tử.
- Từ 36 tuần nếu là cặp song sinh một hợp tử.
- Sinh ba từ 35 tuần. Các bà mẹ sinh ba sẽ được dùng một liều steroid, giúp phổi của bé phát triển trước khi được sinh ra.
Những em bé có nhau thai chung cần được sinh tại bệnh viện để có được sự chăm sóc kỹ lưỡng nhất ngay từ đầu. Ngay cả khi cặp song sinh có nhau thai riêng thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây khó khăn cho việc sinh nở.
Chảy máu sau sinh là hiện tượng phổ biến ở các mẹ. Do đó, việc chọn sinh tại bệnh viện không chỉ đảm bảo an toàn cho con yêu mà còn giúp mẹ điều trị những biến chứng sau sinh.
Gần 50% các cặp sinh đôi và gần như tất cả các bé sinh ba cần được chăm sóc đặc biệt sau sinh.
Quyết định cuối cùng là ở mẹ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có lựa chọn đúng đắn nhất mẹ nhé!
Nếu mang thai đôi, mẹ có cần sinh theo kế hoạch không?
Tuy các bệnh viện có các quy định và chính sách riêng, mẹ là người quyết định sinh con ở đâu và khi nào.
Nếu thai kỳ không có biến chứng và các con không chung nhau thai, mẹ có thể chuyển dạ tự nhiên, lựa chọn sinh tại bệnh viện tư hoặc bệnh viện công.
Tuy nhiên, sinh theo kế hoạch là lựa chọn an toàn nhất, giảm nguy cơ một hoặc cả hai bé chết lưu. Những yếu tố cần xem xét để lựa chọn kế hoạch sinh nở bao gồm:
- Sức khỏe thai kỳ của mẹ có tốt không?
- Mẹ có muốn sử dụng biện pháp can thiệp trong chuyển dạ?
- Có cần thiết phải sinh mổ?
Nếu quyết định sinh thường, mẹ cần phải kiểm tra hàng tuần để đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh, sẵn sàng chuẩn bị cho chuyển dạ.
Mẹ có cơ hội sinh thường không?
Nếu cả hai bé đều phát triển tốt và mẹ không bị biến chứng thai kỳ thì mẹ có thể sinh thường. Khoảng bốn trong số 10 cặp song sinh được sinh thường.
Một số bệnh viện bắt buộc mẹ sinh mổ nếu mang thai đôi cùng trứng chung nhau thai.
Mẹ cũng nên hỏi kỹ về những rủi ro và lợi ích của việc sinh thường, đặc biệt là với trường hợp của mẹ.
Ngôi thai của bé đầu tiên sẽ ảnh hưởng lớn đến phương pháp sinh nở. Nếu con ở ngôi thai thuận, mẹ có thể sinh thường. Bé thứ hai cũng có thể được sinh thường. Khi bé đầu tiên được lấy ra, sẽ có nhiều không gian hơn tử cung.
Nên dù bé thứ hai có ở ngôi mông hoặc nằm ngang cổ tử cung, bác sĩ cũng có thể đưa bé vào ngôi thai thuận bằng cách sờ nắn bụng mẹ (xoay thai ngoài, ECV) hay đưa tay vào cổ tử cung để di chuyển trực tiếp.
Thường thì các lần xoay tư thế đều thành công. Tỷ lệ bé thứ hai cần được sinh mổ chưa đến 5%
Mẹ sinh thường như thế nào?
Có thể sẽ có nhiều chuyên gia y tế trong phòng sinh hơn, gồm hai y tá, một bác sĩ sản khoa để tiện chăm sóc các em bé sau khi chào đời. Y tá sẽ cho mẹ dùng liều giảm đau như khí cười (nitơ oxit) hoặc thuốc pethidine.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng cũng có thể được áp dụng, giúp giảm đau nhanh chóng trong trường hợp cần cắt tầng sinh môn, dùng kẹp, giác hút hoặc phải mổ lấy thai sau đó.
Do đó, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ về các lựa chọn giảm đau cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi không thể đoán trước được điều gì trong quá trình chuyển dạ và sinh nở nên bác sĩ sẽ phải phản ứng nhanh để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu sinh thường sẽ có nhiều nguy hiểm
Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ theo dõi thai nhi bằng máy theo dõi tim thai (EFM).
Y tá sẽ thắt đai có các dây cảm biến xung quanh bụng mẹ đo nhịp tim của bé, cường độ và tần suất các cơn co thắt của mẹ. Mẹ cần phải dùng hai đai để xác định nhịp tim của cả hai bé.
Khi mẹ vỡ ối, đồng thời bác sĩ có thể nhìn thấy đầu bé ở cổ tử cung đang mở rộng ra, bác sĩ sẽ gắn một sợi dây còn có tên gọi là điện cực da đầu thai lên đỉnh đầu bé để đo chính xác nhịp tim.
Khi mẹ đã sẵn sàng rặn đẻ, bác sĩ sẽ chuyển mẹ đến phòng phẫu thuật nếu cần thực hiện rạch tầng sinh môn hay sự hỗ trợ của kẹp Forceps và giác hút. Một số bệnh viện thực hiện các ca sinh trong phòng phẫu thuật. Trong trường hợp không may cần phải sinh mổ thì mẹ cũng không cần di chuyển nữa.
Khi ra bé thứ nhất, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của bé thứ hai bằng cách:
- Sờ bụng
- Xin kiểm tra âm đạo
- Tiến hành siêu âm
Nếu bé thứ hai có vị trí thuận lợi, bác sĩ sẽ chọc vỡ ối. Quá trình lấy thai này diễn ra rất nhanh so với lần sinh đầu tiên, vì cổ tử cung đã mở hoàn toàn.
Nếu các cơn co thắt dừng lại sau khi sinh bé đầu tiên, y tá sẽ thêm hormone vào dịch truyền để giúp mẹ bắt đầu co thắt tiếp.
Sau khi sinh, nhau thai sẽ ra ngoài, cũng chính là giai đoạn thứ ba của chuyển dạ. Để đẩy nhanh quá trình này, y tá sẽ tiêm thuốc giúp tử cung co bóp mạnh để đẩy nhau thai ra ngoài.
Y tá sẽ tiêm vào đùi hoặc qua đường truyền tĩnh mạch, ngay sau khi mẹ sinh bé thứ hai, giúp hạn chế tình trạng chảy máu sau sinh vì mẹ có nguy cơ gặp phải biến chứng này cao hơn nếu có nhau thai lớn và mang song thai.
Việc cắt dây rốn không cần phải thực ngay sau khi bé chào đời dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Điều này mang lại lợi ích tuyệt vời cho con yêu vì bé sẽ có thêm thời gian để nhận được nhiều máu hơn từ nhau thai.
Tại sao mẹ phải sinh mổ?
Mẹ bắt buộc phải sinh mổ trong trường hợp nhau thai lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung (biến chứng nhau tiền đạo).
Ngoài ra, bác sĩ khuyến khích mẹ sinh mổ nếu:
- Đã từng sinh mổ trước đó.
- Đã từng khó sinh.
- Mắc biến chứng thai kỳ như một hoặc cả cặp song sinh không phát triển bình thường.
- Nếu song thai chung nhau thai và túi ối (MCMA), nên sinh mổ vì có nguy cơ bị quấn dây rốn khi sinh thường.
Mẹ có thể chuyển dạ, nhưng vẫn cần phải sinh mổ ngoài kế hoạch nếu gặp phải một trong những vấn đề sau:
- Chuyển dạ phức tạp, ngôi thai không thuận lợi
- Một hoặc cả hai bé xảy ra vấn đề (suy thai) trong khi chuyển dạ
- Chuyển dạ không tích cực
- Khó sinh thường do mắc huyết áp cao hoặc tiền sản giật
- Sa dây rốn
Mẹ nên làm gì để tránh sinh mổ?
Mẹ hãy cố gắng duy trì cân nặng và sức khỏe ổn định bằng chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi.
Chế độ tập luyện với những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng đem đến nhiều lợi ích cho giai đoạn chuyển dạ.
Khi mẹ chuyển dạ, hãy cố gắng nhất có thể để quá trình này diễn ra một cách tích cực, hạn chế nguy cơ phải mổ lấy thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu đa thai có thể gặp khó khăn nhất định trong chuyện đi lại do các thiết bị theo dõi thai nhi. Những thiết bị này ở một số bệnh viện có thể di chuyển được tạo điều kiện để mẹ đi lại thường xuyên hơn.
Có chồng giúp đỡ trong khi chuyển dạ cũng có thể làm giảm khả năng sinh mổ ngoài ý muốn. Mẹ sẽ cần được hỗ trợ tích cực từ lúc bắt đầu chuyển dạ, do đó hãy nhờ chồng, bạn bè, họ hàng giúp đỡ nhé.
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Chia sẻ link bài viết: Sao chép tới clipboardSao chép Tags: Mang thai đôi Mang đa thaiBài viết cùng chuyên mục
-
Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai đôi, thai ba
-
Sự phát triển của song thai theo tuần: 20 tuần
-
Những yếu tố tăng khả năng mang song thai
-
Mẹ bầu song thai cần chuẩn bị gì khi đi sinh?
-
20 điều tuyệt vời khi mẹ có một cặp song sinh
Bài mới nhất
-
20+ cách giảm nghén ‘thần kỳ’ giúp bà bầu khỏe mạnh
-
Cẩn thận khi nghén nôn ra máu: Đây là nguyên nhân và cách xử lý khẩn cấp!
-
Sự thật thú vị khi nghén chua - mẹ bầu nghén chua sinh con trai hay gái?
-
Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Hãy làm thế này để sữa thơm và đặc trở lại!
-
Lịch livestream miễn phí tháng 01/2025 của Giảng viên POH
Khoá học POH
- POH Thai giáo 280 ngày yêu thương
- POH Easy One (0-1 tuổi): Giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ ngủ 8 tiếng/đêm
- POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển não bô, vận động, ngôn ngữ toàn diện và vượt trội
- POH Poti (0-6 tuổi): Giúp tối ưu EQ, IQ con bằng Kỷ luật tích cực
Nhiều người đọc nhất
-
Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0–12 tháng tuổi)
-
Thời điểm vàng để trẻ sơ sinh uống nước dừa
-
Bảng sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi
-
9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ
-
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không đơn giản như mẹ nghĩ
Chuyên mục liên quan
- Trẻ sơ sinh
- Giáo dục từ sớm trẻ 0-1 tuổi
Tải app "POH Thai giáo & Nuôi dạy con" ngay hôm nay
POH hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh giải quyết các vấn đề của con trẻ ở các giai đoạn khác nhau, để nuôi dạy con khôn lớn, nên người.
Điện thoại: 0866 086 569
Email: phucvu@poh.vn
Văn phòng làm việc: Số 28, Ngõ 4 Quân Ngựa, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Bài mới nhất
- 20+ cách giảm nghén ‘thần kỳ’ giúp bà bầu khỏe mạnh
- Cẩn thận khi nghén nôn ra máu: Đây là nguyên nhân và cách xử lý khẩn cấp!
- Sự thật thú vị khi nghén chua - mẹ bầu nghén chua sinh con trai hay gái?
- Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Hãy làm thế này để sữa thơm và đặc trở lại!
- Lịch livestream miễn phí tháng 01/2025 của Giảng viên POH
Đọc nhiều nhất
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0–12 tháng tuổi)
- Thời điểm vàng để trẻ sơ sinh uống nước dừa
- Bảng sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi
- 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ
- Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không đơn giản như mẹ nghĩ
Khóa học POH
- POH Thai giáo 280 ngày yêu thương
- POH Easy One (0-1 tuổi): Giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ ngủ 8 tiếng/đêm
- POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển não bô, vận động, ngôn ngữ toàn diện và vượt trội
- POH Poti (0-6 tuổi): Giúp tối ưu EQ, IQ con bằng Kỷ luật tích cực
Cùng chuyên mục
- Bầu
- Thai giáo
- Thai Giáo 280 Ngày Yêu Thương
- Kiến Thức Thai Kỳ
- Dinh Dưỡng Thai Kỳ
- Sự phát triển của thai nhi
- Thay đổi cơ thể mẹ bầu qua các tuần thai
- Các Mẹ nói gì về Thai Giáo 280 Ngày Yêu Thương
- Thai máy - Cử động của thai nhi trong bụng mẹ
- Tập luyện trong thai kỳ
- Siêu âm và xét nghiệm trong thai kỳ
- Chuyển dạ và sinh đẻ
- Quan hệ và tâm trạng mẹ bầu khi mang thai
- Phong cách và chuyện làm đẹp trong thai kỳ
- Giấc ngủ bà bầu
Từ khóa » Sinh đôi ở Tuần 37
-
37 Tuần Tuổi Thai Là Thời điểm Tốt Nhất để Sinh đôi - Hosrem
-
Mang Song Thai 37 Tuần, Mẹ Nên Lưu ý Những Gì? - MarryBaby
-
Mang Thai Sinh đôi Thường Sinh ở Tuần Nào? | Vinmec
-
Sinh Con ở Tuần 37 Có Sao Không?
-
Mang Thai đôi 37 Tuần, Mẹ Bầu Vượt Cạn An Toàn Bằng Sinh Mổ
-
Mang Song Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Sinh? Mẹ Bầu Có Nên Chọn Sinh ...
-
Sinh đôi Sau 37 Tuần Làm Giảm Tỷ Lệ Thai Chết Lưu
-
Phụ Nữ Mang Thai đôi Nên Sinh Vào Tuần Thứ 37
-
Có Nên Sinh Mổ ở Tuần 37 Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thai Nhi 37 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Mẹ Và ...
-
Sinh đa Thai - Huggies
-
Thai Nhi 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào? | Huggies
-
Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 37 Mẹ Cần Biết | TCI Hospital
-
Thai 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào Và Mẹ Cần Lưu ý Gì?